Trung Quốc siết chặt hơn xuất khẩu đất hiếm
Trung Quốc vừa tuyên bố mở rộng hệ thống hạn ngạch áp dụng cho xuất khẩu đất hiếm
Trung Quốc vừa tuyên bố mở rộng hệ thống hạn ngạch áp dụng cho xuất khẩu đất hiếm. Đây được xem là động thái tiếp theo của Bắc Kinh nhằm tăng cường ngôi vị thống lĩnh trên thị trường đất hiếm toàn cầu.
Hãng tin BBC cho biết, theo tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc, kể từ ngày 20/5, phôi thép có chứa trên 10% đất hiếm sẽ bị quản lý bằng hạn ngạch xuất khẩu. Bộ này cũng tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp mua đi bán lại hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và không phê chuẩn những dự án khai thác đất hiếm mới hay mở rộng các dự án hiện tại trong lĩnh vực này trong vòng 5 năm tới.
Trước đó, từ đầu năm, Trung Quốc đã áp thuế 25% đối với phôi thép có hàm lượng đất hiếm trên 10%. Nước này cũng đã cắt giảm 35% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong nửa đầu năm 2011, đẩy giá đất hiếm quốc tế thời gian qua lên mức cao kỷ lục. Trong 6 tháng đầu năm 2011, các công ty đất hiếm của Trung Quốc được phép xuất khẩu 14.508 tấn khoáng sản này.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Bắc Kinh đã nâng thuế đánh vào quặng đất hiếm nhẹ lên mức 60 Nhân dân tệ (9,22 USD)/tấn, từ mức 0,4-30 Nhân dân tệ, áp dụng từ ngày 1/4. Thuế đánh vào quặng đất hiếm nặng cũng bị tăng lên mức 30 Nhân dân tệ/tấn, từ mức 0,4-30 Nhân dân tệ/tấn.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 97% nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Đất hiếm là loại khoáng sản quan trọng được sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động, pin cho xe chạy nhiên liệu tổ hợp, turbin gió và hệ thống dẫn đường tên lửa.
Không chỉ siết hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, trong tuyên bố lần này, Chính phủ Trung Quốc còn tuyên bố sẽ mạnh tay hơn với hoạt động buôn lậu và xuất khẩu đất hiếm bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng tiêu chuẩn đối với các công ty được cấp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, nhưng chưa nói rõ sẽ giảm số doanh nghiệp được xuất khẩu đất hiếm hay không. Năm nay, có 22 công ty Trung Quốc và 10 công ty nước ngoài được cấp hạn ngạch.
Bắc Kinh cho biết, họ cần hạn chế xuất khẩu đất hiếm để bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, những động thái siết xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã khiến những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ bên ngoài như Nhật Bản lo ngại.
Gần đây, các mỏ đất hiếm ở Mỹ và Australia đã được mở cửa trở lại để tăng nguồn cung đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Các nước như Canada và Brazil cũng đang tìm cách tăng sản lượng đất hiếm.
Hãng tin BBC cho biết, theo tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc, kể từ ngày 20/5, phôi thép có chứa trên 10% đất hiếm sẽ bị quản lý bằng hạn ngạch xuất khẩu. Bộ này cũng tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp mua đi bán lại hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm và không phê chuẩn những dự án khai thác đất hiếm mới hay mở rộng các dự án hiện tại trong lĩnh vực này trong vòng 5 năm tới.
Trước đó, từ đầu năm, Trung Quốc đã áp thuế 25% đối với phôi thép có hàm lượng đất hiếm trên 10%. Nước này cũng đã cắt giảm 35% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong nửa đầu năm 2011, đẩy giá đất hiếm quốc tế thời gian qua lên mức cao kỷ lục. Trong 6 tháng đầu năm 2011, các công ty đất hiếm của Trung Quốc được phép xuất khẩu 14.508 tấn khoáng sản này.
Ngoài ra, trong thời gian qua, Bắc Kinh đã nâng thuế đánh vào quặng đất hiếm nhẹ lên mức 60 Nhân dân tệ (9,22 USD)/tấn, từ mức 0,4-30 Nhân dân tệ, áp dụng từ ngày 1/4. Thuế đánh vào quặng đất hiếm nặng cũng bị tăng lên mức 30 Nhân dân tệ/tấn, từ mức 0,4-30 Nhân dân tệ/tấn.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 97% nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Đất hiếm là loại khoáng sản quan trọng được sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động, pin cho xe chạy nhiên liệu tổ hợp, turbin gió và hệ thống dẫn đường tên lửa.
Không chỉ siết hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, trong tuyên bố lần này, Chính phủ Trung Quốc còn tuyên bố sẽ mạnh tay hơn với hoạt động buôn lậu và xuất khẩu đất hiếm bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng tiêu chuẩn đối với các công ty được cấp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, nhưng chưa nói rõ sẽ giảm số doanh nghiệp được xuất khẩu đất hiếm hay không. Năm nay, có 22 công ty Trung Quốc và 10 công ty nước ngoài được cấp hạn ngạch.
Bắc Kinh cho biết, họ cần hạn chế xuất khẩu đất hiếm để bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, những động thái siết xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã khiến những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ bên ngoài như Nhật Bản lo ngại.
Gần đây, các mỏ đất hiếm ở Mỹ và Australia đã được mở cửa trở lại để tăng nguồn cung đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Các nước như Canada và Brazil cũng đang tìm cách tăng sản lượng đất hiếm.