“Trong khó khăn, vai trò thương hiệu càng phải được khẳng định”
Năm 2008, Ngân hàng Quân đội (MB) là một trong số ít ngân hàng vượt xa mục tiêu lợi nhuận
Năm 2008, Ngân hàng Quân đội (MB) là một trong số ít ngân hàng vượt xa mục tiêu lợi nhuận.
Nói về thành công này, bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc MB, nói:
- Năm 2008 đầy khó khăn vừa qua có thể nói là lại một năm thành công của MB với lợi nhuận đạt gần 800 tỷ đồng, vượt 28% so với kế hoạch đề ra và ROE đạt trên 20%.
MB không có sự điều chỉnh giảm so với mục tiêu được xác định từ cuối năm 2007. Thành công ấy trước hết là do MB đã có tầm nhìn chiến lược với những dự báo tốt về tình hình thị trường năm 2008 do đó có sự chuẩn bị kỹ càng trên mọi phương diện để xác định mục tiêu tăng trưởng đúng đắn.
Thành công của MB năm 2008 cũng chứng tỏ năng lực quản trị tốt của MB. Ban lãnh đạo luôn chú trọng nâng cao năng lực quản trị trong chiến lược của ngân hàng. Và thực tế đã chứng minh, ngân hàng nào có năng lực quản trị tốt thì ngân hàng đó sẽ đứng vững.
Ngoài ra góp mặt vào sự thành công của MB năm 2008 còn có các yếu tố như sự thống nhất, đoàn kết từ Ban quản trị điều hành đến nhân viên trên toàn hệ thống, sự kiên trì mục tiêu phát triển ổn định, không tăng trưởng nóng, giúp MB trở thành một trong những ngân hàng có tính thanh khoản tốt nhất; chính sách khách hàng hợp lý và sự chuẩn bị kỹ về nội lực và sự tin tưởng của khách hàng dành cho MB.
Thị trường ngân hàng vừa trải qua một năm đầy khó khăn và thử thách. Điều này được dự báo sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2009. Theo bà, đâu là những khó khăn lớn nhất, những kinh nghiệm và giải pháp của MB để tiếp tục hoạt động hiệu quả?
Có thể nói, 2008-2009 là giai đoạn hết sức khó khăn với cả nền kinh tế chứ không riêng lĩnh vực ngân hàng. Chúng ta vừa phải tìm cách xoay sở với tình trạng lạm phát kéo dài từ 2008, vừa gánh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong một năm qua, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU dẫn đến cầu giảm, giá giảm và kết quả là các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp bế tắc ở đầu ra sản phẩm cũng như giá bán và buộc phải giảm nhu cầu vốn.
Ngoài ra, vốn FDI, kiều hối đổ vào Việt Nam cũng giảm mạnh, kéo theo cung ngoại tệ giảm. Nhiều ngành công nghiệp lớn trên thế giới chao đảo khiến cho một số ngành sản xuất trong nước cũng lao đao theo, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với 7.000 doanh nghiệp phá sản.
Rất may, Chính phủ đã kịp thời đưa ra biện pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế, cụ thể là chương trình hỗ trợ lãi suất mà các ngân hàng, trong đó có MB đang tích cực triển khai và đạt hiệu quả khả quan.
Kết thúc năm 2008, không ít người ngạc nhiên vì trong khi nhiều ngân hàng khác hoạt động khá chật vật nhưng MB đã vượt qua cơn bão khủng hoảng một cách vững vàng, thậm chí vẫn đạt được lợi nhuận ấn tượng. Thực ra, bí quyết của chúng tôi rất đơn giản: hãy tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn kinh doanh, chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng, sáng suốt trước các luồng thông tin, kịp thời đưa ra kịch bản ứng xử thích hợp. Nhưng, để làm được như thế thì ban lãnh đạo phải có năng lực quản trị hệ thống tốt, có sự nhạy bén, biết cách nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh.
Bởi vậy, giải pháp của chúng tôi là: tăng cường năng lực tài chính; kiên trì với định hướng phát triển ổn định; nâng cao năng lực quản trị; tìm cách khai thác tối đa đối tác chiến lược; luôn giữ sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống.
Bà có thể cho biết những chiến lược và kế hoạch cụ thể của MB trong năm 2009?
Trên cơ sở những phân tích, dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới, MB đã chủ động xây dựng những giải pháp linh hoạt và bài bản để ổn định phát triển và đưa MB trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đồng thời tích cực thực hiện chủ trương chống suy giảm kinh tế.
Kế hoạch của MB là tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu kinh doanh từ 15% đến 20% trong đó tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng; tăng 20 điểm giao dịch; nợ xấu < 2%; phát triển mạnh sản phẩm mới và dịch vụ ngân hàng điện tử; đặc biệt chú trọng chăm sóc khách hàng qua các chương trình chăm sóc đặc biệt; tăng cường hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn.
Trong khó khăn và thử thách, bà đánh giá thế nào về vai trò của thương hiệu, về yêu cầu phát triển thương hiệu?
Tôi cho rằng càng khó khăn thì vai trò của thương hiệu càng phải được khẳng định mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một thương hiệu tốt sẽ tạo được sự trung thành của khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách tiếp thị, dễ dàng thu hút nhân tài và chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ tốt.
Thành công trong năm 2008 của MB một phần là do thương hiệu MB đã được xác lập vững chắc trên thị trường tài chính tiền tệ.
Trước những khó khăn và thử thách trong năm 2009 và những năm tiếp theo, Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo MB đã quán triệt tới từng cán bộ, nhân viên, cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Làm tốt những công tác này sẽ giúp cho hình ảnh thương hiệu của MB ngày càng được nâng lên đồng thời MB sẽ được biết đến nhiều hơn như một địa chỉ vững vàng, tin cậy với phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.
