Trung Quốc có thể “đỡ” tỷ giá Nhân dân tệ đến bao giờ?
May cho Trung Quốc, cơn bão tỷ giá có vẻ đã lắng xuống vào thời điểm hiện tại
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc chỉ có thể hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong nhiều tháng nữa chứ không thể duy trì việc này trong nhiều năm.
Chi phí tốn kém cho việc duy trì neo buộc tỷ giá đồng Nhân dân tệ vào đồng USD giữa lúc kinh tế giảm tốc đã buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ phá giá đồng tiền này vào hôm 11/8. Kể từ đó, động thái phá giá đồng tiền của Trung Quốc được xem là nguyên nhân dẫn tới sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu trong vòng 1 tháng qua, cũng như một loạt động thái phá giá đồng nội tệ của các quốc gia khác.
Các dòng vốn chảy đi đang là mối quan ngại lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Luồng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là nguồn áp lực mất giá mạnh đối với đồng Nhân dân tệ và gây cạn kiệt thanh khoản tại thị trường nội địa. Đây là thực trạng hoàn toàn trái ngược với những gì mà Trung Quốc - vốn quen với tốc độ tăng trưởng cao nhờ nguồn tín dụng dễ dàng - cần vào thời điểm này.
Bởi vậy, ngay sau khi phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu, Trung Quốc đã ngay lập tức phải tung ngoại tệ để “đỡ” tỷ giá Nhân dân tệ. Nếu đồng nội tệ tiếp tục mất giá mạnh, các dòng vốn sẽ chạy khỏi Trung Quốc với tốc độ nhanh hơn.
Do thế cân bằng mong manh mà Trung Quốc đang cố gắng duy trì không phải là một giải pháp dài hạn, nên thị trường đang đặt câu hỏi là liệu thế cân bằng đó sẽ kết thúc vào thời điểm nào và kết thúc như thế nào?
Tuần trước, các nhà phân tích của Deutsche Bank, Barclays và Societe Generale ước tính trong tháng 8, PBoC phải rút khoảng 100-200 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ sau động thái phá giá gây sốc. Sự ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian gần đây được cho chỉ là phần mặt ngoài của vấn đề, và là một sự ổn định đầy tốn kém.
“Có vẻ như PBoC đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối giao ngay sau cú phá giá nhằm ổn định tỷ giá Nhân dân tệ”, nhà kinh tế Wei Yao của Societe Generale tại Trung Quốc nhận xét. “Khối lượng giao dịch đồng Nhân dân tệ tại đại lục trong vòng 15 ngày kể từ sau hôm 11/8 đã tăng gần gấp đôi so với mức trung bình của 20 phiên giao dịch trước đó và trong vòng 1 năm trở lại đây”.
Trong khi đó, các chuyên gia của Barclays ước tính PBoC sẽ phải cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất 0,4 điểm phần trăm mỗi tháng để chống lại tác động tiêu cực đối với thanh khoản từ động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối của cơ quan này, xét đến tốc độ ra đi của các dòng vốn hiện nay.
Tuy vậy, thế cân bằng mong manh này có thể duy trì lâu hơn nhiều người tưởng.
Theo ước tính của ch
uyên gia Yao thuộc Societe Generale, sau đợt can thiệp tháng 8, PBoC còn khoảng 3,5 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối. Theo số liệu chính thức công bố ngày 7/9, dự ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8, nhưng là mức giảm ít hơn dự báo, còn 3,56 nghìn tỷ USD.
Theo chuyên gia Yao, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể chú trọng việc duy trì dự trữ ngoại hối ở mức cao, nên họ sẽ chỉ sẵn lòng bán 1 nghìn tỷ USD từ dự trữ để bảo vệ tỷ giá. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể giữ chiến thuật tỷ giá hiện nay trong nhiều tháng, nhưng không thể là nhiều năm.
Tuy vậy, Trung Quốc có thể ổn định tỷ giá thông qua các biện pháp khác thay vì can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
Theo ông Yao, Bắc Kinh có thể tung thêm biện pháp kiểm soát vốn nhằm ngăn các dòng vốn chảy đi. Còn theo chuyên gia kinh tế trưởng Zhiwei Zhang của Deutsche Bank tại Trung Quốc, nước này có thể mở rộng cửa thêm thị trường tài chính cho các đối tượng như các công ty bảo hiểm nhằm thu hút thêm vốn.
May cho Trung Quốc, cơn bão tỷ giá có vẻ đã lắng xuống vào thời điểm hiện tại.
“Trong hai ngày giao dịch đầu tiên của tháng 9, tỷ giá đồng Nhân dân tệ với USD đã tăng đáng kể, trong khi khối lượng giao dịch giảm xuống”, ông Zhang cho biết.
Tuy vậy, theo giới phân tích, việc Nhân dân tệ giảm giá trở lại chỉ là vấn đề thời gian.
Barclays và Societe Generale dự báo đồng tiền này giảm giá 7% so với đồng USD trong thời gian từ nay tới cuối năm. “Việc can thiệp vào thị trường ngoại hối càng kéo dài lâu, thì tổn thất về dự trữ ngoại hối và thanh khoản càng gia tăng. Cách làm như vậy chỉ có thể trì hoãn, thay vì làm giảm những kỳ vọng vào sự mất giá sâu hơn của Nhân dân tệ”, Barclays nhận định.
