Trung Quốc và “canh bạc” công nghệ khai thác khí đốt
Các công ty Trung Quốc đang trả những mức giá “hàng khủng” để đột phá vào thị trường khí tự nhiên ở khu vực Bắc Mỹ
Các công ty Trung Quốc đang trả những mức giá “hàng khủng” để đột phá vào thị trường khí tự nhiên ở khu vực Bắc Mỹ. Mục đích của họ là tiếp cận với nguồn công nghệ quan trọng dành cho khai thác khí đốt cũng như một nguồn cung khí năng lượng dồi dào mới.
Những tiến bộ về công nghệ đã mở ra những mỏ khí đốt khổng lồ ở khu vực Bắc Mỹ, theo đó tạo ra cơ hội cho các quốc gia đang trong tình trạng “khát năng lượng” ở châu Á, tờ Wall Street Journal cho hay.
Công nghệ mới này giúp khai thác loại khí đốt nằm trong các vỉa đá, gọi là khí đá phiến (shale gas). Hãng tư vấn Wood Mackenzie ước tính, trữ lượng khí đá phiến có khả năng được phát hiện ở Mỹ lên tới 650 nghìn tỷ mét khối. Trong khi đó, theo số liệu của hãng dầu lửa BP, trữ lượng khí đốt đã được tìm thấy của Mỹ tính tới cuối năm 2209 mới chỉ đạt 244,7 nghìn tỷ mét khối.
Vì cơ hội tìm ra trữ lượng khí lớn như vậy, các công ty châu Á rất hào hứng trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên khí đá phiến và bí quyết khai thác. Trong đó, hăng hái nhất là các công ty đến từ Trung Quốc, với hàng loạt thỏa thuận liên doanh và cung cấp khí đốt được ký kết tại Mỹ và Trung Quốc.
Gần đây nhất, tập đoàn Petro China tuyên bố sẽ chi 5,4 tỷ USD để mua cổ phần trong một dự án khai thác khí đốt đá phiến và giếng sâu từ tập đoàn Encana của Canada. Trước đó, vào tháng 1, một công ty khác của Trung Quốc là CNOOC và công ty Chesapeake của Mỹ đã ký kết một thỏa thuận về khí đá phiến. Giới chuyên gia dự báo, trong năm nay, các hãng dầu lửa của Trung Quốc còn có nhiều thỏa thuận tương tự trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục củng cố vấn đề an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào loại nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm cao hơn là than đá.
Các nhà phân tích trên thị trường năng lượng cho rằng, các công ty của Trung Quốc đang trả mức giá hấp dẫn hơn so với các đối thủ khác trong cuộc đua giành giật các dự án khí đốt. Chẳng hạn, thỏa thuận giữa Petro China và Encana được cho là định giá khí đốt trong dài hạn ở mức cao hơn 20% so với giá hiện tại.
Nhưng nhiều chuyên gia khẳng định, mức giá này là xứng đáng, vì một thỏa thuận như thế có thể giúp Trung Quốc học được những công nghệ mới để khai thác được khí đá phiến - loại năng lượng không dễ khai thác - thông qua phương pháp sử dụng thuốc nổ hoặc thủy lực.
Nhờ đó, Trung Quốc có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhiên liệu trong nước bằng cách khai thác khí đốt từ các vỉa đá phiến của nước này. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược dầu khí Trung Quốc đã đặt mục tiêu đến năm 2010 định vị được trữ lượng khí đá phiến lên tới 1 nghìn tỷ mét khối. Các mỏ đá phiến tiềm năng nhất ở nước này nằm tại khu vực Ordos, Tứ Xuyên và Tarim.
Ngoài ra, các thỏa thuận khí đốt mà các công ty Trung Quốc đạt được thời gian qua cũng cho thấy Bắc Kinh tin tưởng rằng, khí đá phiến sẽ có ảnh hưởng lớn thế nào đối với thị trường năng lượng toàn cầu trong tương lai. “Tương tự như vụ CNOOC mua tài sản từ Encana, chúng tôi tin là Petro China cũng có mối quan tâm chiến lược nhằm tiếp cận kinh nghiệm đối với lĩnh vực khí đá phiến. Họ sẽ áp dụng kinh nghiệm thu được cho nguồn tài nguyên khí đốt tại Trung Quốc”, ngân hàng UBS nhận định.
