Trung Quốc - Venezuela đẩy mạnh hợp tác năng lượng
Venezuela cam kết tăng lượng cung dầu thô cho Trung Quốc từ 350 nghìn thùng/ngày lên 800 nghìn thùng/ngày vào năm 2008
Kỳ họp thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp Trung Quốc - Venezuela vừa kết thúc với việc hai bên ký kết một loạt văn kiện hợp tác. Theo đó, Venezuela cam kết tăng lượng cung dầu thô cho Trung Quốc từ 350 nghìn thùng/ngày lên 800 nghìn thùng/ngày vào năm 2008.
Đây là một thành công của Trung Quốc trong việc đa dạng hoá nguồn cung dầu lửa trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như vũ bão của nước này đang khát dầu và giá dầu thế giới liên tiếp tăng.
Venezuela tăng cung dầu thô cho Trung Quốc
Trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp Venezuela-Trung Quốc diễn ra tại Venezuela hôm 6/11 vừa qua, hai bên đã ký hiệp định khung về việc thành lập Quỹ Phát triển chung trị giá 6 tỷ USD, trong đó phía Trung Quốc đóng góp 4 tỷ USD và Venezuela góp 2 tỷ USD, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp và xã hội. Đây là một trong 11 văn kiện hợp tác, trong đó có các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận, được ký tại phiên họp này.
Theo các văn kiện trên, Venezuela sẽ cung cấp cho Trung Quốc dầu ma dút và Tập đoàn Xăng dầu và Hoá chất Trung Quốc (Sinopec) sẽ tham gia kiểm chứng dầu mỏ tại lưu vực sông Orinoco, được coi là có trữ lượng lớn nhất thế giới. Ngoài ra, hai bên cũng thỏa thuận thành lập Xí nghiệp liên hợp về vận tải dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ sang châu Á và Xí nghiệp liên hợp chuyên sản xuất thiết bị viễn thông ở Venezuela.
Tổng thống nước chủ nhà Hugo Chavez đã cam kết tăng lượng dầu thô và các sản phẩm phụ cung cấp cho Trung Quốc từ 350 nghìn thùng/ngày hiện nay lên 500 triệu thùng/ngày vào năm 2008 và 1 triệu thùng/ngày vào năm 2010 hoặc năm 2011. Tổng thống Chavez cũng cho biết, Trung Quốc sẽ giúp nước ông chế tạo vệ tinh Simon Bolivar, dự kiến sẽ được phóng vào quỹ đạo năm 2008.
Trong khi đó, ông Trương Hiểu Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước, trưởng đoàn Trung Quốc tham dự kỳ họp, đã nêu bật những bước phát triển trong hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ cao. Ông cho biết Venezuela là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Trung Quốc và trong 9 tháng đầu năm nay trao đổi thương mại song phương đã vượt con số 4,340 tỷ USD của cả năm 2006 và dự đoán sẽ đạt 10 tỷ USD trong những năm tới.
Ngày 1/11, Trung Quốc tăng gần 10% giá xăng và dầu diesel. Do sự kiểm soát của Chính phủ nên các chủ hãng lọc dầu bị buộc phải chịu bù đắp vào khoản chênh lệch giữa sự tăng giá dầu thô trên thị trường so với giá bán lẻ xăng dầu bị duy trì ở mức thấp hơn. Phản ứng lại sự kiểm soát này của Chính phủ Trung Quốc, nhiều công ty lọc dầu đã quyết định cắt giảm sản lượng. Việc tăng giá xăng dầu lần này đã đảo ngược lệnh của Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua về việc giữ nguyên giá xăng và giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác để kiềm chế lạm phát.
Dầu mỏ thắt chặt quan hệ song phương
Do nền kinh tế phát triển quá nóng trong mấy năm gần đây, Trung Quốc nổi lên là một quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, nhập khẩu dầu của nước này đã tăng 14,5% so với năm trước đó, lên đạt 145,2 triệu tấn trong năm 2006. Để bảo đảm nguồn cung dầu lửa để ổn định phát triển kinh tế, Trung Quốc đang chú trọng tăng cường dự trữ dầu và đa dạng hoá nguồn cung. Dầu lửa cũng đã chi phối các quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với nhiều nước Trung Đông, Trung Á, châu Phi và Mỹ Latinh...
Tháng 3 năm nay, khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm Trung Quốc, hợp tác năng lượng cũng là chủ đề quan trọng trong các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước. Theo đó, hai bên đã cam kết mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; Venezuela sẽ mua tàu chở dầu do Trung Quốc sản xuất và ký kết hợp đồng về khai thác dầu. Trung Quốc sẽ khai thác dầu ở lưu vực sông Orinoco của Venezuela và hai nước cùng phát triển khu vực dầu khí ở Zumano (miền đông).
