Lo Trung Quốc, Nhật-Ấn xích lại gần nhau
Khi Thủ tướng Ấn thăm Nhật, Thủ tướng Nhật miêu tả mối quan hệ song phương này là mối quan hệ “tiềm năng nhất trên thế giới”
Thủ tướng Nhật Bản và người đồng cấp Ấn Độ cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng và kinh tế trong bối cảnh hai đối tác lớn tại khu vực châu Á tiến tới xây dựng một đối trọng chiến lược với Trung Quốc. Đây là cam kết được Thủ tướng Ấn Neranda đưa ra trong chuyến thăm Nhật tuần này.
Trên cương vị tân Thủ tướng Ấn, ông Modi đã vạch ra một tầm nhìn cho chính sách ngoại giao của mình bằng chuyến thăm Nhật kéo dài 5 ngày. Tại Tokyo, ông Modi và Thủ tướng Nhật Abe đã nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa hai nước, đồng thời thể hiện tình cảm cá nhân nồng ấm giữa hai nhà lãnh đạo.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tại một cuộc họp báo chung vào hôm thứ Hai, ông Abe miêu tả mối quan hệ song phương Nhật-Ấn là mối quan hệ “tiềm năng nhất trên thế giới”.
Ông Modi thì nói rằng, các cuộc đàm thoại mà ông có với ông Abe đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu giữa hai nước lên một mức “đặc biệt”.
Một tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo tập trung vào những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Ông Abe và ông Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại gần gũi giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của hai nước, cam kết thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung, và đánh giá cao tiến trình các cuộc đàm phán nhằm chuyển giao công nghệ quốc phòng và hạt nhân của Nhật cho Ấn Độ.
Cùng với mục tiêu phát triển quan hệ an ninh, hai nhà lãnh đạo cũng đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại cho tương xứng. Ông Abe đã vạch ra một kế hoạch nhằm tăng gấp đôi đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật và số công ty Nhật hoạt động ở Ấn Độ trong vòng 5 năm, đồng thời cam kết tổng mức đầu tư 3,5 nghìn tỷ Yên của Nhật vào Ấn trong vòng 5 năm tới.
Thủ tướng Nhật cũng bày tỏ hy vọng sẽ cung cấp công nghệ tàu viên đạn Shinkanshen của Nhật cho Ấn Độ.
Mặc dù hai nhà lãnh đạo không trực diện đề cập tới Trung Quốc, Wall Street Journal cho rằng, rõ ràng, sức mạnh quân sự gia tăng và các hành vi hung hăng của Bắc Kinh trong vấn đề lãnh thổ đã khiến các nước láng giềng cảm thấy lo ngại.
Trong một bài phát biểu trước giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật, ông Modi bàn về sự cần thiết đối với Ấn và Nhật thúc đẩy mối quan hệ đối tác gần gũi hơn vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và đối trọng với tư duy bành trướng. Đây được xem là một sự “ám chỉ” tới Trung Quốc, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với cả New Delhi và Tokyo.
“Mọi nơi xung quanh chúng ta, chúng ta đều đang chứng kiến tư duy bành trướng: xâm lấn quốc gia khác, xâm phạm vùng biển nước khác, xâm chiếm các quốc gia khác, và chiếm lãnh thổ của nước khác”, ông Modi nói.
Những bình luận của ông Modi vào ngày thứ Hai tuần này được xem là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy nhà lãnh đạo Ấn Độ dự định sẽ xích lại thật gần với Nhật Bản - một đồng minh của Mỹ đang nỗ lực “tập hợp” các quốc gia châu Á thành một mặt trận thống nhất trước một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và hung hăng.
Nếu ông Modi hành động theo đúng như lập trường mà ông thể hiện, thì theo Wall Street Journal, ảnh hưởng về địa chính trị sẽ là rộng lớn.
Trong khi đó, Ấn Độ đã giữ vai trò trung tâm trong chiến lược của ông Abe về xây dựng các liên minh ngoại giao và quốc phòng mật thiết hơn với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Hồi đầu năm nay, ông Abe đã có chuyến thăm chính thức Ấn Độ và tham dự lễ duyệt binh nhân Ngày Cộng hòa của nước này. Vào tháng 7, Nhật tham dự một cuộc tập trận quân sự mang tên Malabar với Ấn Độ và Mỹ. Hiện Nhật đang nới lỏng các quy định về xuất khẩu vũ khí theo chủ trương của Thủ tướng Abe và động thái này làm gia tăng kỳ vọng rằng Nhật sẽ sớm cung cấp máy bay quân sự cho Ấn Độ.
Tình bằng hữu nồng ấm giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ đã được thể hiện rõ ngay khi ông Modi tới Nhật vào hôm thứ Bảy tuần trước với một đoàn tháp tùng là giới lãnh đạo doanh nghiệp Ấn.
Ông Abe đã có một chuyến đi đặc biệt tới Kyoto và đón ông Modi bằng một cái ôm chặt, một hành động hiếm gặp đối với một chính trị gia ở Nhật, nơi sự tiếp xúc cơ thể trước công chúng được giữ ở mức tối thiểu.
