Trung Quốc tính đổi hàng lấy dầu với Iran
Trung Quốc đang muốn dùng hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy dầu lửa của Iran
Iran và Trung Quốc đang đàm phán kế
hoạch cho một hệ thống trao đổi, trong đó Trung Quốc dùng hàng hóa và
dịch vụ để đổi lấy dầu lửa của Iran, theo tờ Financial Times.
Báo này dẫn nguồn tin thân cận cho biết, do lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ áp dụng đối với Iran, Trung Quốc rất khó dùng tiền mặt là USD để trả tiền mua dầu từ nước này. Điều này đồng nghĩa với việc, Trung Quốc nợ Iran 20-30 tỷ USD tiền dầu.
Theo nguồn tin, số tiền mua dầu mà Trung Quốc nợ Iran đã tăng nhanh trong hai năm qua, khi mà chính phủ hai nước này loay hoay tìm cách giải quyết.
Một số quan chức Iran đang tỏ ra không hài lòng khi những khách hàng nhập khẩu dầu lớn nhất như Trung Quốc và Ấn Độ không thể chi trả bằng tiền mặt. Kết quả của tình trạng bế tắc này là Iran ngày càng thiếu ngoại tệ mạnh.
Trung Quốc và Ấn Độ tiêu thụ khoảng 1/3 lượng dầu lửa xuất khẩu của Iran, mặt hàng được xem là nguồn nhựa sống của quốc gia Trung Đông nay. Trong năm nay, lượng dầu Trung Quốc nhập từ Iran đã tăng gần gấp rưỡi.
Tuần trước, Iran đe dọa sẽ cắt xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, khi mà New Dehli đang nợ Tehran 5 tỷ USD tiền mua dầu mà chưa tìm ra cách thanh toán do lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn tiền của Iran được giữ trong nhà băng của họ, và tìm cách đưa Iran vào thỏa thuận đổi dầu lấy hàng nhằm bán được hàng hóa, hoặc trả bằng tiền Nhân dân tệ hay Rupee thay vì ngoại tệ mạnh”, nguồn tin cho hay.
Cũng theo nguồn tin, cuộc thảo luận về “hàng đổi dầu” giữa Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn đầu và Iran vẫn chưa chấp nhận những đề xuất của phía Trung Quốc.
Không giống như Ấn Độ, quốc gia hầu như không xuất khẩu hàng hóa gì sang Iran, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Iran và có thể dùng một hệ thống trao đổi để cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc xuất hiện trên mọi ngóc ngách của Iran, từ các dự án xây dựng đường hầm tới các sản phẩm đồ chơi trẻ em. Giữa lúc các hãng dầu lửa phương Tây như Shell và Total e ngại hoạt động ở Iran, Trung Quốc đang đẩy mạnh các dự án dầu lửa ở quốc gia này.
Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Iran đạt mức 29,3 tỷ USD trong năm 2010, tăng khoảng 40% so với năm 2009. Tháng 7 này, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận về cơ sở hạ tầng và thương mại.
Theo đó, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Iran, còn Iran sẽ xuất khẩu khối lượng lớn quặng chrome sang Trung Quốc.
Báo này dẫn nguồn tin thân cận cho biết, do lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ áp dụng đối với Iran, Trung Quốc rất khó dùng tiền mặt là USD để trả tiền mua dầu từ nước này. Điều này đồng nghĩa với việc, Trung Quốc nợ Iran 20-30 tỷ USD tiền dầu.
Theo nguồn tin, số tiền mua dầu mà Trung Quốc nợ Iran đã tăng nhanh trong hai năm qua, khi mà chính phủ hai nước này loay hoay tìm cách giải quyết.
Một số quan chức Iran đang tỏ ra không hài lòng khi những khách hàng nhập khẩu dầu lớn nhất như Trung Quốc và Ấn Độ không thể chi trả bằng tiền mặt. Kết quả của tình trạng bế tắc này là Iran ngày càng thiếu ngoại tệ mạnh.
Trung Quốc và Ấn Độ tiêu thụ khoảng 1/3 lượng dầu lửa xuất khẩu của Iran, mặt hàng được xem là nguồn nhựa sống của quốc gia Trung Đông nay. Trong năm nay, lượng dầu Trung Quốc nhập từ Iran đã tăng gần gấp rưỡi.
Tuần trước, Iran đe dọa sẽ cắt xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, khi mà New Dehli đang nợ Tehran 5 tỷ USD tiền mua dầu mà chưa tìm ra cách thanh toán do lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn tiền của Iran được giữ trong nhà băng của họ, và tìm cách đưa Iran vào thỏa thuận đổi dầu lấy hàng nhằm bán được hàng hóa, hoặc trả bằng tiền Nhân dân tệ hay Rupee thay vì ngoại tệ mạnh”, nguồn tin cho hay.
Cũng theo nguồn tin, cuộc thảo luận về “hàng đổi dầu” giữa Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn đầu và Iran vẫn chưa chấp nhận những đề xuất của phía Trung Quốc.
Không giống như Ấn Độ, quốc gia hầu như không xuất khẩu hàng hóa gì sang Iran, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Iran và có thể dùng một hệ thống trao đổi để cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc xuất hiện trên mọi ngóc ngách của Iran, từ các dự án xây dựng đường hầm tới các sản phẩm đồ chơi trẻ em. Giữa lúc các hãng dầu lửa phương Tây như Shell và Total e ngại hoạt động ở Iran, Trung Quốc đang đẩy mạnh các dự án dầu lửa ở quốc gia này.
Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Iran đạt mức 29,3 tỷ USD trong năm 2010, tăng khoảng 40% so với năm 2009. Tháng 7 này, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận về cơ sở hạ tầng và thương mại.
Theo đó, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Iran, còn Iran sẽ xuất khẩu khối lượng lớn quặng chrome sang Trung Quốc.