Triều Tiên có dễ học mô hình kinh tế Việt Nam?
Triều Tiên thiếu những nền tảng cải cách mà Việt Nam có trước đây
Trước những tín hiệu cải cách kinh tế mà Triều Tiên vừa phát đi, một số chuyên gia quốc tế cho rằng, Bình Nhưỡng nên học theo cách làm của Việt Nam. Tuy nhiên, Triều Tiên lại thiếu những nền tảng cải cách mà Việt Nam có trước đây.
Sau bài phát biểu năm mới cách đây ít lâu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một số tờ báo của Đức cho rằng, bài phát biểu này có ý nghĩa nhiều hơn những lời hứa suông. Nhận định trên tờ Frankfurter Allgemeine, ông ôngWerner Pfenning, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Berlin cho rằng, Triều Tiên sẽ bắt đầu những thay đổi trong năm nay.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Việt Nam là một mô hình hiện đại hóa kinh tế đáng để Triều Tiên học theo. “Nếu Triều Tiên muốn học theo kinh nghiệm của một nước khác, thì họ nên học theo Việt Nam. Các đặc khu kinh tế của Triều Tiên theo mô hình của Trung Quốc mới chỉ đạt được thành công hạn chế”, ông Pfennig nói.
Bên cạnh đó, theo ông Pfennig, phía Triều Tiên tin rằng, Việt Nam áp dụng một chính sách kinh tế trong đó, Việt Nam giữ vai trò kiểm soát trong quan hệ với các đối tác, và điều này làm nên sức hấp dẫn của mô hình Việt Nam đối với Triều Tiên.
Theo trang DW, ông Gerhard Will, chuyên gia về châu Á thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, nhận định, sự phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên hai chính sách chính. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đưa ra những sáng kiến để tự do hóa thị trường tới một mức độ nhất định, ban đầu là nông nghiệp, tiếp theo là kinh tế hộ gia đình, và cuối cùng là những công ty lớn hơn. Thứ hai, Việt Nam mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã khôn ngoan hơn nhiều trong việc nhận diện các cơ hội quốc tế và có đầu óc kinh tế hơn so với Triều Tiên”, ông Will nhận xét.
Sau khi đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới.
Trong khi đó, Triều Tiên vẫn miệt mài theo đuổi chương trình hạt nhân gây tranh cãi và chính sách kinh tế biệt lập. Nền kinh tế Triều Tiên gần như “bất động” trong thập niên 1990. Cho tới nay, nước này vẫn chưa sản xuất đủ lương thực cho người dân và phải cần tới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nga.
Mặc dù vậy, hai chuyên gia Will và Pfennig đều cho rằng, Triều Tiên khó mà thành công được cho dù họ đi theo mô hình của Trung Quốc hay Việt Nam. Theo ông Will, những điều kiện cơ bản để cải cách hiện nay ở Triều Tiên không được như ở Trung Quốc hay Việt Nam trước kia.
“Triều Tiên thiếu nền tảng về nông nghiệp để từ đó tạo động lực ban đầu cho cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam”, ông Pfennig nhận xét.
Một vấn đề khác là Triều Tiên quá biệt lập. Theo ông Will, Bình Nhưỡng không có được những đồng minh cần thiết. Bên cạnh đó, khác với Trung Quốc và Việt Nam, Triều Tiên không có số kiều dân lớn ở nước ngoài để gửi kiều hối về nước.
“Những người Trung Quốc và Việt Nam ở nước ngoài chính là những người đã thúc đẩy sự kết nối giữa hai nước này với thị trường thế giới trong giai đoạn đầu cải cách”, ông Will nói.
Còn theo quan điểm của ông Pfennig, giải pháp trên chính bán đảo liên Triều có vẻ như nhiều hứa hẹn hơn bất kỳ một mô hình nào khác. Đó chính là mô hình đặc khu kinh tế Keasong nằm ở phía Tây Nam của Triều Tiên. Hiện có khoảng 50.000 người Triều Tiên làm việc ở đây dưới sự quản lý của người Hàn Quốc. Đến nay, mô hình này đã khá thành công.
Sau bài phát biểu năm mới cách đây ít lâu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một số tờ báo của Đức cho rằng, bài phát biểu này có ý nghĩa nhiều hơn những lời hứa suông. Nhận định trên tờ Frankfurter Allgemeine, ông ôngWerner Pfenning, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Berlin cho rằng, Triều Tiên sẽ bắt đầu những thay đổi trong năm nay.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Việt Nam là một mô hình hiện đại hóa kinh tế đáng để Triều Tiên học theo. “Nếu Triều Tiên muốn học theo kinh nghiệm của một nước khác, thì họ nên học theo Việt Nam. Các đặc khu kinh tế của Triều Tiên theo mô hình của Trung Quốc mới chỉ đạt được thành công hạn chế”, ông Pfennig nói.
Bên cạnh đó, theo ông Pfennig, phía Triều Tiên tin rằng, Việt Nam áp dụng một chính sách kinh tế trong đó, Việt Nam giữ vai trò kiểm soát trong quan hệ với các đối tác, và điều này làm nên sức hấp dẫn của mô hình Việt Nam đối với Triều Tiên.
Theo trang DW, ông Gerhard Will, chuyên gia về châu Á thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, nhận định, sự phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên hai chính sách chính. Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đưa ra những sáng kiến để tự do hóa thị trường tới một mức độ nhất định, ban đầu là nông nghiệp, tiếp theo là kinh tế hộ gia đình, và cuối cùng là những công ty lớn hơn. Thứ hai, Việt Nam mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã khôn ngoan hơn nhiều trong việc nhận diện các cơ hội quốc tế và có đầu óc kinh tế hơn so với Triều Tiên”, ông Will nhận xét.
Sau khi đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới.
Trong khi đó, Triều Tiên vẫn miệt mài theo đuổi chương trình hạt nhân gây tranh cãi và chính sách kinh tế biệt lập. Nền kinh tế Triều Tiên gần như “bất động” trong thập niên 1990. Cho tới nay, nước này vẫn chưa sản xuất đủ lương thực cho người dân và phải cần tới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nga.
Mặc dù vậy, hai chuyên gia Will và Pfennig đều cho rằng, Triều Tiên khó mà thành công được cho dù họ đi theo mô hình của Trung Quốc hay Việt Nam. Theo ông Will, những điều kiện cơ bản để cải cách hiện nay ở Triều Tiên không được như ở Trung Quốc hay Việt Nam trước kia.
“Triều Tiên thiếu nền tảng về nông nghiệp để từ đó tạo động lực ban đầu cho cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam”, ông Pfennig nhận xét.
Một vấn đề khác là Triều Tiên quá biệt lập. Theo ông Will, Bình Nhưỡng không có được những đồng minh cần thiết. Bên cạnh đó, khác với Trung Quốc và Việt Nam, Triều Tiên không có số kiều dân lớn ở nước ngoài để gửi kiều hối về nước.
“Những người Trung Quốc và Việt Nam ở nước ngoài chính là những người đã thúc đẩy sự kết nối giữa hai nước này với thị trường thế giới trong giai đoạn đầu cải cách”, ông Will nói.
Còn theo quan điểm của ông Pfennig, giải pháp trên chính bán đảo liên Triều có vẻ như nhiều hứa hẹn hơn bất kỳ một mô hình nào khác. Đó chính là mô hình đặc khu kinh tế Keasong nằm ở phía Tây Nam của Triều Tiên. Hiện có khoảng 50.000 người Triều Tiên làm việc ở đây dưới sự quản lý của người Hàn Quốc. Đến nay, mô hình này đã khá thành công.