Trung Quốc giữ vững ngôi vị thị trường IPO số 1 thế giới
Trung Quốc tiếp tục dẫn trước Mỹ về giá trị của thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2011
Trung Quốc tiếp tục dẫn trước Mỹ về giá trị của thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2011, bất chấp sự xuống dốc của giá cổ phiếu ở cả thị trường đại lục lẫn Hồng Kông. Đây được xem là một bằng chứng nữa cho sự dịch chuyển của hoạt động tài chính toàn cầu từ Tây sang Đông.
Báo Financial Times dẫn dữ liệu từ hãng nghiên cứu Dealogic cho hay, năm nay, các công ty đã huy động được số vốn 73 tỷ USD từ các vụ IPO diễn ra ở Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông, gần gấp đôi so với số vốn hy động được trên hai sàn NYSE và Nasdaq của Mỹ cộng lại.
Hồng Kông tiếp tục giữ vững ngôi vị sàn giao dịch có giá trị IPO “khủng” nhất, huy động được 30,9 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, hai sàn NYSE và Sở giao dịch chứng khoán London (LSE) chỉ huy động được số tiền tương ứng lần lượt là 30,7 tỷ USD và 18 tỷ USD từ các vụ IPO.
Tuy nhiên, hoạt động IPO đã suy giảm mạnh tại cả Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong năm nay, khi sự bất ổn của thị trường buộc nhiều doanh nghiệp trì hoãn kế hoạch lên sàn, thậm chí là hủy kế hoạch vào phút chót. Số vốn 73 tỷ USD huy động được từ các vụ IPO tại Trung Quốc năm nay chưa bằng phân nửa của mức đạt được trong năm 2010. Đối với các sàn giao dịch tại Mỹ, giá trị các vụ IPO năm nay chỉ giảm có 6%.
Lần gần đây nhất Mỹ dẫn đầu thế giới về giá trị thị trường IPO là vào năm 2008.
So với thời điểm đầu năm, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông đã giảm gần 20%, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Thượng Hải giảm 23%, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường chứng khoán tệ nhất thế giới năm nay. Trong khi đó, tính đến cuối phiên giao dịch ngày 28/12, chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường Phố Wall gần như ở vạch xuất phát của năm khi giảm 1% so với mức chốt năm 2010.
Cho tới gần đây, thị trường Hồng Kông vẫn hiếm khi thu hút được các công ty bên ngoài Trung Quốc tới niêm yết. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường phương Tây nhiều biến động, châu Âu bị khủng hoảng nợ công đeo bám, nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tên tuổi như Prada, Glencore và Samsonite mới đây đã chọn Hồng Kông là nơi để tiến hành IPO.
“Vẫn đang có rất nhiều công ty có kế hoạch lên sàn ở Hồng Kông. Nhiều vụ IPO đã bị trì hoãn hoặc hủy trong năm nay có thể sẽ được thực hiện vào năm tới. Như vậy, năm 2012 có thể sẽ là một năm khá bận rộng của thị trường IPO Hồng Kông miễn là tình hình vĩ mô có sự cải thiện”, ông Philippe Espinasse, một chuyên gia về thị trường chứng khoán, nhận định.
Trên hai sàn Thâm Quyến và Thượng Hải năm nay, các doanh nghiệp IPO vẫn huy động được hơn 41 tỷ USD, mặc dù giá cổ phiếu trên hai sàn này tụt xuống mức đáy của 3 năm.
Chi-Next, sàn giao dịch đặt tại Thâm Quyến dành cho các công ty mới thành lập và được xem như đối trọng với sàn Nasdaq của Mỹ, huy động được 11 tỷ USD từ các vụ IPO trong năm nay. Sàn Thâm Quyến huy động được khoảng 15 tỷ USD, còn sàn Thượng Hải huy động được 16 tỷ USD.
Tuy nhiên, các ngân hàng đầu tư nước ngoài đã không thể tranh thủ được sức nóng của thị trường huy động vốn ở Trung Quốc đại lục. Chẳng hạn, ngân hàng đầu tư số 1 thế giới Goldman Sachs từ năm 2009 tới nay chưa bảo lãnh phát hành cho một vụ IPO nào ở thị trường này.
Tại thị trường Hồng Kông, các ngân hàng đầu tư nước ngoài cũng chịu áp lực không nhỏ từ mức độ cạnh tranh cao của các đối thủ Trung Quốc. Các công ty chứng khoán của Trung Quốc đã tìm cách giành thị phần bằng cách giảm mức phí áp dụng.
