Triều Tiên muốn mở cửa ngay trong năm 2013?
Bình Nhưỡng không định theo cách của Trung Quốc, mà quan tâm tới mô hình mở cửa của Việt Nam
Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức số ra mới đây cho biết, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang có kế hoạch mở cửa nền kinh tế ngay trong năm 2013, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào đây.
Báo trên cho biết, giới lãnh đạo nước này đang mời các luật sư và chuyên gia kinh tế của Đức nhằm giúp cố vấn cho Triều Tiên trong vấn đề mở cửa. Một chuyên gia kinh tế được tham gia các cuộc thảo luận cho hay, "họ đã nói với tôi rằng, họ đang có một kế hoạch tổng thể, Bình Nhưỡng muốn mở cửa ngay trong năm nay".
Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức không tiết lộ danh tính của vị chuyên gia kinh tế này, nhưng cho biết ông ta hiện đang làm việc tại một trường đại học rất danh tiếng của Đức và đã từng cố vấn cho nhiều chính phủ châu Á trong các kế hoạch cải cách và phát triển kinh tế.
Nhà kinh tế trên cho hay, trước tiên Triều Tiên muốn đổi mới các bộ luật liên quan tới đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không định theo mô hình thiết lập các đặc khu kinh tế như Trung Quốc, mà quan tâm tới mô hình mở cửa của Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp nhất định được lựa chọn để tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
Một tờ báo khác cũng của Đức là Spiegel nhận định, nếu thông tin trên là xác thực và Triều Tiên tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, thì đây sẽ là một bước ngoặt mang tính cách mạng của quốc gia vốn gần như tách biệt với cả thế giới trong nhiều thập niên qua này.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng đây là tin đúng, bởi lẽ trong diễn văn năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-Un tuyên bố, 2013 sẽ là một năm có những phát minh và thay đổi lớn với bước ngoặt mạnh mẽ và chấm dứt đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, có thể dẫn tới việc chấm dứt sự chia cắt và tái thống nhất đất nước.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cũng đã nhấn mạnh tới việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong năm 2013. Ông kêu gọi người dân Triều Tiên “xây dựng người khổng lồ kinh tế”, nói thêm rằng nhiệm vụ cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ là một ưu tiên trong năm nay.
Năm ngoái, dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-Un, Triều Tiên cũng đã có nhiều sự thay đổi trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhưng người dân ở nông thôn vẫn đang chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Hồi tháng 9 năm 2012, có tin cho biết Triều Tiên đang có những bước đi lớn trong nông nghiệp. Cụ thể, Triều Tiên có kế hoạch cho phép nông dân giữ lại nhiều sản phẩm hơn nhằm thúc đẩy sản lượng nông nghiệp. Biện pháp này nhằm làm tăng nguồn cung, góp phần ngăn chặn giá lương thực tăng cao và giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng ở nước này.
“Nông dân sẽ có động lực lớn hơn trong việc trồng cây lương thực. Họ có thể giữ lại và bán ra thị trường từ 30 - 50% sản lượng thu hoạch tùy theo từng vùng”, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin thân cận với Bình Nhưỡng và Bắc Kinh cho hay. Hiện tại hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của nông dân Triều Tiên đều phải bán cho chính phủ theo một mức giá thấp hơn nhiều giá thị trường.
Theo báo Frankfurter Allgemeine, có nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Triều Tiên ủng hộ việc mở cửa nền kinh tế để đón nhận đầu tư từ những công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Cho tới nay, đối tác thương mại chính của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Trung Quốc.
Báo trên cho biết, giới lãnh đạo nước này đang mời các luật sư và chuyên gia kinh tế của Đức nhằm giúp cố vấn cho Triều Tiên trong vấn đề mở cửa. Một chuyên gia kinh tế được tham gia các cuộc thảo luận cho hay, "họ đã nói với tôi rằng, họ đang có một kế hoạch tổng thể, Bình Nhưỡng muốn mở cửa ngay trong năm nay".
Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức không tiết lộ danh tính của vị chuyên gia kinh tế này, nhưng cho biết ông ta hiện đang làm việc tại một trường đại học rất danh tiếng của Đức và đã từng cố vấn cho nhiều chính phủ châu Á trong các kế hoạch cải cách và phát triển kinh tế.
Nhà kinh tế trên cho hay, trước tiên Triều Tiên muốn đổi mới các bộ luật liên quan tới đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không định theo mô hình thiết lập các đặc khu kinh tế như Trung Quốc, mà quan tâm tới mô hình mở cửa của Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp nhất định được lựa chọn để tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
Một tờ báo khác cũng của Đức là Spiegel nhận định, nếu thông tin trên là xác thực và Triều Tiên tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, thì đây sẽ là một bước ngoặt mang tính cách mạng của quốc gia vốn gần như tách biệt với cả thế giới trong nhiều thập niên qua này.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng đây là tin đúng, bởi lẽ trong diễn văn năm mới, nhà lãnh đạo Kim Jong-Un tuyên bố, 2013 sẽ là một năm có những phát minh và thay đổi lớn với bước ngoặt mạnh mẽ và chấm dứt đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, có thể dẫn tới việc chấm dứt sự chia cắt và tái thống nhất đất nước.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cũng đã nhấn mạnh tới việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong năm 2013. Ông kêu gọi người dân Triều Tiên “xây dựng người khổng lồ kinh tế”, nói thêm rằng nhiệm vụ cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ là một ưu tiên trong năm nay.
Năm ngoái, dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-Un, Triều Tiên cũng đã có nhiều sự thay đổi trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhưng người dân ở nông thôn vẫn đang chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Hồi tháng 9 năm 2012, có tin cho biết Triều Tiên đang có những bước đi lớn trong nông nghiệp. Cụ thể, Triều Tiên có kế hoạch cho phép nông dân giữ lại nhiều sản phẩm hơn nhằm thúc đẩy sản lượng nông nghiệp. Biện pháp này nhằm làm tăng nguồn cung, góp phần ngăn chặn giá lương thực tăng cao và giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng ở nước này.
“Nông dân sẽ có động lực lớn hơn trong việc trồng cây lương thực. Họ có thể giữ lại và bán ra thị trường từ 30 - 50% sản lượng thu hoạch tùy theo từng vùng”, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin thân cận với Bình Nhưỡng và Bắc Kinh cho hay. Hiện tại hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của nông dân Triều Tiên đều phải bán cho chính phủ theo một mức giá thấp hơn nhiều giá thị trường.
Theo báo Frankfurter Allgemeine, có nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Triều Tiên ủng hộ việc mở cửa nền kinh tế để đón nhận đầu tư từ những công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Cho tới nay, đối tác thương mại chính của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Trung Quốc.