Trung Quốc vượt WB về cho vay các nước đang phát triển
Hai năm qua, Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay số vốn lớn hơn số vốn mà Ngân hàng Thế giới cấp cho các quốc gia này
Trong vòng 2 năm trở lại đây, Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay số vốn lớn hơn khoản tiền mà Ngân hàng Thế giới (WB) cấp cho các quốc gia này. Đây là một bằng chứng rõ rệt nữa về vị thế kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc và những nỗ lực của quốc gia này nhằm tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khắp thế giới.
Financial Times vừa công bố một nghiên cứu do tờ báo này thực hiện cho thấy, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank) đã ký kết các thỏa thuận cho vay với tổng trị giá ít nhất 110 tỷ USD với chính phủ, doanh nghiệp các nước đang phát triển khác trong năm 2009 và 2010.
Trong khoảng thời gian từ giữa 2008 đến giữa 2010, các bộ phận tương đương của WB đưa ra cam kết cho vay 100,3 tỷ USD, và đây cũng đã là một con số cho vay kỷ lục của WB nhằm giúp các quốc gia vượt qua khủng hoảng tài chính.
Tờ Financial Times bình luận, lượng vốn vay mà Trung Quốc cấp cho các nước đang phát triển khác nói trên cho thấy Bắc Kinh đang thúc đẩy mạnh mô hình toàn cầu hóa kiểu mới do nước này dẫn đầu, đồng thời đây cũng là một nỗ lực nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào các thị trường xuất khẩu phương Tây.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã cho phép Bắc Kinh thúc đẩy lợi ích thương mại của các công ty năng lượng lớn của mình thông qua việc cung cấp vốn vay cho các nước sản xuất năng lượng vào thời điểm mà nguồn vốn tín dụng toàn cầu bị thắt chặt.
Trong số các khoản vay mà CDB và China EximBank cấp trong các năm 2009 và 2010, có các khoản vay đổi lấy dầu lửa ký kết với Nga, Venezuela và Brazil; các khoản vay dành cho một công ty của Ấn Độ nhằm mua lại thiết bị sản xuất năng lượng và đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng ở Ghana và đường ray ở Argentina.
Financial Times cho biết, WB đã nỗ lực tìm cách nhằm hợp tác với Bắc Kinh nhằm tránh sự cạnh tranh ngày càng tăng trong các thỏa thuận cho vay. Bản thân Trung Quốc trước đây cũng là một trong những quốc gia nhận nhiều vốn vay nhất từ WB.
”Một trong những chủ đề mà chúng tôi bàn thảo với các nhà chức trách Trung Quốc là làm thế nào chúng tôi có thể hợp tác với họ để chia sẻ kinh nghiệp trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển, cho dù đó là các nước ở Đông Nam Á hay châu Phi”, Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu trong một chuyến thăm Trung Quốc hồi năm ngoái.
Đối với những thỏa thuận mà Bắc Kinh ủng hộ mạnh, CDB và China EximBank đưa ra những điều kiện vay vốn hấp dẫn hơn nhiều so với các điều khoản của WB và các nhà cho vay khác. Tuy nhiên, đối với những thỏa thuận ít nhạy cảm hơn về mặt chính trị, hai ngân hàng này cũng áp dụng những điều kiện cho vay gần sát với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, những điều kiện về minh bạch hóa mà CDB và EximBank áp dụng đối với các khách hàng vay vốn cũng ít ngặt nghèo hơn.
Việc Trung Quốc ồ ạt cho vay các nước sản xuất dầu lửa đã khiến Mỹ ít nhiều lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng. Theo bà Erica Downs, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings, Mỹ, ảnh hưởng của các khoản vay từ Trung Quốc cho các nước đang phát triển đối với lợi ích của Mỹ không phải là hoàn toàn bất lợi.
“Các khoản vay của CDB cho thấy, Trung Quốc có thể đang quan tâm nhiều hơn tới việc hoạch định chính sách kinh tế phù hợp tại các nước được nhận khoản vay, và các khoản vay này sẽ không làm giảm khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên dầu lửa đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, các khoản vay đó cũng đang làm gia tăng tư tưởng ‘bài Mỹ’ ở các quốc gia Mỹ-Latin”, bà Downs nhận định.
