Trung Quốc tiến vào thị trường dầu khí Trung Á
Trung Quốc và Kazakhstan đã đạt được thoả thuận mở rộng đường ống dẫn dầu nối Đại lục với biển Caspi thêm 700km
Trong chuyến thăm Kazakhstan gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc và Kazakhstan đã đạt được thoả thuận mở rộng đường ống dẫn dầu nối Đại lục với biển Caspi thêm 700km. Thoả thuận này sẽ tạo điều kiện giúp Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với thị trường dầu khí Trung Á.
Đa dạng hoá nguồn cung dầu lửa đang là một trong những chiến lược quan trọng của Trung Quốc nhằm cung ứng năng lượng cho nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ hai con số của mình.
Mở rộng đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia
Tuyến đường ống hiện nay dài 966 km, với chi phí khoảng 800 triệu USD, nối Atasu, miền trung Kazakhstan với Alashankou, khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Đây là thành quả hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Công ty năng lượng quốc gia Kazakhstan.
Đây đồng thời là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh nguồn cung cấp nhiên liệu một cách lâu dài từ các nước sản xuất dầu mỏ lớn ở Trung Á. Công suất vận chuyển trung bình của tuyến đường này là 20 triệu tấn/năm, gần bằng 1/6 khối lượng dầu nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc.
Các chuyên gia năng lượng Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của đường ống này vì đây là kênh cung cấp dầu mỏ bằng đường ống từ nước ngoài đầu tiên cho Trung Quốc, nước đang có nhu cầu tiêu thụ năng lượng rất lớn do nền kinh tế phát triển nhanh. Đây là đường ống xuất khẩu dầu lớn đầu tiên nối từ Kazakhstan mà không đi qua lãnh thổ Nga. Đường ống này sẽ đưa dầu từ những mỏ khổng lồ quanh biển Caspian tiếp cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ Trung Quốc.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Narzarbayev cũng đạt được thoả thuận về tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Turkmenistan đi qua Kazakhstan tới Trung Quốc. Tuyến đường ống này dự kiến sẽ được triển khai xây dựng từ năm 2009 và cung cấp khoảng 30 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc sau khi đi vào hoạt động.
Đường ống dẫn khí đốt nói trên khi hoàn thành sẽ có chiều dài tới 10.000 km, góp phần chuyển khối lượng lớn khí đốt từ Turkmenistan sang Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà khoa học và chuyên gia hai nước, trữ lượng khí đốt ở bờ phải sông Amua tại Turkmenistan có thể lên tới 1,3 nghìn tỉ m3.
Theo Tổng thống Turkmenistan, từ năm 2009 nước này sẽ giao cho Trung Quốc 17 tỉ m3 khí đốt. 13 tỉ m3 khí đốt còn lại sẽ được giao cho phía Trung Quốc khi các mỏ khí đốt ở khu vực Bagtyarluk của Turkmenistan được Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc khai thác theo một thoả thuận về phân chia sản phẩm giữa hai nước.
Rốn dầu lớn thứ hai thế giới hấp dẫn Trung Quốc
Trung Á với nguồn tài nguyên lớn về dầu lửa và khí đốt là vùng đệm chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Từ lâu, Trung Á luôn chiếm vị trí quan trọng, không chỉ ở châu Á mà còn đối với cả an ninh, kinh tế của thế giới.
Về mặt địa lý, nơi đây là cửa ngõ đi vào vùng chiến lược dầu khí xung quanh vùng biển Caspi, là rốn dầu lớn thứ hai thế giới, sau Trung Đông. Về kinh tế, Trung Á là nơi có trữ lượng dầu khí và khoáng sản lớn.
Riêng Kazakhstan được dự đoán sẽ là một trong 5 nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Trong số các nước thuộc Liên Xô cũ, Kazakhstan đứng thứ hai, chỉ sau Nga, xét về sản lượng dầu hiện nay. Trữ lượng dầu mỏ của nước này ước tính khoảng 24 tỷ thùng dầu thô. Từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, với sự giúp đỡ của các công ty dầu khí nước ngoài, Kazakhstan đã tăng gấp đôi sản lượng dầu, lên hơn 1 triệu thùng/ngày.
Năng suất này đã giúp Kazakhstan lọt vào danh sách 20 nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, song nước này đang có tham vọng tăng gấp 3 sản lượng trong vòng 10-20 năm tới.
Những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực năng lượng của Kazakhastan, trong đó nổi lên thỏa thuận đầu tư gần 4,2 tỷ USD vào PetroKazakhstan, hãng dầu lớn, chiếm tới 12% lượng dầu sản xuất được tại Kazakhstan. Đây là vụ mua bán sáp nhập lớn nhất của một công ty Trung Quốc tại nước ngoài tính đến năm 2005.
Trong chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2050 trở thành nước công nghiệp tầm trung, Trung Quốc đang thiếu nguồn năng lượng nghiêm trọng với dự đoán phải nhập khẩu đến 70% lượng dầu vào năm 2020. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan hay tại Kazakhstan. Một hệ thống giao thông được thiết lập nối liền Tadjikistan với Tân Cương, Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã ký kết hàng loạt các hiệp định về dầu lửa, gas và các hiệp định liên quan đến việc xây dựng các đường ống dẫn dầu với các nước Trung Á trong những năm gần đây như việc ký với Kazakhstan hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu từ phía Tây Bắc nước này sang khu vực Tân Cương hay đầu tư 300 triệu USD cho dự án khí gas và dầu tại Kyrgyzstan.
