Trung Quốc lo Mỹ “trao kiếm” cho Nhật
Nhật Bản từng đàm phán không chính thức với Mỹ, bàn về việc tăng cường sức mạnh quân sự
Trung Quốc hôm 10/9 đã bày tỏ quan ngại trước báo cáo cho rằng Mỹ có thể tham gia thảo luận với Nhật Bản về việc mở rộng năng lực tấn công của Tokyo.
Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, chính lịch sử hiếu chiến và những quan điểm về giai đoạn lịch sử đó của phía Nhật Bản là lý do khiến cho những quốc gia láng giềng của Tokyo phải quan ngại.
Bà Hoa nói, “với ngôn từ và hành động sai lầm cũng như những hoạt động bành trướng của Nhật Bản, chúng tôi có lý do phải giám sát chặt chẽ các hành động của Tokyo trong các lĩnh vực như vậy... Chúng tôi đề nghị Nhật Bản suy ngẫm về các bài học lịch sử, thấu hiểu sự quan ngại của láng giềng và đi theo lộ trình phát triển hòa bình".
Trước đó, hãng Reuters dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho biết, Nhật Bản từng tổ chức nhiều cuộc đàm phán không chính thức và không công khai với phía Mỹ, để bàn về khả năng tăng cường sức mạnh quân sự cho phía Tokyo.
Các chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng, động thái này có thể khiến nước láng giềng Trung Quốc nổi giận.
Theo một số quan chức Nhật Bản có liên quan tới tiến trình đàm phán này, hiện nay, Tokyo vừa tăng cường cạnh tranh với Bắc Kinh, vừa phải tập trung chú ý vào các căn cứ tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện mới chỉ là bước sơ bộ và giai đoạn này chưa đề cập cụ thể tới vấn đề vũ khí.
Các chuyên gia nói, việc tăng cường năng lực tấn công sẽ khiến Nhật Bản phải thay đổi học thuyết quốc phòng của nước này, tiếp đó chi hàng tỷ USD cho việc mua sắm những hệ thống phòng thủ tên lửa và các khí tài khác. Những loại khí tài này có thể là tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm tương tự như loại tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Quân đội của Nhật Bản vẫn bị bó buộc bởi các quy định trong Hiến pháp Hòa bình. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện được trang bị hàng chục tàu chiến, 16 tàu ngầm và 3 tàu chở trực thăng cùng một loạt tàu chiến khác đang được đóng. Nhật Bản cũng đang mua 42 chiến đấu cơ tàng hình F-35 để nâng cao năng lực chiến đấu trên không.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng, không có một cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề nêu trên, nhưng không loại trừ khả năng có các cuộc tiếp xúc không chính thức. Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết thêm rằng, Nhật Bản đã tiếp cận giới chức ở Washington một cách không chính thức vào hồi năm ngoái để nói về vấn đề trên.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang lên cao khi ngày càng đến gần dịp kỷ niệm 2 năm ngày Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, chính lịch sử hiếu chiến và những quan điểm về giai đoạn lịch sử đó của phía Nhật Bản là lý do khiến cho những quốc gia láng giềng của Tokyo phải quan ngại.
Bà Hoa nói, “với ngôn từ và hành động sai lầm cũng như những hoạt động bành trướng của Nhật Bản, chúng tôi có lý do phải giám sát chặt chẽ các hành động của Tokyo trong các lĩnh vực như vậy... Chúng tôi đề nghị Nhật Bản suy ngẫm về các bài học lịch sử, thấu hiểu sự quan ngại của láng giềng và đi theo lộ trình phát triển hòa bình".
Trước đó, hãng Reuters dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho biết, Nhật Bản từng tổ chức nhiều cuộc đàm phán không chính thức và không công khai với phía Mỹ, để bàn về khả năng tăng cường sức mạnh quân sự cho phía Tokyo.
Các chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng, động thái này có thể khiến nước láng giềng Trung Quốc nổi giận.
Theo một số quan chức Nhật Bản có liên quan tới tiến trình đàm phán này, hiện nay, Tokyo vừa tăng cường cạnh tranh với Bắc Kinh, vừa phải tập trung chú ý vào các căn cứ tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện mới chỉ là bước sơ bộ và giai đoạn này chưa đề cập cụ thể tới vấn đề vũ khí.
Các chuyên gia nói, việc tăng cường năng lực tấn công sẽ khiến Nhật Bản phải thay đổi học thuyết quốc phòng của nước này, tiếp đó chi hàng tỷ USD cho việc mua sắm những hệ thống phòng thủ tên lửa và các khí tài khác. Những loại khí tài này có thể là tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm tương tự như loại tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Quân đội của Nhật Bản vẫn bị bó buộc bởi các quy định trong Hiến pháp Hòa bình. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện được trang bị hàng chục tàu chiến, 16 tàu ngầm và 3 tàu chở trực thăng cùng một loạt tàu chiến khác đang được đóng. Nhật Bản cũng đang mua 42 chiến đấu cơ tàng hình F-35 để nâng cao năng lực chiến đấu trên không.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói rằng, không có một cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề nêu trên, nhưng không loại trừ khả năng có các cuộc tiếp xúc không chính thức. Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết thêm rằng, Nhật Bản đã tiếp cận giới chức ở Washington một cách không chính thức vào hồi năm ngoái để nói về vấn đề trên.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang lên cao khi ngày càng đến gần dịp kỷ niệm 2 năm ngày Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.