Venezuela, nước xuất khẩu dầu thứ 5 thế giới và Trung Quốc đang là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, thậm chí còn được dự báo là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào năm 2010. Trong khi đó, dù Mỹ hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Venezuela, nhưng Chính phủ của ông Chavez muốn tìm kiếm thêm các thị trường khác. Vì vậy, lợi ích dầu mỏ đã trở thành yếu tố quan trọng thắt chặt quan hệ hai nước.
Đây là một thành công của Trung Quốc trong việc đa dạng hoá nguồn cung dầu lửa trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như vũ bão của nước này đang khát dầu và giá dầu thế giới liên tiếp tăng.
Venezuela tăng cung dầu thô cho Trung Quốc
Trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp Venezuela-Trung Quốc diễn ra tại Venezuela hôm 6/11 vừa qua, hai bên đã ký hiệp định khung về việc thành lập Quỹ Phát triển chung trị giá 6 tỷ USD, trong đó phía Trung Quốc đóng góp 4 tỷ USD và Venezuela góp 2 tỷ USD, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp và xã hội. Đây là một trong 11 văn kiện hợp tác, trong đó có các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận, được ký tại phiên họp này.
Theo các văn kiện trên, Venezuela sẽ cung cấp cho Trung Quốc dầu ma dút và Tập đoàn Xăng dầu và Hoá chất Trung Quốc (Sinopec) sẽ tham gia kiểm chứng dầu mỏ tại lưu vực sông Orinoco, được coi là có trữ lượng lớn nhất thế giới. Ngoài ra, hai bên cũng thỏa thuận thành lập Xí nghiệp liên hợp về vận tải dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ sang châu Á và Xí nghiệp liên hợp chuyên sản xuất thiết bị viễn thông ở Venezuela.
Tổng thống nước chủ nhà Hugo Chavez đã cam kết tăng lượng dầu thô và các sản phẩm phụ cung cấp cho Trung Quốc từ 350 nghìn thùng/ngày hiện nay lên 500 triệu thùng/ngày vào năm 2008 và 1 triệu thùng/ngày vào năm 2010 hoặc năm 2011. Tổng thống Chavez cũng cho biết, Trung Quốc sẽ giúp nước ông chế tạo vệ tinh Simon Bolivar, dự kiến sẽ được phóng vào quỹ đạo năm 2008.
Trong khi đó, ông Trương Hiểu Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước, trưởng đoàn Trung Quốc tham dự kỳ họp, đã nêu bật những bước phát triển trong hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ cao. Ông cho biết Venezuela là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Trung Quốc và trong 9 tháng đầu năm nay trao đổi thương mại song phương đã vượt con số 4,340 tỷ USD của cả năm 2006 và dự đoán sẽ đạt 10 tỷ USD trong những năm tới.
Ngày 1/11, Trung Quốc tăng gần 10% giá xăng và dầu diesel. Do sự kiểm soát của Chính phủ nên các chủ hãng lọc dầu bị buộc phải chịu bù đắp vào khoản chênh lệch giữa sự tăng giá dầu thô trên thị trường so với giá bán lẻ xăng dầu bị duy trì ở mức thấp hơn. Phản ứng lại sự kiểm soát này của Chính phủ Trung Quốc, nhiều công ty lọc dầu đã quyết định cắt giảm sản lượng. Việc tăng giá xăng dầu lần này đã đảo ngược lệnh của Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua về việc giữ nguyên giá xăng và giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác để kiềm chế lạm phát.
Dầu mỏ thắt chặt quan hệ song phương
Do nền kinh tế phát triển quá nóng trong mấy năm gần đây, Trung Quốc nổi lên là một quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, nhập khẩu dầu của nước này đã tăng 14,5% so với năm trước đó, lên đạt 145,2 triệu tấn trong năm 2006. Để bảo đảm nguồn cung dầu lửa để ổn định phát triển kinh tế, Trung Quốc đang chú trọng tăng cường dự trữ dầu và đa dạng hoá nguồn cung. Dầu lửa cũng đã chi phối các quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với nhiều nước Trung Đông, Trung Á, châu Phi và Mỹ Latinh...
Tháng 3 năm nay, khi Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm Trung Quốc, hợp tác năng lượng cũng là chủ đề quan trọng trong các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước. Theo đó, hai bên đã cam kết mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; Venezuela sẽ mua tàu chở dầu do Trung Quốc sản xuất và ký kết hợp đồng về khai thác dầu. Trung Quốc sẽ khai thác dầu ở lưu vực sông Orinoco của Venezuela và hai nước cùng phát triển khu vực dầu khí ở Zumano (miền đông).
Venezuela, nước xuất khẩu dầu thứ 5 thế giới và Trung Quốc đang là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, thậm chí còn được dự báo là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào năm 2010. Trong khi đó, dù Mỹ hiện là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Venezuela, nhưng Chính phủ của ông Chavez muốn tìm kiếm thêm các thị trường khác. Vì vậy, lợi ích dầu mỏ đã trở thành yếu tố quan trọng thắt chặt quan hệ hai nước.