Nói về thành công này, bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc MB, nói:
- Năm 2008 đầy khó khăn vừa qua có thể nói là lại một năm thành công của MB với lợi nhuận đạt gần 800 tỷ đồng, vượt 28% so với kế hoạch đề ra và ROE đạt trên 20%.
MB không có sự điều chỉnh giảm so với mục tiêu được xác định từ cuối năm 2007. Thành công ấy trước hết là do MB đã có tầm nhìn chiến lược với những dự báo tốt về tình hình thị trường năm 2008 do đó có sự chuẩn bị kỹ càng trên mọi phương diện để xác định mục tiêu tăng trưởng đúng đắn.
Thành công của MB năm 2008 cũng chứng tỏ năng lực quản trị tốt của MB. Ban lãnh đạo luôn chú trọng nâng cao năng lực quản trị trong chiến lược của ngân hàng. Và thực tế đã chứng minh, ngân hàng nào có năng lực quản trị tốt thì ngân hàng đó sẽ đứng vững.
Ngoài ra góp mặt vào sự thành công của MB năm 2008 còn có các yếu tố như sự thống nhất, đoàn kết từ Ban quản trị điều hành đến nhân viên trên toàn hệ thống, sự kiên trì mục tiêu phát triển ổn định, không tăng trưởng nóng, giúp MB trở thành một trong những ngân hàng có tính thanh khoản tốt nhất; chính sách khách hàng hợp lý và sự chuẩn bị kỹ về nội lực và sự tin tưởng của khách hàng dành cho MB.
Thị trường ngân hàng vừa trải qua một năm đầy khó khăn và thử thách. Điều này được dự báo sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2009. Theo bà, đâu là những khó khăn lớn nhất, những kinh nghiệm và giải pháp của MB để tiếp tục hoạt động hiệu quả?
Có thể nói, 2008-2009 là giai đoạn hết sức khó khăn với cả nền kinh tế chứ không riêng lĩnh vực ngân hàng. Chúng ta vừa phải tìm cách xoay sở với tình trạng lạm phát kéo dài từ 2008, vừa gánh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong một năm qua, sự suy thoái của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU dẫn đến cầu giảm, giá giảm và kết quả là các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp bế tắc ở đầu ra sản phẩm cũng như giá bán và buộc phải giảm nhu cầu vốn.
Ngoài ra, vốn FDI, kiều hối đổ vào Việt Nam cũng giảm mạnh, kéo theo cung ngoại tệ giảm. Nhiều ngành công nghiệp lớn trên thế giới chao đảo khiến cho một số ngành sản xuất trong nước cũng lao đao theo, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với 7.000 doanh nghiệp phá sản.
Rất may, Chính phủ đã kịp thời đưa ra biện pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế, cụ thể là chương trình hỗ trợ lãi suất mà các ngân hàng, trong đó có MB đang tích cực triển khai và đạt hiệu quả khả quan.
Kết thúc năm 2008, không ít người ngạc nhiên vì trong khi nhiều ngân hàng khác hoạt động khá chật vật nhưng MB đã vượt qua cơn bão khủng hoảng một cách vững vàng, thậm chí vẫn đạt được lợi nhuận ấn tượng. Thực ra, bí quyết của chúng tôi rất đơn giản: hãy tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn kinh doanh, chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng, sáng suốt trước các luồng thông tin, kịp thời đưa ra kịch bản ứng xử thích hợp. Nhưng, để làm được như thế thì ban lãnh đạo phải có năng lực quản trị hệ thống tốt, có sự nhạy bén, biết cách nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh.
Bởi vậy, giải pháp của chúng tôi là: tăng cường năng lực tài chính; kiên trì với định hướng phát triển ổn định; nâng cao năng lực quản trị; tìm cách khai thác tối đa đối tác chiến lược; luôn giữ sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong hệ thống.
Bà có thể cho biết những chiến lược và kế hoạch cụ thể của MB trong năm 2009?
Trên cơ sở những phân tích, dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới, MB đã chủ động xây dựng những giải pháp linh hoạt và bài bản để ổn định phát triển và đưa MB trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đồng thời tích cực thực hiện chủ trương chống suy giảm kinh tế.
Kế hoạch của MB là tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu kinh doanh từ 15% đến 20% trong đó tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng; tăng 20 điểm giao dịch; nợ xấu < 2%; phát triển mạnh sản phẩm mới và dịch vụ ngân hàng điện tử; đặc biệt chú trọng chăm sóc khách hàng qua các chương trình chăm sóc đặc biệt; tăng cường hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn.
Trong khó khăn và thử thách, bà đánh giá thế nào về vai trò của thương hiệu, về yêu cầu phát triển thương hiệu?
Tôi cho rằng càng khó khăn thì vai trò của thương hiệu càng phải được khẳng định mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một thương hiệu tốt sẽ tạo được sự trung thành của khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách tiếp thị, dễ dàng thu hút nhân tài và chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ tốt.
Thành công trong năm 2008 của MB một phần là do thương hiệu MB đã được xác lập vững chắc trên thị trường tài chính tiền tệ.
Trước những khó khăn và thử thách trong năm 2009 và những năm tiếp theo, Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo MB đã quán triệt tới từng cán bộ, nhân viên, cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Làm tốt những công tác này sẽ giúp cho hình ảnh thương hiệu của MB ngày càng được nâng lên đồng thời MB sẽ được biết đến nhiều hơn như một địa chỉ vững vàng, tin cậy với phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.