Để vận chuyển khí đốt xuyên qua biển mà không dùng đường ống dẫn, các công ty hóa lỏng khí tự nhiên và vận chuyển bằng tàu chở dầu. Để chuẩn bị cho tương lai Mỹ trở thành một quốc gia nhập khẩu khí đốt lớn từ nước ngoài, nhiều công ty ở nước này đã đầu tư hàng tỷ USD vào các cảng dầu nhằm tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) và biến khí hóa lỏng thành khí đốt phục vụ cho mục đích thương mại.
Tuy nhiên, khí đá phiến đã thay đổi cục diện cuộc chơi. “Theo số liệu tiêu thụ khí đốt năm 2009, nước Mỹ sẽ tự đáp ứng được nhu cầu khí đốt trong vòng ít nhất 40 năm nữa”, ông Peter O’Malley, một chuyên gia của ngân hàng HSBC khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận xét.
Giờ đây, nhiều nhà quan sát dự báo, có thể sẽ đến lúc Mỹ trở thành một nước xuất khẩu khí đốt lớn. Ông O’Malley nhận định, sẽ còn có thêm nhiều thỏa thuận mở đường cho khí tự nhiên từ Mỹ sang châu Á - thị trường khí hóa lỏng lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nơi mà giá khí đốt cao hơn. Ông tin rằng, khí đốt xuất khẩu của Mỹ có thể thay thế cho nguồn cung từ các mỏ khí đốt phức tạp và tốn kém của Australia.
Công ty năng lượng Chenierie Energy Partners của Mỹ mới đây đã được cơ quan chức năng Mỹ cho phép xây dựng cảng xuất khẩu khí hóa lỏng đầu tiên ở Mỹ đại lục. Tháng 11 vừa qua, công ty này đã ký thỏa thuận với đối tác Trung Quốc ENN Energy để xuất khẩu khí hóa lỏng sang Trung Quốc từ năm 2015.
Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn phải đương đầu với nhiều rào cản trong việc khai thác các mỏ khí đốt trong nước. Những rào cản này bao gồm khung pháp lý cho hợp đồng khai thác, việc vận chuyển khí đốt và xác định quy mô trữ lượng của các mỏ khí.
Hãng tư vấn Eurasia Group có trụ sở tại New York cũng chỉ ra rằng, các mỏ khí đá phiến của Trung Quốc rất phân tán và nhiều mỏ nằm ở các khu vực có dân số đông, địa hình đồi núi hoặc khô cằn. Bên cạnh đó, một vài mỏ khí đá phiến của nước này có tầng địa chất lâu đời và dày hơn so với các mỏ khí ở Mỹ. Công nghệ hiện tại bởi thế có thể không phù hợp với tính chất địa chất của các mỏ khí ở Trung Quốc và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, đồng nghĩa với chi phí tăng thêm.
Ngoài việc thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài để học tập công nghệ mới, Trung Quốc cũng ký nhiều thỏa thuận để khai thác các mỏ khí đá phiến trong nước. Tháng trước, công ty Hess của Mỹ đã khí thỏa thuận công ty CNCP và Sinochem của Trung Quốc để khai thác khí đá phiến tại Trung Quốc. Hess có kinh nghiệm ở mỏ khí đá phiến Bakken Shale ở Bắc Dakota, và kinh nghiệm này có thể sử dụng được tại Trung Quốc.
Với sự chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc đã đạt được, các chuyên gia cho rằng, hoạt động khai thác khí đá phiến có thể cất cánh trong thời gian tới ở nước này. Ông O’Malley, chuyên gia của HSBC tin là Trung Quốc sắp có đủ kinh nghiệm về khai thác khí đá phiến để tự mình khai thác các mỏ khí trong nước.
