Ủy ban Chứng khoán có quyền điều tra: Vẫn trái chiều quan điểm
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị Quốc hội sớm quyết định ngay tại kỳ họp này
Lâu nay nếu muốn truy tố tội nội gián trong giao dịch chứng khoán là rất khó, nhưng nếu giao cho Ủy ban Chứng khoán điều tra một số công đoạn thì hoàn toàn có cơ sở để truy tố, đại biểu Trần Du Lịch góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), chiều 17/6.
Với dự án luật này, cơ quan soạn thảo luật đề nghị bổ sung kiểm ngư, thuế, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Nhưng đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án luật - đề nghị cơ bản giữ phạm vi các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như quy định hiện hành. Chỉ bổ sung cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, xử lý loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
Quan điểm của các vị đại biểu cũng còn khác nhau.
Theo đại biểu Giàng Thị Bình việc mở rộng diện cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như cơ quan thuế, kiểm ngư, Ủy ban Chứng khoán là không hợp lý và không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.
Đại biểu Lê Dân Khiết cũng cho rằng không mở rộng diện cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là phù hợp, nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của hoạt động điều tra.
Không tán thành mở rộng, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy nêu lý do việc thu thập chứng cứ ban đầu, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, bảo vệ vật chứng, bảo vệ hiện trường là rất quan trọng có vai trò quyết định tính khách quan tạo lập chứng cứ trong hoạt động tố tụng nên cần phải có tính chuyên nghiệp cao và được đào tạo một cách bài bản.
Việc mở rộng giao cho các cơ quan không chuyên trách, dễ dẫn đến sai sót, làm oan sai, vi phạm quyền con người và quyền công dân, đại biểu Thủy nhấn mạnh.
Hơn nữa, trên thực tế trong những năm qua, các cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra cũng mới tham gia điều tra, số lượng án còn rất ít so với số lượng các vụ án hình sự được điều tra, truy tố, xét xử hàng năm.
Mặt khác, các nhiệm vụ có liên quan đến kiểm ngư, thuế đã có các cơ quan cảnh sát biển, hải quan đảm nhận. Ủy ban Chứng khoán đã có trụ sở ở các tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế - xã hội lớn, mà nơi đó đã có nhiều các cơ quan điều tra hình sự, đại biểu này phân tích.
Nhưng một số vị khác lại không nghĩ như vậy. Đồng tình mở rộng như dự thảo luât, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng các cơ quan như kiểm ngư, thuế, Ủy ban Chứng khoán có chuyên môn sâu nên việc tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ mang lại hiệu qủa.
Cũng ủng hộ trao quyền cho các cơ quan kiểm ngư, thuế, Ủy ban Chứng khoán tiến hành một số hoạt động điều tra, song đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần quy định rõ là được điều tra những công đoạn nào.
Tức là những cơ quan này chỉ được làm cái gì luật cho chứ không giẫm chân cơ quan điều tra khác, ông Lịch giải thích.
Bổ sung quyền điều tra cho các cơ quan này là rất tốt, cũng không làm tăng biên chế, không có lý do gì mà cấm, đại biểu Bùi Văn Xuyền cũng đồng tình.
Vì quy định mở rộng quyền điều tra cho các cơ quan nói trên có liên thông với một số luật khác nên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quốc hội sớm quyết định ngay tại kỳ họp này, chứ không chờ đến khi thông qua toàn bộ dự thảo bộ luật vào kỳ họp sau của Quốc hội.
Với dự án luật này, cơ quan soạn thảo luật đề nghị bổ sung kiểm ngư, thuế, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Nhưng đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án luật - đề nghị cơ bản giữ phạm vi các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như quy định hiện hành. Chỉ bổ sung cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, xử lý loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
Quan điểm của các vị đại biểu cũng còn khác nhau.
Theo đại biểu Giàng Thị Bình việc mở rộng diện cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như cơ quan thuế, kiểm ngư, Ủy ban Chứng khoán là không hợp lý và không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.
Đại biểu Lê Dân Khiết cũng cho rằng không mở rộng diện cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là phù hợp, nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của hoạt động điều tra.
Không tán thành mở rộng, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy nêu lý do việc thu thập chứng cứ ban đầu, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, bảo vệ vật chứng, bảo vệ hiện trường là rất quan trọng có vai trò quyết định tính khách quan tạo lập chứng cứ trong hoạt động tố tụng nên cần phải có tính chuyên nghiệp cao và được đào tạo một cách bài bản.
Việc mở rộng giao cho các cơ quan không chuyên trách, dễ dẫn đến sai sót, làm oan sai, vi phạm quyền con người và quyền công dân, đại biểu Thủy nhấn mạnh.
Hơn nữa, trên thực tế trong những năm qua, các cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra cũng mới tham gia điều tra, số lượng án còn rất ít so với số lượng các vụ án hình sự được điều tra, truy tố, xét xử hàng năm.
Mặt khác, các nhiệm vụ có liên quan đến kiểm ngư, thuế đã có các cơ quan cảnh sát biển, hải quan đảm nhận. Ủy ban Chứng khoán đã có trụ sở ở các tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế - xã hội lớn, mà nơi đó đã có nhiều các cơ quan điều tra hình sự, đại biểu này phân tích.
Nhưng một số vị khác lại không nghĩ như vậy. Đồng tình mở rộng như dự thảo luât, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng các cơ quan như kiểm ngư, thuế, Ủy ban Chứng khoán có chuyên môn sâu nên việc tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ mang lại hiệu qủa.
Cũng ủng hộ trao quyền cho các cơ quan kiểm ngư, thuế, Ủy ban Chứng khoán tiến hành một số hoạt động điều tra, song đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cần quy định rõ là được điều tra những công đoạn nào.
Tức là những cơ quan này chỉ được làm cái gì luật cho chứ không giẫm chân cơ quan điều tra khác, ông Lịch giải thích.
Bổ sung quyền điều tra cho các cơ quan này là rất tốt, cũng không làm tăng biên chế, không có lý do gì mà cấm, đại biểu Bùi Văn Xuyền cũng đồng tình.
Vì quy định mở rộng quyền điều tra cho các cơ quan nói trên có liên thông với một số luật khác nên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quốc hội sớm quyết định ngay tại kỳ họp này, chứ không chờ đến khi thông qua toàn bộ dự thảo bộ luật vào kỳ họp sau của Quốc hội.