Cả hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau dùng bữa tối thân mật, cho cá ăn trong ao, và cùng nhau đi dạo trong một ngôi đền Phật giáo ở Kyoto trước khi ông Modi bắt đầu chính thức chuyến thăm tại Tokyo vào ngày thứ Hai.
Trong 100 ngày đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Modi đã thể hiện sự linh hoạt trong định hình các ưu tiên chính sách đối ngoại. Các cố vấn của ông Modi nói rằng, ông đang thúc đẩy chính sách ngoại giao lấy kinh tế làm ưu tiên nhằm tăng cường đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho đất nước, song song với tăng cường trọng tâm an ninh và quân sự.
Sau khi đắc cử hồi tháng 5, ông Modi đã nhanh chóng cải thiện quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ với các quốc gia láng giềng như Nepal, Bangladesh và Bhutan nhằm nỗ lực tái lập vị trí thống lĩnh vủa New Delhi ở Nam Á, khu vực mà Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng trong những năm gần đây bằng cách rót vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường cao tốc và cảng biển.
Giới phân tích ở Ấn Độ nói rằng, ông Modi đang tiến tới tăng cường các liên minh khu vực ở châu Á bên cạnh thắt chặt quan hệ kinh tế và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc với phần thặng dư khổng lồ nghiêng về phía Trung Quốc. Theo dự báo, Ấn Độ sẽ tăng cường quan hệ với Việt Nam và Australia tại các cuộc gặp cấp cao vào tháng này. Ông Modi sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại New Delhi vào giữa tháng 9 này sau cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (BRICS) vào tháng 7 vừa rồi tại Brazil.
Ông K.C. Singh, một nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, nói rằng, trong những năm sắp tới, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có đặc trưng là “hợp tác và cạnh tranh được đẩy cao, thi thoảng xảy ra mâu thuẫn”.
Các chuyên gia khác thì nhận định, thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất đối với Thủ tướng Modi sẽ là làm thế nào để chủ động hơn trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ trong khi cân bằng được quan hệ với ba cường quốc này.
Trước đây, Ấn Độ không muốn làm “mếch lòng” Trung Quốc hay bị lôi kéo vào bất kỳ liên minh nào có thể bị cho là nhằm kiềm chế sự nổi lên của Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, những bình luận mà ông Modi đưa ra ở Nhật cho thấy một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và chủ động hơn với mục tiêu vừa tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, vừa tạo đối trọng với sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh bằng cách thúc đẩy các liên minh khu vực tại Nam Á và Đông Á.
“Thế kỷ 21 sẽ ra sao phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản trở nên gần gũi như thế nào. Vì hòa bình, tiến bộ và thinh vượng trên thế giới, Ấn Độ và Nhật Bản có một trách nhiệm lớn”, ông Modi phát biểu.
Trên cương vị tân Thủ tướng Ấn, ông Modi đã vạch ra một tầm nhìn cho chính sách ngoại giao của mình bằng chuyến thăm Nhật kéo dài 5 ngày. Tại Tokyo, ông Modi và Thủ tướng Nhật Abe đã nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa hai nước, đồng thời thể hiện tình cảm cá nhân nồng ấm giữa hai nhà lãnh đạo.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tại một cuộc họp báo chung vào hôm thứ Hai, ông Abe miêu tả mối quan hệ song phương Nhật-Ấn là mối quan hệ “tiềm năng nhất trên thế giới”.
Ông Modi thì nói rằng, các cuộc đàm thoại mà ông có với ông Abe đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu giữa hai nước lên một mức “đặc biệt”.
Một tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo tập trung vào những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Ông Abe và ông Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại gần gũi giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao của hai nước, cam kết thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung, và đánh giá cao tiến trình các cuộc đàm phán nhằm chuyển giao công nghệ quốc phòng và hạt nhân của Nhật cho Ấn Độ.
Cùng với mục tiêu phát triển quan hệ an ninh, hai nhà lãnh đạo cũng đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại cho tương xứng. Ông Abe đã vạch ra một kế hoạch nhằm tăng gấp đôi đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật và số công ty Nhật hoạt động ở Ấn Độ trong vòng 5 năm, đồng thời cam kết tổng mức đầu tư 3,5 nghìn tỷ Yên của Nhật vào Ấn trong vòng 5 năm tới.
Thủ tướng Nhật cũng bày tỏ hy vọng sẽ cung cấp công nghệ tàu viên đạn Shinkanshen của Nhật cho Ấn Độ.
Mặc dù hai nhà lãnh đạo không trực diện đề cập tới Trung Quốc, Wall Street Journal cho rằng, rõ ràng, sức mạnh quân sự gia tăng và các hành vi hung hăng của Bắc Kinh trong vấn đề lãnh thổ đã khiến các nước láng giềng cảm thấy lo ngại.
Trong một bài phát biểu trước giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật, ông Modi bàn về sự cần thiết đối với Ấn và Nhật thúc đẩy mối quan hệ đối tác gần gũi hơn vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và đối trọng với tư duy bành trướng. Đây được xem là một sự “ám chỉ” tới Trung Quốc, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với cả New Delhi và Tokyo.
