Nhật tính bán vũ khí cho ASEAN để kìm Trung Quốc
Nhật tin rằng an ninh của nước này sẽ được cải thiện, nếu khả năng răn đe của ASEAN được tăng cường
Nhật Bản đang cân nhắc bán vũ khí cho các nước ASEAN, để đối phó với ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc ở khu vực này, cũng như sự hung hăng của Bắc Kinh trong việc khẳng định chủ quyền hàng hải.
Mạng Want China Times ngày 19/8 dẫn một bản tin của hãng thông tấn Kyodo có trụ sở tại Tokyo cho biết, Nhật Bản đã quyết định tổ chức một hội thảo chuyên đề vào cuối tháng 9 tới, để gặp gỡ những quan chức ngoại giao và quốc phòng đến từ những nước thành viên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật chính thức thảo luận với ASEAN về xuất khẩu vũ khí, kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí. Quy định mới cho phép Nhật xuất khẩu thiết bị quốc phòng và công nghệ, nếu những thứ này phục vụ hợp tác quốc tế hoặc vì các lợi ích an ninh của Tokyo.
Ở hội thảo, Nhật Bản sẽ thảo luận về cách thức cũng như chủng loại thiết bị, công nghệ mà họ có thể cung cấp, giúp tăng cường khả năng quốc phòng của ASEAN. Nhật Bản cũng dự kiến sau hội thảo sẽ thảo luận về việc ký kết thỏa thuận chuyển giao thiết bị quân sự cho quốc gia nào quan tâm đến việc mua những thiết bị đó.
Tờ Japan Times cũng đưa tin, chủ đề chính của hội thảo là "an ninh hàng hải". Tại đó, các quan chức Nhật Bản sẽ giải thích rõ hơn về chính sách xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Tokyo, với mong muốn qua đó có thể cung cấp các loại tàu chiến và máy bay, nhằm giúp cho các nước ASEAN tăng cường khả năng phòng vệ.
Hãng tin Kyodo cho biết, Chính phủ Nhật Bản tin tưởng rằng, môi trường an ninh của nước này sẽ được cải thiện, nếu như khả năng răn đe của các nước ASEAN được tăng cường.
Theo tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản đã khẳng định vùng biển rộng lớn từ Ấn Độ Dương đến biển Đông và tây Thái Bình Dương không thể nằm dưới sự bá chủ của Trung Quốc. Quan điểm của Tokyo rằng luật pháp quốc tế cần được thực thi ở các vùng biển khơi thay vì sức mạnh cưỡng ép, đã nhận được ủng hộ của ASEAN.
Want China Times cũng dẫn lời ông Hồ Văn Long thuộc Hội Nghiên cứu văn hóa quân sự Trung Quốc, rằng nhiều quốc gia thành viên ASEAN cần vũ khí, trong đó một số nước lại đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Theo ông này, nếu Nhật Bản cung cấp các khoản vay dài hạn cùng điều kiện ưu đãi trong việc bán một lượng lớn thiết bị quân sự cho những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc, thì các quốc gia này có thể sẽ có lập trường cứng rắn hơn trong các tranh chấp, và điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra xung đột.
Mạng Want China Times ngày 19/8 dẫn một bản tin của hãng thông tấn Kyodo có trụ sở tại Tokyo cho biết, Nhật Bản đã quyết định tổ chức một hội thảo chuyên đề vào cuối tháng 9 tới, để gặp gỡ những quan chức ngoại giao và quốc phòng đến từ những nước thành viên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật chính thức thảo luận với ASEAN về xuất khẩu vũ khí, kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí. Quy định mới cho phép Nhật xuất khẩu thiết bị quốc phòng và công nghệ, nếu những thứ này phục vụ hợp tác quốc tế hoặc vì các lợi ích an ninh của Tokyo.
Ở hội thảo, Nhật Bản sẽ thảo luận về cách thức cũng như chủng loại thiết bị, công nghệ mà họ có thể cung cấp, giúp tăng cường khả năng quốc phòng của ASEAN. Nhật Bản cũng dự kiến sau hội thảo sẽ thảo luận về việc ký kết thỏa thuận chuyển giao thiết bị quân sự cho quốc gia nào quan tâm đến việc mua những thiết bị đó.
Tờ Japan Times cũng đưa tin, chủ đề chính của hội thảo là "an ninh hàng hải". Tại đó, các quan chức Nhật Bản sẽ giải thích rõ hơn về chính sách xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Tokyo, với mong muốn qua đó có thể cung cấp các loại tàu chiến và máy bay, nhằm giúp cho các nước ASEAN tăng cường khả năng phòng vệ.
Hãng tin Kyodo cho biết, Chính phủ Nhật Bản tin tưởng rằng, môi trường an ninh của nước này sẽ được cải thiện, nếu như khả năng răn đe của các nước ASEAN được tăng cường.
Theo tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản đã khẳng định vùng biển rộng lớn từ Ấn Độ Dương đến biển Đông và tây Thái Bình Dương không thể nằm dưới sự bá chủ của Trung Quốc. Quan điểm của Tokyo rằng luật pháp quốc tế cần được thực thi ở các vùng biển khơi thay vì sức mạnh cưỡng ép, đã nhận được ủng hộ của ASEAN.
Want China Times cũng dẫn lời ông Hồ Văn Long thuộc Hội Nghiên cứu văn hóa quân sự Trung Quốc, rằng nhiều quốc gia thành viên ASEAN cần vũ khí, trong đó một số nước lại đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Theo ông này, nếu Nhật Bản cung cấp các khoản vay dài hạn cùng điều kiện ưu đãi trong việc bán một lượng lớn thiết bị quân sự cho những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc, thì các quốc gia này có thể sẽ có lập trường cứng rắn hơn trong các tranh chấp, và điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra xung đột.