Trung Quốc giành quyền khai thác mỏ dầu lớn nhất thế giới
Nước này đã đầu tư mạnh để thâu tóm tài sản dầu khí ở nước ngoài
Một nhóm doanh nghiệp, trong đó có hai công ty Trung Quốc, đã trúng thầu trong cuộc đấu thầu giành quyền khai thác mỏ dầu khổng lồ Libra ngoài khơi Brazil. Vỡi trữ lượng có thể lên tới 12 tỷ thùng dầu, đây là mỏ “vàng đen” lớn nhất từng được phát hiện trên thế giới.
Theo tin từ AP, kết quả trên đã được Chính phủ Brazil công bố ngay trong ngày hôm qua, ngày diễn ra cuộc đấu thầu. Nhóm doanh nghiệp trúng thầu bao gồm tập đoàn Shell của Hà Lan, Total của Pháp, CNOOC và CNPC của Trung Quốc, cùng tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobas của “nước chủ nhà” Brazil.
Đây là cuộc đấu thầu đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ pháp lý mới của Brazil nhằm trao cho Petrobas và Chính phủ Brazil quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các mỏ dầu mà nước này phát hiện được trong những năm gần đây. Các mỏ dầu của Brazil chủ yếu nằm ở vùng nước sâu, dưới nhiều tầng địa chất, với tổng trữ lượng ước tính lên tới 100 tỷ thùng.
Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu dầu khí của Chính phủ Brazil đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía, bao gồm cả những người cho rằng quy định mới sẽ làm nản lòng những nhà đầu tư tiềm năng, cũng như phe cánh tả không muốn có đấu thầu. Hôm qua, khoảng 300 người biểu tình kêu gọi quốc hữu hóa ngành dầu lửa Brazil đã có cuộc đụng độ với cảnh sát bên ngoài khách sạn nơi diễn ra vụ đấu thầu.
Có tất cả 11 nhà đầu tư tham gia đợt đấu thầu này. Trong nhóm doanh nghiệp thắng thầu, Petrobas sẽ nắm 40% liên doanh, Shell và Total mỗi công ty nắm 20%, còn CNOOC và CNPC mỗi công ty nắm 10%.
Những người ủng hộ việc cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác mỏ dầu Libra nhưng phản đối quy định của Chính phủ Brazil cho rằng, việc Petrobas nắm cổ phần lớn như vậy sẽ khiến các công ty tư nhân lớn ngại tham gia. Họ cũng nói rằng, quy định này sẽ khiến hoạt động đầu tư khai thác các mỏ dầu của Brazil chậm lại và nước này sẽ mất nhiều thời gian để tiến lên địa vị quốc gia phát triển.
Các quan chức Chính phủ Brazil thì đang tranh cãi về cách thức chia tiền thuê mỏ dầu, còn Hải quân nước này đã mua tàu ngầm để bảo về các mỏ dầu.
Theo nhận định của giới quan sát, với nền kinh tế giảm tốc và những trì hoãn trong việc khai thác các mỏ dầu ngoài khơi, Chính phủ Brazil sẽ phải nới lỏng các quy định trong cuộc đấu thầu tiếp theo dự kiến diễn ra trong 2-3 năm tới.
Theo giới chức Brazil, các công ty trúng thầu sẽ được phép khai thác mỏ dầu Libra trong 35 năm với 12 - 15 giàn khoan ngoài khơi. Sản lượng khai thác dự kiến đạt tối đa trên 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Các quan chức cũng ước tính, mỏ dầu này sẽ cần đến 185 tỷ USD tiền đầu tư.
Với một nền kinh tế phát triển nhanh chóng và "khát" năng lượng, Trung Quốc đã đầu tư mạnh để thâu tóm tài sản dầu khí ở nước ngoài trong những năm gần đây. Trong đó, Mỹ Latin là một khu vực được các tập đoàn năng lượng quốc doanh của Trung Quốc chú trọng.
Theo tin từ AP, kết quả trên đã được Chính phủ Brazil công bố ngay trong ngày hôm qua, ngày diễn ra cuộc đấu thầu. Nhóm doanh nghiệp trúng thầu bao gồm tập đoàn Shell của Hà Lan, Total của Pháp, CNOOC và CNPC của Trung Quốc, cùng tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobas của “nước chủ nhà” Brazil.
Đây là cuộc đấu thầu đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ pháp lý mới của Brazil nhằm trao cho Petrobas và Chính phủ Brazil quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các mỏ dầu mà nước này phát hiện được trong những năm gần đây. Các mỏ dầu của Brazil chủ yếu nằm ở vùng nước sâu, dưới nhiều tầng địa chất, với tổng trữ lượng ước tính lên tới 100 tỷ thùng.
Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu dầu khí của Chính phủ Brazil đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía, bao gồm cả những người cho rằng quy định mới sẽ làm nản lòng những nhà đầu tư tiềm năng, cũng như phe cánh tả không muốn có đấu thầu. Hôm qua, khoảng 300 người biểu tình kêu gọi quốc hữu hóa ngành dầu lửa Brazil đã có cuộc đụng độ với cảnh sát bên ngoài khách sạn nơi diễn ra vụ đấu thầu.
Có tất cả 11 nhà đầu tư tham gia đợt đấu thầu này. Trong nhóm doanh nghiệp thắng thầu, Petrobas sẽ nắm 40% liên doanh, Shell và Total mỗi công ty nắm 20%, còn CNOOC và CNPC mỗi công ty nắm 10%.
Những người ủng hộ việc cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác mỏ dầu Libra nhưng phản đối quy định của Chính phủ Brazil cho rằng, việc Petrobas nắm cổ phần lớn như vậy sẽ khiến các công ty tư nhân lớn ngại tham gia. Họ cũng nói rằng, quy định này sẽ khiến hoạt động đầu tư khai thác các mỏ dầu của Brazil chậm lại và nước này sẽ mất nhiều thời gian để tiến lên địa vị quốc gia phát triển.
Các quan chức Chính phủ Brazil thì đang tranh cãi về cách thức chia tiền thuê mỏ dầu, còn Hải quân nước này đã mua tàu ngầm để bảo về các mỏ dầu.
Theo nhận định của giới quan sát, với nền kinh tế giảm tốc và những trì hoãn trong việc khai thác các mỏ dầu ngoài khơi, Chính phủ Brazil sẽ phải nới lỏng các quy định trong cuộc đấu thầu tiếp theo dự kiến diễn ra trong 2-3 năm tới.
Theo giới chức Brazil, các công ty trúng thầu sẽ được phép khai thác mỏ dầu Libra trong 35 năm với 12 - 15 giàn khoan ngoài khơi. Sản lượng khai thác dự kiến đạt tối đa trên 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Các quan chức cũng ước tính, mỏ dầu này sẽ cần đến 185 tỷ USD tiền đầu tư.
Với một nền kinh tế phát triển nhanh chóng và "khát" năng lượng, Trung Quốc đã đầu tư mạnh để thâu tóm tài sản dầu khí ở nước ngoài trong những năm gần đây. Trong đó, Mỹ Latin là một khu vực được các tập đoàn năng lượng quốc doanh của Trung Quốc chú trọng.