Triều Tiên loại bỏ Choco Pie để ngăn “văn hóa tư bản”
Động thái này nhằm ngăn chặn sự lan rộng của “văn hóa tư bản” và thúc đẩy doanh số cho các nhà sản xuất bánh gạo trong nước
Nhà chức trách Triều Tiên đã yêu cầu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp liên Triều Kaesong dùng bánh gạo do nước này sản xuất thay cho bánh Choco Pie của Hàn Quốc để phát cho công nhân Triều Tiên làm việc tại đây.
Trang RFA cho biết, mục đích của yêu cầu này là nhằm ngăn chặn sự lan rộng của “văn hóa tư bản” và thúc đẩy doanh số cho các nhà sản xuất bánh gạo trong nước.
Theo trang này, gần đây Triều Tiên đã bắt đầu cung cấp bánh keongdanseoulgi, “phiên bản” làm bằng gạo của loại bánh Hàn Quốc Choco Pie, để phát cho các công nhân nước này làm việc ở khu Kaesong.
“Ảnh hưởng của 5-6 triệu bánh Choco Pie cung cấp cho công nhân Triều Tiên mỗi tháng có vẻ không có vấn đề gì. Nhưng nếu xét đến khả năng những chiếc bánh này được bán ra những khu vực ngoài khu công nghiệp Kaesong, thì rõ ràng thương hiệu Hàn Quốc này đang lan tỏa ở Triều Tiên”, Giáo sư Kim Jin Hyang thuộc Viện Khoa học và Công nghệ cao Hàn Quốc nhận định.
“Tôi nghĩ việc Triều Tiên áp dụng biện pháp thay bánh Choco Pie xuất phát từ những lo ngại về khả năng văn hóa tư bản có thể xuất phát từ Kaesong”, ông Kim nói thêm.
Tại khu Kaesong hiện có 124 công ty Hàn Quốc hoạt động và 53.000 công nhân Triều Tiên cùng khoảng 300-400 người Hàn Quốc làm việc trong các công ty này.
Ở Kaesong, bánh Choco Pie do Hàn Quốc sản xuất rất được công nhân người Triều Tiên ưa thích. Tuy vậy, mới đây, một quan chức thuộc Hiệp hội Khu công nghiệp Kaesong nói với các nhà báo rằng sang năm 2015, bánh Choco Pie đã không còn xuất hiện ở Kaesong và đã được thay thế bằng bánh gạo.
Cũng theo lời vị quan chức này, nhà chức trách Triều Tiên đã yêu cầu các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Kaesong mua thực phẩm từ Triều Tiên, bao gồm bánh gạo để thay cho Choco Pie và mì gà ăn liền để thay cho mì ramen của Hàn.
Từ tháng 3-4 năm nay, các loại đồ ăn Triều Tiên đã được cung cấp cho Kaesong, vị quan chức cho hay.
Theo giáo sư Kim, ngoài ngăn chặn văn hóa tư bản, Triều Tiên còn muốn hỗ trợ cho các nhà sản xuất bánh gạo trong nước bằng cách “loại” Choco Pie khỏi Kaesong.
“Trong quá trình thúc đẩy cải cách kinh tế, Triều Tiên phải bán các sản phẩm trong nước sản xuất bằng mọi cách. Bởi vậy, họ đẩy Choco Pie ra khỏi Kaesong”, ông Kim nói.
Bằng cách này, chính quyền Triều Tiên sẽ thử nghiệm cách thức để các doanh nghiệp trong nước có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách mua đầu vào bằng giá thị trường và sau đó trực tiếp bán thành phẩm với giá thị trường, theo ông Kim. Khu công nghiệp Kaesong giữ vai trò giống như một cái chợ để các nhà sản xuất Triều Tiên bán hàng.
Trước đây, mỗi công nhân Triều Tiên làm việc ở khu Kaesong nhận được 2 bánh Choco Pie mỗi ngày đi làm để ăn nhẹ. Những người làm tăng ca được nhận thêm 2-3 chiếc bánh nữa.
Nếu toàn bộ số bánh Choco Pie phát cho công nhân Triều Tiên ở Kaesong được bán với giá thị trường, thì số tiền thu về có thể lên tới ít nhất 3 triệu USD mỗi tháng.