Năm nay, các công ty chứng khoán Trung Quốc chiếm 30% thị trường IPO Hồng Kông, thị phần cao nhất kể từ năm 2006 - theo dữ liệu của Bloomberg. Mức hoa hồng bình quân cho bảo lãnh phát hành IPO tại thị trường Hồng Kông năm nay là 2,2% số vốn huy động được, giảm nhiều so với mức 3,5% cách đây 1 thập kỷ.
Báo Financial Times dẫn dữ liệu từ hãng nghiên cứu Dealogic cho hay, năm nay, các công ty đã huy động được số vốn 73 tỷ USD từ các vụ IPO diễn ra ở Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông, gần gấp đôi so với số vốn hy động được trên hai sàn NYSE và Nasdaq của Mỹ cộng lại.
Hồng Kông tiếp tục giữ vững ngôi vị sàn giao dịch có giá trị IPO “khủng” nhất, huy động được 30,9 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, hai sàn NYSE và Sở giao dịch chứng khoán London (LSE) chỉ huy động được số tiền tương ứng lần lượt là 30,7 tỷ USD và 18 tỷ USD từ các vụ IPO.
Tuy nhiên, hoạt động IPO đã suy giảm mạnh tại cả Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong năm nay, khi sự bất ổn của thị trường buộc nhiều doanh nghiệp trì hoãn kế hoạch lên sàn, thậm chí là hủy kế hoạch vào phút chót. Số vốn 73 tỷ USD huy động được từ các vụ IPO tại Trung Quốc năm nay chưa bằng phân nửa của mức đạt được trong năm 2010. Đối với các sàn giao dịch tại Mỹ, giá trị các vụ IPO năm nay chỉ giảm có 6%.
Lần gần đây nhất Mỹ dẫn đầu thế giới về giá trị thị trường IPO là vào năm 2008.
So với thời điểm đầu năm, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông đã giảm gần 20%, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Thượng Hải giảm 23%, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường chứng khoán tệ nhất thế giới năm nay. Trong khi đó, tính đến cuối phiên giao dịch ngày 28/12, chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường Phố Wall gần như ở vạch xuất phát của năm khi giảm 1% so với mức chốt năm 2010.
Cho tới gần đây, thị trường Hồng Kông vẫn hiếm khi thu hút được các công ty bên ngoài Trung Quốc tới niêm yết. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường phương Tây nhiều biến động, châu Âu bị khủng hoảng nợ công đeo bám, nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tên tuổi như Prada, Glencore và Samsonite mới đây đã chọn Hồng Kông là nơi để tiến hành IPO.
“Vẫn đang có rất nhiều công ty có kế hoạch lên sàn ở Hồng Kông. Nhiều vụ IPO đã bị trì hoãn hoặc hủy trong năm nay có thể sẽ được thực hiện vào năm tới. Như vậy, năm 2012 có thể sẽ là một năm khá bận rộng của thị trường IPO Hồng Kông miễn là tình hình vĩ mô có sự cải thiện”, ông Philippe Espinasse, một chuyên gia về thị trường chứng khoán, nhận định.
Trên hai sàn Thâm Quyến và Thượng Hải năm nay, các doanh nghiệp IPO vẫn huy động được hơn 41 tỷ USD, mặc dù giá cổ phiếu trên hai sàn này tụt xuống mức đáy của 3 năm.
Chi-Next, sàn giao dịch đặt tại Thâm Quyến dành cho các công ty mới thành lập và được xem như đối trọng với sàn Nasdaq của Mỹ, huy động được 11 tỷ USD từ các vụ IPO trong năm nay. Sàn Thâm Quyến huy động được khoảng 15 tỷ USD, còn sàn Thượng Hải huy động được 16 tỷ USD.
Tuy nhiên, các ngân hàng đầu tư nước ngoài đã không thể tranh thủ được sức nóng của thị trường huy động vốn ở Trung Quốc đại lục. Chẳng hạn, ngân hàng đầu tư số 1 thế giới Goldman Sachs từ năm 2009 tới nay chưa bảo lãnh phát hành cho một vụ IPO nào ở thị trường này.
Tại thị trường Hồng Kông, các ngân hàng đầu tư nước ngoài cũng chịu áp lực không nhỏ từ mức độ cạnh tranh cao của các đối thủ Trung Quốc. Các công ty chứng khoán của Trung Quốc đã tìm cách giành thị phần bằng cách giảm mức phí áp dụng.
Năm nay, các công ty chứng khoán Trung Quốc chiếm 30% thị trường IPO Hồng Kông, thị phần cao nhất kể từ năm 2006 - theo dữ liệu của Bloomberg. Mức hoa hồng bình quân cho bảo lãnh phát hành IPO tại thị trường Hồng Kông năm nay là 2,2% số vốn huy động được, giảm nhiều so với mức 3,5% cách đây 1 thập kỷ.