Theo chuyên gia Zhang của Deutsche Bank, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có vẻ đang theo dõi phản ứng của thị trường đối với một động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trước khi có động thái tiếp theo. “Khó có khả năng PBoC lặp lại động thái như hôm 11/8 trước khi FED nâng lãi suất”, ông Zhang nói.
Chi phí tốn kém cho việc duy trì neo buộc tỷ giá đồng Nhân dân tệ vào đồng USD giữa lúc kinh tế giảm tốc đã buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ phá giá đồng tiền này vào hôm 11/8. Kể từ đó, động thái phá giá đồng tiền của Trung Quốc được xem là nguyên nhân dẫn tới sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu trong vòng 1 tháng qua, cũng như một loạt động thái phá giá đồng nội tệ của các quốc gia khác.
Các dòng vốn chảy đi đang là mối quan ngại lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Luồng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là nguồn áp lực mất giá mạnh đối với đồng Nhân dân tệ và gây cạn kiệt thanh khoản tại thị trường nội địa. Đây là thực trạng hoàn toàn trái ngược với những gì mà Trung Quốc - vốn quen với tốc độ tăng trưởng cao nhờ nguồn tín dụng dễ dàng - cần vào thời điểm này.
Bởi vậy, ngay sau khi phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu, Trung Quốc đã ngay lập tức phải tung ngoại tệ để “đỡ” tỷ giá Nhân dân tệ. Nếu đồng nội tệ tiếp tục mất giá mạnh, các dòng vốn sẽ chạy khỏi Trung Quốc với tốc độ nhanh hơn.
Do thế cân bằng mong manh mà Trung Quốc đang cố gắng duy trì không phải là một giải pháp dài hạn, nên thị trường đang đặt câu hỏi là liệu thế cân bằng đó sẽ kết thúc vào thời điểm nào và kết thúc như thế nào?
Tuần trước, các nhà phân tích của Deutsche Bank, Barclays và Societe Generale ước tính trong tháng 8, PBoC phải rút khoảng 100-200 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ sau động thái phá giá gây sốc. Sự ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian gần đây được cho chỉ là phần mặt ngoài của vấn đề, và là một sự ổn định đầy tốn kém.
“Có vẻ như PBoC đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối giao ngay sau cú phá giá nhằm ổn định tỷ giá Nhân dân tệ”, nhà kinh tế Wei Yao của Societe Generale tại Trung Quốc nhận xét. “Khối lượng giao dịch đồng Nhân dân tệ tại đại lục trong vòng 15 ngày kể từ sau hôm 11/8 đã tăng gần gấp đôi so với mức trung bình của 20 phiên giao dịch trước đó và trong vòng 1 năm trở lại đây”.
Trong khi đó, các chuyên gia của Barclays ước tính PBoC sẽ phải cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít nhất 0,4 điểm phần trăm mỗi tháng để chống lại tác động tiêu cực đối với thanh khoản từ động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối của cơ quan này, xét đến tốc độ ra đi của các dòng vốn hiện nay.
Tuy vậy, thế cân bằng mong manh này có thể duy trì lâu hơn nhiều người tưởng.
Theo ước tính của ch
uyên gia Yao thuộc Societe Generale, sau đợt can thiệp tháng 8, PBoC còn khoảng 3,5 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối. Theo số liệu chính thức công bố ngày 7/9, dự ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8, nhưng là mức giảm ít hơn dự báo, còn 3,56 nghìn tỷ USD.
Theo chuyên gia Yao, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể chú trọng việc duy trì dự trữ ngoại hối ở mức cao, nên họ sẽ chỉ sẵn lòng bán 1 nghìn tỷ USD từ dự trữ để bảo vệ tỷ giá. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể giữ chiến thuật tỷ giá hiện nay trong nhiều tháng, nhưng không thể là nhiều năm.
Tuy vậy, Trung Quốc có thể ổn định tỷ giá thông qua các biện pháp khác thay vì can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
Theo ông Yao, Bắc Kinh có thể tung thêm biện pháp kiểm soát vốn nhằm ngăn các dòng vốn chảy đi. Còn theo chuyên gia kinh tế trưởng Zhiwei Zhang của Deutsche Bank tại Trung Quốc, nước này có thể mở rộng cửa thêm thị trường tài chính cho các đối tượng như các công ty bảo hiểm nhằm thu hút thêm vốn.
May cho Trung Quốc, cơn bão tỷ giá có vẻ đã lắng xuống vào thời điểm hiện tại.
“Trong hai ngày giao dịch đầu tiên của tháng 9, tỷ giá đồng Nhân dân tệ với USD đã tăng đáng kể, trong khi khối lượng giao dịch giảm xuống”, ông Zhang cho biết.
Tuy vậy, theo giới phân tích, việc Nhân dân tệ giảm giá trở lại chỉ là vấn đề thời gian.
Barclays và Societe Generale dự báo đồng tiền này giảm giá 7% so với đồng USD trong thời gian từ nay tới cuối năm. “Việc can thiệp vào thị trường ngoại hối càng kéo dài lâu, thì tổn thất về dự trữ ngoại hối và thanh khoản càng gia tăng. Cách làm như vậy chỉ có thể trì hoãn, thay vì làm giảm những kỳ vọng vào sự mất giá sâu hơn của Nhân dân tệ”, Barclays nhận định.
Theo chuyên gia Zhang của Deutsche Bank, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có vẻ đang theo dõi phản ứng của thị trường đối với một động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trước khi có động thái tiếp theo. “Khó có khả năng PBoC lặp lại động thái như hôm 11/8 trước khi FED nâng lãi suất”, ông Zhang nói.