“Mọi nơi xung quanh chúng ta, chúng ta đều đang chứng kiến tư duy bành trướng: xâm lấn quốc gia khác, xâm phạm vùng biển nước khác, xâm chiếm các quốc gia khác, và chiếm lãnh thổ của nước khác”, ông Modi nói.
Những bình luận của ông Modi vào ngày thứ Hai tuần này được xem là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy nhà lãnh đạo Ấn Độ dự định sẽ xích lại thật gần với Nhật Bản - một đồng minh của Mỹ đang nỗ lực “tập hợp” các quốc gia châu Á thành một mặt trận thống nhất trước một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và hung hăng.
Nếu ông Modi hành động theo đúng như lập trường mà ông thể hiện, thì theo Wall Street Journal, ảnh hưởng về địa chính trị sẽ là rộng lớn.
Trong khi đó, Ấn Độ đã giữ vai trò trung tâm trong chiến lược của ông Abe về xây dựng các liên minh ngoại giao và quốc phòng mật thiết hơn với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Hồi đầu năm nay, ông Abe đã có chuyến thăm chính thức Ấn Độ và tham dự lễ duyệt binh nhân Ngày Cộng hòa của nước này. Vào tháng 7, Nhật tham dự một cuộc tập trận quân sự mang tên Malabar với Ấn Độ và Mỹ. Hiện Nhật đang nới lỏng các quy định về xuất khẩu vũ khí theo chủ trương của Thủ tướng Abe và động thái này làm gia tăng kỳ vọng rằng Nhật sẽ sớm cung cấp máy bay quân sự cho Ấn Độ.
Tình bằng hữu nồng ấm giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ đã được thể hiện rõ ngay khi ông Modi tới Nhật vào hôm thứ Bảy tuần trước với một đoàn tháp tùng là giới lãnh đạo doanh nghiệp Ấn.
Ông Abe đã có một chuyến đi đặc biệt tới Kyoto và đón ông Modi bằng một cái ôm chặt, một hành động hiếm gặp đối với một chính trị gia ở Nhật, nơi sự tiếp xúc cơ thể trước công chúng được giữ ở mức tối thiểu.
Cả hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau dùng bữa tối thân mật, cho cá ăn trong ao, và cùng nhau đi dạo trong một ngôi đền Phật giáo ở Kyoto trước khi ông Modi bắt đầu chính thức chuyến thăm tại Tokyo vào ngày thứ Hai.
Trong 100 ngày đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Modi đã thể hiện sự linh hoạt trong định hình các ưu tiên chính sách đối ngoại. Các cố vấn của ông Modi nói rằng, ông đang thúc đẩy chính sách ngoại giao lấy kinh tế làm ưu tiên nhằm tăng cường đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho đất nước, song song với tăng cường trọng tâm an ninh và quân sự.
Sau khi đắc cử hồi tháng 5, ông Modi đã nhanh chóng cải thiện quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ với các quốc gia láng giềng như Nepal, Bangladesh và Bhutan nhằm nỗ lực tái lập vị trí thống lĩnh vủa New Delhi ở Nam Á, khu vực mà Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng trong những năm gần đây bằng cách rót vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường cao tốc và cảng biển.
Giới phân tích ở Ấn Độ nói rằng, ông Modi đang tiến tới tăng cường các liên minh khu vực ở châu Á bên cạnh thắt chặt quan hệ kinh tế và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc với phần thặng dư khổng lồ nghiêng về phía Trung Quốc. Theo dự báo, Ấn Độ sẽ tăng cường quan hệ với Việt Nam và Australia tại các cuộc gặp cấp cao vào tháng này. Ông Modi sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại New Delhi vào giữa tháng 9 này sau cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (BRICS) vào tháng 7 vừa rồi tại Brazil.
Ông K.C. Singh, một nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, nói rằng, trong những năm sắp tới, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có đặc trưng là “hợp tác và cạnh tranh được đẩy cao, thi thoảng xảy ra mâu thuẫn”.
Các chuyên gia khác thì nhận định, thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất đối với Thủ tướng Modi sẽ là làm thế nào để chủ động hơn trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ trong khi cân bằng được quan hệ với ba cường quốc này.
Trước đây, Ấn Độ không muốn làm “mếch lòng” Trung Quốc hay bị lôi kéo vào bất kỳ liên minh nào có thể bị cho là nhằm kiềm chế sự nổi lên của Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, những bình luận mà ông Modi đưa ra ở Nhật cho thấy một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và chủ động hơn với mục tiêu vừa tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, vừa tạo đối trọng với sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh bằng cách thúc đẩy các liên minh khu vực tại Nam Á và Đông Á.
“Thế kỷ 21 sẽ ra sao phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản trở nên gần gũi như thế nào. Vì hòa bình, tiến bộ và thinh vượng trên thế giới, Ấn Độ và Nhật Bản có một trách nhiệm lớn”, ông Modi phát biểu.