“Người Trung Quốc có khả năng thúc đẩy tốc độ sản xuất nhanh hơn bất kỳ nước nào… Khi Trung Quốc khai thác được khí đá phiến, thì giá khí đốt thế giới sẽ giảm”, ông O’Malley nói.
Những tiến bộ về công nghệ đã mở ra những mỏ khí đốt khổng lồ ở khu vực Bắc Mỹ, theo đó tạo ra cơ hội cho các quốc gia đang trong tình trạng “khát năng lượng” ở châu Á, tờ Wall Street Journal cho hay.
Công nghệ mới này giúp khai thác loại khí đốt nằm trong các vỉa đá, gọi là khí đá phiến (shale gas). Hãng tư vấn Wood Mackenzie ước tính, trữ lượng khí đá phiến có khả năng được phát hiện ở Mỹ lên tới 650 nghìn tỷ mét khối. Trong khi đó, theo số liệu của hãng dầu lửa BP, trữ lượng khí đốt đã được tìm thấy của Mỹ tính tới cuối năm 2209 mới chỉ đạt 244,7 nghìn tỷ mét khối.
Vì cơ hội tìm ra trữ lượng khí lớn như vậy, các công ty châu Á rất hào hứng trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên khí đá phiến và bí quyết khai thác. Trong đó, hăng hái nhất là các công ty đến từ Trung Quốc, với hàng loạt thỏa thuận liên doanh và cung cấp khí đốt được ký kết tại Mỹ và Trung Quốc.
Gần đây nhất, tập đoàn Petro China tuyên bố sẽ chi 5,4 tỷ USD để mua cổ phần trong một dự án khai thác khí đốt đá phiến và giếng sâu từ tập đoàn Encana của Canada. Trước đó, vào tháng 1, một công ty khác của Trung Quốc là CNOOC và công ty Chesapeake của Mỹ đã ký kết một thỏa thuận về khí đá phiến. Giới chuyên gia dự báo, trong năm nay, các hãng dầu lửa của Trung Quốc còn có nhiều thỏa thuận tương tự trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục củng cố vấn đề an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào loại nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm cao hơn là than đá.
Các nhà phân tích trên thị trường năng lượng cho rằng, các công ty của Trung Quốc đang trả mức giá hấp dẫn hơn so với các đối thủ khác trong cuộc đua giành giật các dự án khí đốt. Chẳng hạn, thỏa thuận giữa Petro China và Encana được cho là định giá khí đốt trong dài hạn ở mức cao hơn 20% so với giá hiện tại.
Nhưng nhiều chuyên gia khẳng định, mức giá này là xứng đáng, vì một thỏa thuận như thế có thể giúp Trung Quốc học được những công nghệ mới để khai thác được khí đá phiến - loại năng lượng không dễ khai thác - thông qua phương pháp sử dụng thuốc nổ hoặc thủy lực.
Nhờ đó, Trung Quốc có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhiên liệu trong nước bằng cách khai thác khí đốt từ các vỉa đá phiến của nước này. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược dầu khí Trung Quốc đã đặt mục tiêu đến năm 2010 định vị được trữ lượng khí đá phiến lên tới 1 nghìn tỷ mét khối. Các mỏ đá phiến tiềm năng nhất ở nước này nằm tại khu vực Ordos, Tứ Xuyên và Tarim.
Ngoài ra, các thỏa thuận khí đốt mà các công ty Trung Quốc đạt được thời gian qua cũng cho thấy Bắc Kinh tin tưởng rằng, khí đá phiến sẽ có ảnh hưởng lớn thế nào đối với thị trường năng lượng toàn cầu trong tương lai. “Tương tự như vụ CNOOC mua tài sản từ Encana, chúng tôi tin là Petro China cũng có mối quan tâm chiến lược nhằm tiếp cận kinh nghiệm đối với lĩnh vực khí đá phiến. Họ sẽ áp dụng kinh nghiệm thu được cho nguồn tài nguyên khí đốt tại Trung Quốc”, ngân hàng UBS nhận định.
