Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất cơ bản
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2008
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2008. Động thái bất ngờ này được cho là nhằm mục tiêu chặn đà suy giảm tăng trưởng trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu đe dọa kéo lùi nền kinh tế toàn cầu.
Theo tin từ Bloomberg, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ sẽ giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống 3,25% từ mức 3,5% trước đó, có hiệu lực từ ngày mai (8/6). Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm giảm còn 6,31% từ mức 6,56%. Ngoài ra, các ngân hàng có thể mức chiết khấu 20% so với lãi suất cơ bản đối với lãi suất cho vay thực tế, thay vì mức 10% như áp dụng trước đây.
Động thái cắt giảm lãi suất này của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại trước tình trạng chi phí vay vốn đang trở thành rào cản đối với hoạt động chi tiêu của các công ty cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Hôm 23/5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cảnh báo, những rủi ro suy giảm tăng trưởng kinh tế đang gia tăng. Trong khi đó, 3 ngân hàng của Trung Quốc tiết lộ với Bloomberg rằng, các ngân hàng lớn nhất ở nước này có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng lần đầu tiên trong ít nhất 7 năm do nhu cầu vay vốn suy yếu.
“Việc hạ lãi suất chứng tỏ Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách kích thích. Những rủi ro suy giảm tăng trưởng đang tiếp tục đặt ra thách thức lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, trở thành mối lo hàng đầu thay cho lạm phát”, ông Sun Junwei, một chuyên gia kinh tế của HSBC, nhận xét.
Lần gần đây nhất PBoC hạ lãi suất là vào cuối năm 2008, cùng lúc với việc Trung Quốc tung ra gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD để chống tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau lần tăng lãi suất vào tháng 7/2011, lãi suất đồng Nhân dân tệ “đứng im” cho tới nay.
Thay vì hạ lãi suất vì lo lạm phát, thời gian qua, PBoC chỉ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại. Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần đầu tiên trong 3 năm, tiếp đó lại hạ vào tháng 2 và tháng 5, nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng.
Tháng 5 vừa qua, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 6 tháng. Một loạt thống kê khác gần đây cũng cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tháng trước đã cam kết sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào vấn đề ổn định tăng trưởng.
Một loạt nhà dự báo gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay. Theo dự báo của Credit Suisse, quý 2 này, kinh tế Trung Quốc có thể chỉ tăng 7% hoặc thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, từ mức tăng 8,1% trong quý 1 - quý thứ 5 giảm tốc liên tục của kinh tế Trung Quốc.
Một số chuyên gia dự báo, Trung Quốc có thể tung ra một gói kích thích kinh tế mới. Tuy nhiên, một bài báo trên Tân hoa xã mới đây khẳng định, Bắc Kinh không có ý định tung ra một gói kích thích lớn nào nữa.
Từ đầu năm đến nay, lạm phát ở Trung Quốc đã giảm tốc, tạo điều kiện cho việc nới lỏng chính sách. Trong tháng 4 vừa rồi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng thứ 4 liên tục ở dưới mục tiêu 4%. Vào tháng 7 năm ngoái, lạm phát của Trung Quốc lên tới 6,5%, cao nhất kể từ năm 2008.
Theo tin từ Bloomberg, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ sẽ giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống 3,25% từ mức 3,5% trước đó, có hiệu lực từ ngày mai (8/6). Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm giảm còn 6,31% từ mức 6,56%. Ngoài ra, các ngân hàng có thể mức chiết khấu 20% so với lãi suất cơ bản đối với lãi suất cho vay thực tế, thay vì mức 10% như áp dụng trước đây.
Động thái cắt giảm lãi suất này của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại trước tình trạng chi phí vay vốn đang trở thành rào cản đối với hoạt động chi tiêu của các công ty cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Hôm 23/5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cảnh báo, những rủi ro suy giảm tăng trưởng kinh tế đang gia tăng. Trong khi đó, 3 ngân hàng của Trung Quốc tiết lộ với Bloomberg rằng, các ngân hàng lớn nhất ở nước này có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng lần đầu tiên trong ít nhất 7 năm do nhu cầu vay vốn suy yếu.
“Việc hạ lãi suất chứng tỏ Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách kích thích. Những rủi ro suy giảm tăng trưởng đang tiếp tục đặt ra thách thức lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, trở thành mối lo hàng đầu thay cho lạm phát”, ông Sun Junwei, một chuyên gia kinh tế của HSBC, nhận xét.
Lần gần đây nhất PBoC hạ lãi suất là vào cuối năm 2008, cùng lúc với việc Trung Quốc tung ra gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD để chống tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau lần tăng lãi suất vào tháng 7/2011, lãi suất đồng Nhân dân tệ “đứng im” cho tới nay.
Thay vì hạ lãi suất vì lo lạm phát, thời gian qua, PBoC chỉ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại. Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần đầu tiên trong 3 năm, tiếp đó lại hạ vào tháng 2 và tháng 5, nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng.
Tháng 5 vừa qua, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 6 tháng. Một loạt thống kê khác gần đây cũng cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tháng trước đã cam kết sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào vấn đề ổn định tăng trưởng.
Một loạt nhà dự báo gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay. Theo dự báo của Credit Suisse, quý 2 này, kinh tế Trung Quốc có thể chỉ tăng 7% hoặc thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, từ mức tăng 8,1% trong quý 1 - quý thứ 5 giảm tốc liên tục của kinh tế Trung Quốc.
Một số chuyên gia dự báo, Trung Quốc có thể tung ra một gói kích thích kinh tế mới. Tuy nhiên, một bài báo trên Tân hoa xã mới đây khẳng định, Bắc Kinh không có ý định tung ra một gói kích thích lớn nào nữa.
Từ đầu năm đến nay, lạm phát ở Trung Quốc đã giảm tốc, tạo điều kiện cho việc nới lỏng chính sách. Trong tháng 4 vừa rồi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng thứ 4 liên tục ở dưới mục tiêu 4%. Vào tháng 7 năm ngoái, lạm phát của Trung Quốc lên tới 6,5%, cao nhất kể từ năm 2008.