Đa dạng hoá nguồn cung dầu lửa đang là một trong những chiến lược quan trọng của Trung Quốc nhằm cung ứng năng lượng cho nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ hai con số của mình.
Mở rộng đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia
Tuyến đường ống hiện nay dài 966 km, với chi phí khoảng 800 triệu USD, nối Atasu, miền trung Kazakhstan với Alashankou, khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Đây là thành quả hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Công ty năng lượng quốc gia Kazakhstan.
Đây đồng thời là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh nguồn cung cấp nhiên liệu một cách lâu dài từ các nước sản xuất dầu mỏ lớn ở Trung Á. Công suất vận chuyển trung bình của tuyến đường này là 20 triệu tấn/năm, gần bằng 1/6 khối lượng dầu nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc.
Các chuyên gia năng lượng Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của đường ống này vì đây là kênh cung cấp dầu mỏ bằng đường ống từ nước ngoài đầu tiên cho Trung Quốc, nước đang có nhu cầu tiêu thụ năng lượng rất lớn do nền kinh tế phát triển nhanh. Đây là đường ống xuất khẩu dầu lớn đầu tiên nối từ Kazakhstan mà không đi qua lãnh thổ Nga. Đường ống này sẽ đưa dầu từ những mỏ khổng lồ quanh biển Caspian tiếp cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ Trung Quốc.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Narzarbayev cũng đạt được thoả thuận về tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Turkmenistan đi qua Kazakhstan tới Trung Quốc. Tuyến đường ống này dự kiến sẽ được triển khai xây dựng từ năm 2009 và cung cấp khoảng 30 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc sau khi đi vào hoạt động.
Đường ống dẫn khí đốt nói trên khi hoàn thành sẽ có chiều dài tới 10.000 km, góp phần chuyển khối lượng lớn khí đốt từ Turkmenistan sang Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà khoa học và chuyên gia hai nước, trữ lượng khí đốt ở bờ phải sông Amua tại Turkmenistan có thể lên tới 1,3 nghìn tỉ m3.
Theo Tổng thống Turkmenistan, từ năm 2009 nước này sẽ giao cho Trung Quốc 17 tỉ m3 khí đốt. 13 tỉ m3 khí đốt còn lại sẽ được giao cho phía Trung Quốc khi các mỏ khí đốt ở khu vực Bagtyarluk của Turkmenistan được Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc khai thác theo một thoả thuận về phân chia sản phẩm giữa hai nước.
Rốn dầu lớn thứ hai thế giới hấp dẫn Trung Quốc
Trung Á với nguồn tài nguyên lớn về dầu lửa và khí đốt là vùng đệm chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Từ lâu, Trung Á luôn chiếm vị trí quan trọng, không chỉ ở châu Á mà còn đối với cả an ninh, kinh tế của thế giới.
Về mặt địa lý, nơi đây là cửa ngõ đi vào vùng chiến lược dầu khí xung quanh vùng biển Caspi, là rốn dầu lớn thứ hai thế giới, sau Trung Đông. Về kinh tế, Trung Á là nơi có trữ lượng dầu khí và khoáng sản lớn.
Riêng Kazakhstan được dự đoán sẽ là một trong 5 nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Trong số các nước thuộc Liên Xô cũ, Kazakhstan đứng thứ hai, chỉ sau Nga, xét về sản lượng dầu hiện nay. Trữ lượng dầu mỏ của nước này ước tính khoảng 24 tỷ thùng dầu thô. Từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, với sự giúp đỡ của các công ty dầu khí nước ngoài, Kazakhstan đã tăng gấp đôi sản lượng dầu, lên hơn 1 triệu thùng/ngày.
Năng suất này đã giúp Kazakhstan lọt vào danh sách 20 nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, song nước này đang có tham vọng tăng gấp 3 sản lượng trong vòng 10-20 năm tới.
Những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực năng lượng của Kazakhastan, trong đó nổi lên thỏa thuận đầu tư gần 4,2 tỷ USD vào PetroKazakhstan, hãng dầu lớn, chiếm tới 12% lượng dầu sản xuất được tại Kazakhstan. Đây là vụ mua bán sáp nhập lớn nhất của một công ty Trung Quốc tại nước ngoài tính đến năm 2005.
Trong chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2050 trở thành nước công nghiệp tầm trung, Trung Quốc đang thiếu nguồn năng lượng nghiêm trọng với dự đoán phải nhập khẩu đến 70% lượng dầu vào năm 2020. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan hay tại Kazakhstan. Một hệ thống giao thông được thiết lập nối liền Tadjikistan với Tân Cương, Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã ký kết hàng loạt các hiệp định về dầu lửa, gas và các hiệp định liên quan đến việc xây dựng các đường ống dẫn dầu với các nước Trung Á trong những năm gần đây như việc ký với Kazakhstan hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu từ phía Tây Bắc nước này sang khu vực Tân Cương hay đầu tư 300 triệu USD cho dự án khí gas và dầu tại Kyrgyzstan.