Trung Quốc nhiều công ty Fortune 500 hơn cả Nhật
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản về số doanh nghiệp góp mặt trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới (Global 500)
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản về số doanh nghiệp góp mặt trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới (Global 500) do tạp chí Fortune thực hiện. Theo dự báo, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ còn chiếm thị phần của đối thủ đến từ các nền kinh tế phát triển.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo do Fortune công bố ngày 9/7 cho biết, Trung Quốc có 73 công ty trong Global 500, nhiều hơn 5 doanh nghiệp so với số 68 công ty của Nhật Bản trong danh sách này. Các công ty lớn nhất đến từ Trung Quốc trong danh sách này đều là các công ty năng lượng và điện lực thuộc khu vực quốc doanh như Sinopec, CNPC và State Grid, lần lượt chiếm các vị trí 5, 6, 7 của xếp hạng chung.
“Giá dầu cao đã giúp các công ty quốc doanh của Trung Quốc chiếm thứ hạng cao trong danh sách này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty tư nhân của Trung Quốc lọt vào danh sách, bao gồm hãng viễn thông Huawei. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp Trung Quốc như vậy trong danh sách phản ánh tổn thất đối với các công ty đối thủ đến từ phương Tây”, bà Stephanie Mehta, biên tập viên tờ Fortune, nhận xét.
Theo bà Mehta, các công ty Trung Quốc sẽ còn tiếp tục vươn cao trong thời gian tới, phản ánh sự dịch chuyển trong sức mạnh kinh tế toàn cầu. Suốt thập kỷ qua, nước Mỹ luôn là quốc gia có nhiều công ty trong Fortune 500 nhất. Tuy nhiên, cũng trong 10 năm qua, nước Mỹ có nhiều doanh nghiệp bị rớt khỏi danh sách này hơn bất kỳ quốc gia nào.
Năm nay, Mỹ có 132 công ty lọt vào xếp hạng này, so với 133 công ty vào năm ngoái và 197 công ty cách đây một thập kỷ. Số doanh nghiệp đến từ châu Âu trong danh sách thậm chí giảm còn 161 công ty trong năm nay, so với mức 172 công ty trong năm 2011.
Fortune nhận định, sẽ còn có nhiều công ty hàng tiêu dùng Trung Quốc vượt qua các công ty phương Tây khi tầng lớp trung lưu ở nước này phát triển nhanh. Những cái tên như hãng máy tính Lenovo (số 370) hay hãng xe Zhejiang Geely (số 475) với doanh thu tăng 126% trong năm 2011 sau khi thâu tóm thương hiệu xe Volvo của Ford được dự báo sẽ còn tiến xa hơn trong những năm sắp tới.
“Các công ty như Lenovo và Geely mạnh là nhờ bán sản phẩm có chất lượng vừa đủ và giá rẻ cho người tiêu dùng trung lưu ở Trung Quốc. Sau khi tìm hiểu và thâu tóm một số đối thủ phương Tây song song với khai thác hiệu quả sản xuất ở Trung Quốc, giờ đây các công ty này đã sẵn sàng cho việc tấn công vào thị trường toàn cầu”, Fortune nhận định.
Tạp chí này tuyên bố, xếp hạng Global 500 không chỉ là một “thước đo sức mạnh của doanh nghiệp”, mà còn là một “hàn thử biểu” về sự thịnh vượng trên một vài phương diện. Chẳng hạn, bất chấp những trở ngại từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, năm 2011 là một năm khá ổn đối với các doanh nghiệp trong Global 500.
Các công ty trong danh sách này đạt tổng doanh thu kỷ lục 29,5 nghìn tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2010. Lợi nhuận tăng 7%, đạt mức 1,6 nghìn tỷ USD, xấp xỉ GDP của Ấn Độ. Xếp hạng Global 500 của Fortune gồm 500 công ty, được đánh giá dựa trên doanh thu.
Trong top 5 của xếp hạng này năm nay có tới 4 công ty dầu lửa, gồm Royal Dutch Shell của Hà Lan (số 1), Exxon Mobil của Mỹ (số 2), BP của Anh (số 4) và Sinopec của Trung Quốc (số 5). Hãng bán lẻ Wal-Mart của Mỹ đứng ở vị trí số 3.
