Trung Quốc chi 40 tỷ USD mỗi tháng “đỡ” giá Nhân dân tệ
Sau động thái phá giá gây “sốc” vào tuần trước, Trung Quốc đang nỗ lực ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm khoảng 40 tỷ USD mỗi tháng do Ngân hàng Trung ương nước này can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ - theo kết quả một cuộc thăm dò do hãng tin tài chính Bloomberg thực hiện.
Theo cuộc khảo sát mà hãng tin này tiến hành với sự tham gia của 28 chiến lược gia và nhà giao dịch tiền tệ sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng tiền vào tuần trước, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm còn 3,45 nghìn tỷ USD trong thời gian từ nay đến cuối năm, từ mức 3,65 nghìn tỷ USD ở thời điểm cuối tháng 7.
Kết quả thăm dò cũng nhận định đồng Nhân dân tệ sẽ giảm giá thêm 1,6%, về mức 6,5 Nhân dân tệ đổi 1 USD, trong thời gian còn lại của năm 2015.
“Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối trong 3 tháng tới mỗi khi cần thiết để đảm bảo tỷ giá ổn định”, chiến lược gia Ken Peng thuộc Citigroup tại Hồng Kông nhận xét. “Trung Quốc sẽ dùng một phần dự trữ ngoại hối của mình để đạt được mục tiêu đó”, ông Peng dự báo.
Sau động thái phá giá gây “sốc” vào tuần trước, PBoC đang nỗ lực hạn chế đà mất giá của Nhân dân tệ nhằm ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ.
Nỗ lực hỗ trợ tỷ giá này đang khiến dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc hao hụt. Trong 7 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 192 tỷ USD. Tuy vậy, dự trữ này vẫn lớn hơn ít nhất 3 lần so với dự trữ ngoại hối của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Tuần trước, PBoC tung USD để mua vào Nhân dân tệ thông qua các ngân hàng thương mại quốc doanh nhằm bình ổn tỷ giá sau khi cú phá giá hôm 11/8 khiến đồng tiền này mất giá mạnh nhất trong hai thập kỷ. PBoC cũng trấn an thị trường rằng không có cơ sở nào cho sự mất giá sâu hơn của đồng Nhân dân tệ và sẽ có động thái can thiệp mỗi khi tỷ giá có biến động mạnh.
Theo giới phân tích, PBoC đang nỗ lực tìm ra điểm cân bằng giữa một bên là giảm giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu, một bên là giữ giá đồng tiền để ngăn sự rút lui của các dòng vốn. Để làm được điều này, PBoC phải trả một cái giá không hề nhỏ.
“Trung Quốc đã và sẽ phải tiếp tục chịu tổn thất tương đối lớn để duy trì sức mạnh của đồng Nhân dân tệ, bao gồm hy sinh xuất khẩu và sử dụng dự trữ ngoại hối. Các điều kiện kinh tế căn bản của Trung Quốc hiện nay không hỗ trợ một đồng Nhân dân tệ vững giá”, một báo cáo ra hôm 11/8 của công ty chứng khoán China Securities nhận xét.
Theo cuộc khảo sát mà hãng tin này tiến hành với sự tham gia của 28 chiến lược gia và nhà giao dịch tiền tệ sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng tiền vào tuần trước, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm còn 3,45 nghìn tỷ USD trong thời gian từ nay đến cuối năm, từ mức 3,65 nghìn tỷ USD ở thời điểm cuối tháng 7.
Kết quả thăm dò cũng nhận định đồng Nhân dân tệ sẽ giảm giá thêm 1,6%, về mức 6,5 Nhân dân tệ đổi 1 USD, trong thời gian còn lại của năm 2015.
“Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối trong 3 tháng tới mỗi khi cần thiết để đảm bảo tỷ giá ổn định”, chiến lược gia Ken Peng thuộc Citigroup tại Hồng Kông nhận xét. “Trung Quốc sẽ dùng một phần dự trữ ngoại hối của mình để đạt được mục tiêu đó”, ông Peng dự báo.
Sau động thái phá giá gây “sốc” vào tuần trước, PBoC đang nỗ lực hạn chế đà mất giá của Nhân dân tệ nhằm ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ.
Nỗ lực hỗ trợ tỷ giá này đang khiến dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc hao hụt. Trong 7 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 192 tỷ USD. Tuy vậy, dự trữ này vẫn lớn hơn ít nhất 3 lần so với dự trữ ngoại hối của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Tuần trước, PBoC tung USD để mua vào Nhân dân tệ thông qua các ngân hàng thương mại quốc doanh nhằm bình ổn tỷ giá sau khi cú phá giá hôm 11/8 khiến đồng tiền này mất giá mạnh nhất trong hai thập kỷ. PBoC cũng trấn an thị trường rằng không có cơ sở nào cho sự mất giá sâu hơn của đồng Nhân dân tệ và sẽ có động thái can thiệp mỗi khi tỷ giá có biến động mạnh.
Theo giới phân tích, PBoC đang nỗ lực tìm ra điểm cân bằng giữa một bên là giảm giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu, một bên là giữ giá đồng tiền để ngăn sự rút lui của các dòng vốn. Để làm được điều này, PBoC phải trả một cái giá không hề nhỏ.
“Trung Quốc đã và sẽ phải tiếp tục chịu tổn thất tương đối lớn để duy trì sức mạnh của đồng Nhân dân tệ, bao gồm hy sinh xuất khẩu và sử dụng dự trữ ngoại hối. Các điều kiện kinh tế căn bản của Trung Quốc hiện nay không hỗ trợ một đồng Nhân dân tệ vững giá”, một báo cáo ra hôm 11/8 của công ty chứng khoán China Securities nhận xét.