Khu công nghiệp Kaesong đi vào hoạt động vào tháng 6/2003 và được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều, kết hợp vốn và công nghệ từ Hàn Quốc và nguồn nhân lực từ Triều Tiên.
Trang RFA cho biết, mục đích của yêu cầu này là nhằm ngăn chặn sự lan rộng của “văn hóa tư bản” và thúc đẩy doanh số cho các nhà sản xuất bánh gạo trong nước.
Theo trang này, gần đây Triều Tiên đã bắt đầu cung cấp bánh keongdanseoulgi, “phiên bản” làm bằng gạo của loại bánh Hàn Quốc Choco Pie, để phát cho các công nhân nước này làm việc ở khu Kaesong.
“Ảnh hưởng của 5-6 triệu bánh Choco Pie cung cấp cho công nhân Triều Tiên mỗi tháng có vẻ không có vấn đề gì. Nhưng nếu xét đến khả năng những chiếc bánh này được bán ra những khu vực ngoài khu công nghiệp Kaesong, thì rõ ràng thương hiệu Hàn Quốc này đang lan tỏa ở Triều Tiên”, Giáo sư Kim Jin Hyang thuộc Viện Khoa học và Công nghệ cao Hàn Quốc nhận định.
“Tôi nghĩ việc Triều Tiên áp dụng biện pháp thay bánh Choco Pie xuất phát từ những lo ngại về khả năng văn hóa tư bản có thể xuất phát từ Kaesong”, ông Kim nói thêm.
Tại khu Kaesong hiện có 124 công ty Hàn Quốc hoạt động và 53.000 công nhân Triều Tiên cùng khoảng 300-400 người Hàn Quốc làm việc trong các công ty này.
Ở Kaesong, bánh Choco Pie do Hàn Quốc sản xuất rất được công nhân người Triều Tiên ưa thích. Tuy vậy, mới đây, một quan chức thuộc Hiệp hội Khu công nghiệp Kaesong nói với các nhà báo rằng sang năm 2015, bánh Choco Pie đã không còn xuất hiện ở Kaesong và đã được thay thế bằng bánh gạo.
Cũng theo lời vị quan chức này, nhà chức trách Triều Tiên đã yêu cầu các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Kaesong mua thực phẩm từ Triều Tiên, bao gồm bánh gạo để thay cho Choco Pie và mì gà ăn liền để thay cho mì ramen của Hàn.
Từ tháng 3-4 năm nay, các loại đồ ăn Triều Tiên đã được cung cấp cho Kaesong, vị quan chức cho hay.
Theo giáo sư Kim, ngoài ngăn chặn văn hóa tư bản, Triều Tiên còn muốn hỗ trợ cho các nhà sản xuất bánh gạo trong nước bằng cách “loại” Choco Pie khỏi Kaesong.
“Trong quá trình thúc đẩy cải cách kinh tế, Triều Tiên phải bán các sản phẩm trong nước sản xuất bằng mọi cách. Bởi vậy, họ đẩy Choco Pie ra khỏi Kaesong”, ông Kim nói.
Bằng cách này, chính quyền Triều Tiên sẽ thử nghiệm cách thức để các doanh nghiệp trong nước có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách mua đầu vào bằng giá thị trường và sau đó trực tiếp bán thành phẩm với giá thị trường, theo ông Kim. Khu công nghiệp Kaesong giữ vai trò giống như một cái chợ để các nhà sản xuất Triều Tiên bán hàng.
Trước đây, mỗi công nhân Triều Tiên làm việc ở khu Kaesong nhận được 2 bánh Choco Pie mỗi ngày đi làm để ăn nhẹ. Những người làm tăng ca được nhận thêm 2-3 chiếc bánh nữa.
Nếu toàn bộ số bánh Choco Pie phát cho công nhân Triều Tiên ở Kaesong được bán với giá thị trường, thì số tiền thu về có thể lên tới ít nhất 3 triệu USD mỗi tháng.
Khu công nghiệp Kaesong đi vào hoạt động vào tháng 6/2003 và được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều, kết hợp vốn và công nghệ từ Hàn Quốc và nguồn nhân lực từ Triều Tiên.