Hãng tin CNBC dẫn báo cáo do Fortune công bố ngày 9/7 cho biết, Trung Quốc có 73 công ty trong Global 500, nhiều hơn 5 doanh nghiệp so với số 68 công ty của Nhật Bản trong danh sách này. Các công ty lớn nhất đến từ Trung Quốc trong danh sách này đều là các công ty năng lượng và điện lực thuộc khu vực quốc doanh như Sinopec, CNPC và State Grid, lần lượt chiếm các vị trí 5, 6, 7 của xếp hạng chung.
“Giá dầu cao đã giúp các công ty quốc doanh của Trung Quốc chiếm thứ hạng cao trong danh sách này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty tư nhân của Trung Quốc lọt vào danh sách, bao gồm hãng viễn thông Huawei. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp Trung Quốc như vậy trong danh sách phản ánh tổn thất đối với các công ty đối thủ đến từ phương Tây”, bà Stephanie Mehta, biên tập viên tờ Fortune, nhận xét.
Theo bà Mehta, các công ty Trung Quốc sẽ còn tiếp tục vươn cao trong thời gian tới, phản ánh sự dịch chuyển trong sức mạnh kinh tế toàn cầu. Suốt thập kỷ qua, nước Mỹ luôn là quốc gia có nhiều công ty trong Fortune 500 nhất. Tuy nhiên, cũng trong 10 năm qua, nước Mỹ có nhiều doanh nghiệp bị rớt khỏi danh sách này hơn bất kỳ quốc gia nào.
Năm nay, Mỹ có 132 công ty lọt vào xếp hạng này, so với 133 công ty vào năm ngoái và 197 công ty cách đây một thập kỷ. Số doanh nghiệp đến từ châu Âu trong danh sách thậm chí giảm còn 161 công ty trong năm nay, so với mức 172 công ty trong năm 2011.
Fortune nhận định, sẽ còn có nhiều công ty hàng tiêu dùng Trung Quốc vượt qua các công ty phương Tây khi tầng lớp trung lưu ở nước này phát triển nhanh. Những cái tên như hãng máy tính Lenovo (số 370) hay hãng xe Zhejiang Geely (số 475) với doanh thu tăng 126% trong năm 2011 sau khi thâu tóm thương hiệu xe Volvo của Ford được dự báo sẽ còn tiến xa hơn trong những năm sắp tới.
“Các công ty như Lenovo và Geely mạnh là nhờ bán sản phẩm có chất lượng vừa đủ và giá rẻ cho người tiêu dùng trung lưu ở Trung Quốc. Sau khi tìm hiểu và thâu tóm một số đối thủ phương Tây song song với khai thác hiệu quả sản xuất ở Trung Quốc, giờ đây các công ty này đã sẵn sàng cho việc tấn công vào thị trường toàn cầu”, Fortune nhận định.
Tạp chí này tuyên bố, xếp hạng Global 500 không chỉ là một “thước đo sức mạnh của doanh nghiệp”, mà còn là một “hàn thử biểu” về sự thịnh vượng trên một vài phương diện. Chẳng hạn, bất chấp những trở ngại từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, năm 2011 là một năm khá ổn đối với các doanh nghiệp trong Global 500.
Các công ty trong danh sách này đạt tổng doanh thu kỷ lục 29,5 nghìn tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2010. Lợi nhuận tăng 7%, đạt mức 1,6 nghìn tỷ USD, xấp xỉ GDP của Ấn Độ. Xếp hạng Global 500 của Fortune gồm 500 công ty, được đánh giá dựa trên doanh thu.
Trong top 5 của xếp hạng này năm nay có tới 4 công ty dầu lửa, gồm Royal Dutch Shell của Hà Lan (số 1), Exxon Mobil của Mỹ (số 2), BP của Anh (số 4) và Sinopec của Trung Quốc (số 5). Hãng bán lẻ Wal-Mart của Mỹ đứng ở vị trí số 3.