Để vận chuyển khí đốt xuyên qua biển mà không dùng đường ống dẫn, các công ty hóa lỏng khí tự nhiên và vận chuyển bằng tàu chở dầu. Để chuẩn bị cho tương lai Mỹ trở thành một quốc gia nhập khẩu khí đốt lớn từ nước ngoài, nhiều công ty ở nước này đã đầu tư hàng tỷ USD vào các cảng dầu nhằm tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) và biến khí hóa lỏng thành khí đốt phục vụ cho mục đích thương mại.
Tuy nhiên, khí đá phiến đã thay đổi cục diện cuộc chơi. “Theo số liệu tiêu thụ khí đốt năm 2009, nước Mỹ sẽ tự đáp ứng được nhu cầu khí đốt trong vòng ít nhất 40 năm nữa”, ông Peter O’Malley, một chuyên gia của ngân hàng HSBC khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận xét.
Giờ đây, nhiều nhà quan sát dự báo, có thể sẽ đến lúc Mỹ trở thành một nước xuất khẩu khí đốt lớn. Ông O’Malley nhận định, sẽ còn có thêm nhiều thỏa thuận mở đường cho khí tự nhiên từ Mỹ sang châu Á - thị trường khí hóa lỏng lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nơi mà giá khí đốt cao hơn. Ông tin rằng, khí đốt xuất khẩu của Mỹ có thể thay thế cho nguồn cung từ các mỏ khí đốt phức tạp và tốn kém của Australia.
Công ty năng lượng Chenierie Energy Partners của Mỹ mới đây đã được cơ quan chức năng Mỹ cho phép xây dựng cảng xuất khẩu khí hóa lỏng đầu tiên ở Mỹ đại lục. Tháng 11 vừa qua, công ty này đã ký thỏa thuận với đối tác Trung Quốc ENN Energy để xuất khẩu khí hóa lỏng sang Trung Quốc từ năm 2015.
Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn phải đương đầu với nhiều rào cản trong việc khai thác các mỏ khí đốt trong nước. Những rào cản này bao gồm khung pháp lý cho hợp đồng khai thác, việc vận chuyển khí đốt và xác định quy mô trữ lượng của các mỏ khí.
Hãng tư vấn Eurasia Group có trụ sở tại New York cũng chỉ ra rằng, các mỏ khí đá phiến của Trung Quốc rất phân tán và nhiều mỏ nằm ở các khu vực có dân số đông, địa hình đồi núi hoặc khô cằn. Bên cạnh đó, một vài mỏ khí đá phiến của nước này có tầng địa chất lâu đời và dày hơn so với các mỏ khí ở Mỹ. Công nghệ hiện tại bởi thế có thể không phù hợp với tính chất địa chất của các mỏ khí ở Trung Quốc và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, đồng nghĩa với chi phí tăng thêm.
Ngoài việc thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài để học tập công nghệ mới, Trung Quốc cũng ký nhiều thỏa thuận để khai thác các mỏ khí đá phiến trong nước. Tháng trước, công ty Hess của Mỹ đã khí thỏa thuận công ty CNCP và Sinochem của Trung Quốc để khai thác khí đá phiến tại Trung Quốc. Hess có kinh nghiệm ở mỏ khí đá phiến Bakken Shale ở Bắc Dakota, và kinh nghiệm này có thể sử dụng được tại Trung Quốc.
Với sự chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc đã đạt được, các chuyên gia cho rằng, hoạt động khai thác khí đá phiến có thể cất cánh trong thời gian tới ở nước này. Ông O’Malley, chuyên gia của HSBC tin là Trung Quốc sắp có đủ kinh nghiệm về khai thác khí đá phiến để tự mình khai thác các mỏ khí trong nước.
“Người Trung Quốc có khả năng thúc đẩy tốc độ sản xuất nhanh hơn bất kỳ nước nào… Khi Trung Quốc khai thác được khí đá phiến, thì giá khí đốt thế giới sẽ giảm”, ông O’Malley nói.