Trung Quốc kìm sản lượng đất hiếm
Hôm 31/3, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục thắt chặt việc khai thác đất hiếm, đưa sản lượng xuống dưới 93.800 tấn
Hôm 31/3, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc cho biết, nước này sẽ tiếp tục thắt chặt việc khai thác đất hiếm, đưa sản lượng khai thác xuống dưới 93.800 tấn, chỉ tăng hơn 5,16% so với năm 2010, nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
Cụ thể, trong số 93.800 tấn công bố, giới hạn mức khai thác đất hiếm nhẹ là 80.400 tấn, còn lại là đất hiếm loại trung bình và nặng. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ không cấp giấy phép mới nào cho việc thăm dò và khai thác đất hiếm trước ngày 30/6/2012.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, đáp ứng 90% nhu cầu nguyên liệu này cho ngành sản xuất điện tử và các sản phẩm công nghệ cao khác. Tuy nhiên, trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc chỉ chiếm 1/5 thế giới.
Năm 2010, Trung Quốc đã cắt giảm 25% sản lượng khai thác đất hiếm so với năm 2009, đồng thời đã giảm 40% lượng đất hiếm xuất khẩu ra nước ngoài. Từ đầu năm 2011 tới nay, Trung Quốc đã ra một loạt các chính sách đối với ngành công nghiệp này.
Theo giải thích của Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc, nước này buộc phải cắt giảm khai thác đất hiếm là để bảo toàn và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu quan trọng này cũng như muốn bảo vệ môi trường trước nạn khai thác ồ ạt thời gian qua.
Cũng trong ngày hôm qua, giá đất hiếm tại Trung Quốc đã tăng mạnh, trước khi thuế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng bị nâng lên 10 lần. Từ đầu năm tới nay, giá bình quân của 17 nguyên tố đất hiếm tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi, bởi các quỹ đầu cơ nghi ngờ nguồn cung đã cạn kiệt.
Theo quy định, kể từ ngày 1/4, mỗi tấn đất hiếm loại nhẹ của Trung Quốc xuất ra nước ngoài sẽ chịu thuế 60 Nhân dân tệ, trong khi mỗi tấn loại đất hiếm vừa và nặng chịu thuế 30 Nhân dân tệ. Mức thuế mới sẽ khiến chi phí khai thác đất hiếm của các mỏ tăng cao.
Giá của hai loại đất hiếm nhẹ, praseodymium oxit và neodymium oxit, đã tăng 120% từ cuối năm ngoái tới nay, hiện ở mức 459.000 Nhân dân tệ/tấn (70.000 USD/tấn) và 575.000 Nhân dân tệ/tấn. Giá của hai loại đất hiếm nặng là dysprosium oxit và terbium oxit tăng lần lượt 104% và 81,5% so với cuối năm 2010.
Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố đầu tiên trong đất hiếm được phát hiện vào năm 1787. Đa số chúng được dùng trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng.
Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Ngoài ra đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó.
Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60. Tuy nhiên, khai thác các kim loại đất hiếm lại rất gây hại cho môi trường.
Cụ thể, trong số 93.800 tấn công bố, giới hạn mức khai thác đất hiếm nhẹ là 80.400 tấn, còn lại là đất hiếm loại trung bình và nặng. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ không cấp giấy phép mới nào cho việc thăm dò và khai thác đất hiếm trước ngày 30/6/2012.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, đáp ứng 90% nhu cầu nguyên liệu này cho ngành sản xuất điện tử và các sản phẩm công nghệ cao khác. Tuy nhiên, trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc chỉ chiếm 1/5 thế giới.
Năm 2010, Trung Quốc đã cắt giảm 25% sản lượng khai thác đất hiếm so với năm 2009, đồng thời đã giảm 40% lượng đất hiếm xuất khẩu ra nước ngoài. Từ đầu năm 2011 tới nay, Trung Quốc đã ra một loạt các chính sách đối với ngành công nghiệp này.
Theo giải thích của Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc, nước này buộc phải cắt giảm khai thác đất hiếm là để bảo toàn và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu quan trọng này cũng như muốn bảo vệ môi trường trước nạn khai thác ồ ạt thời gian qua.
Cũng trong ngày hôm qua, giá đất hiếm tại Trung Quốc đã tăng mạnh, trước khi thuế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng bị nâng lên 10 lần. Từ đầu năm tới nay, giá bình quân của 17 nguyên tố đất hiếm tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi, bởi các quỹ đầu cơ nghi ngờ nguồn cung đã cạn kiệt.
Theo quy định, kể từ ngày 1/4, mỗi tấn đất hiếm loại nhẹ của Trung Quốc xuất ra nước ngoài sẽ chịu thuế 60 Nhân dân tệ, trong khi mỗi tấn loại đất hiếm vừa và nặng chịu thuế 30 Nhân dân tệ. Mức thuế mới sẽ khiến chi phí khai thác đất hiếm của các mỏ tăng cao.
Giá của hai loại đất hiếm nhẹ, praseodymium oxit và neodymium oxit, đã tăng 120% từ cuối năm ngoái tới nay, hiện ở mức 459.000 Nhân dân tệ/tấn (70.000 USD/tấn) và 575.000 Nhân dân tệ/tấn. Giá của hai loại đất hiếm nặng là dysprosium oxit và terbium oxit tăng lần lượt 104% và 81,5% so với cuối năm 2010.
Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố đầu tiên trong đất hiếm được phát hiện vào năm 1787. Đa số chúng được dùng trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng.
Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Ngoài ra đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó.
Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60. Tuy nhiên, khai thác các kim loại đất hiếm lại rất gây hại cho môi trường.