Theo Financial Times, CDB và China Eximbank không công khai các số liệu về các khoản cho vay nước ngoài, đồng thời cũng từ chối bình luận về những con số mà tờ báo này đưa ra. Nghiên cứu của Financial Times dựa trên các tuyên bố công khai của hai ngân hàng này, của các khách hàng vay vốn và của Chính phủ Trung Quốc.
Một cố vấn của CDB cho rằng, giá trị các khoản vay dựa trên các tuyên bố công khai nói trên có thể thấp hơn nhiều so với giá trị cho vay thực tế của ngân hàng này.
Về phần mình, WB cho biết vẫn đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và chào đón “mối quan hệ đối tác quan trọng và ngày càng phát triển” giữa hai bên.
Các số liệu về khoản vay của WB lấy từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển Quốc tế - bộ phận cho vay chính của định chế này, cùng với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) - bộ phận cho vay của WB dành cho khu vực tư nhân.
Các số liệu này không bao gồm các khoản vay của Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA) - bộ phận của WB chuyên về các khoản trợ cấp và cho vay lãi suất thấp. Trung Quốc cũng thực hiện hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển khác, nhưng hầu như không cung cấp dữ liệu nào về vấn đề này.
Theo các nhà phân tích, Bắc Kinh cũng sử dụng hoạt động cho vay ở nước ngoài của CDB và China EximBank nhằm thúc đẩy mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Chẳng hạn, một nửa trong số khoản vay 20 tỷ USD cấp cho Venezuela là dưới dạng Nhân dân tệ và dành cho mục đích mua hàng hóa và thiết bị của Trung Quốc. Trong các trường hợp khác, vốn vay bằng ngoại tệ được cấp trực tiếp từ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.
Financial Times vừa công bố một nghiên cứu do tờ báo này thực hiện cho thấy, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank) đã ký kết các thỏa thuận cho vay với tổng trị giá ít nhất 110 tỷ USD với chính phủ, doanh nghiệp các nước đang phát triển khác trong năm 2009 và 2010.
Trong khoảng thời gian từ giữa 2008 đến giữa 2010, các bộ phận tương đương của WB đưa ra cam kết cho vay 100,3 tỷ USD, và đây cũng đã là một con số cho vay kỷ lục của WB nhằm giúp các quốc gia vượt qua khủng hoảng tài chính.
Tờ Financial Times bình luận, lượng vốn vay mà Trung Quốc cấp cho các nước đang phát triển khác nói trên cho thấy Bắc Kinh đang thúc đẩy mạnh mô hình toàn cầu hóa kiểu mới do nước này dẫn đầu, đồng thời đây cũng là một nỗ lực nhằm làm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào các thị trường xuất khẩu phương Tây.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã cho phép Bắc Kinh thúc đẩy lợi ích thương mại của các công ty năng lượng lớn của mình thông qua việc cung cấp vốn vay cho các nước sản xuất năng lượng vào thời điểm mà nguồn vốn tín dụng toàn cầu bị thắt chặt.
Trong số các khoản vay mà CDB và China EximBank cấp trong các năm 2009 và 2010, có các khoản vay đổi lấy dầu lửa ký kết với Nga, Venezuela và Brazil; các khoản vay dành cho một công ty của Ấn Độ nhằm mua lại thiết bị sản xuất năng lượng và đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng ở Ghana và đường ray ở Argentina.
Financial Times cho biết, WB đã nỗ lực tìm cách nhằm hợp tác với Bắc Kinh nhằm tránh sự cạnh tranh ngày càng tăng trong các thỏa thuận cho vay. Bản thân Trung Quốc trước đây cũng là một trong những quốc gia nhận nhiều vốn vay nhất từ WB.
”Một trong những chủ đề mà chúng tôi bàn thảo với các nhà chức trách Trung Quốc là làm thế nào chúng tôi có thể hợp tác với họ để chia sẻ kinh nghiệp trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển, cho dù đó là các nước ở Đông Nam Á hay châu Phi”, Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu trong một chuyến thăm Trung Quốc hồi năm ngoái.
Đối với những thỏa thuận mà Bắc Kinh ủng hộ mạnh, CDB và China EximBank đưa ra những điều kiện vay vốn hấp dẫn hơn nhiều so với các điều khoản của WB và các nhà cho vay khác. Tuy nhiên, đối với những thỏa thuận ít nhạy cảm hơn về mặt chính trị, hai ngân hàng này cũng áp dụng những điều kiện cho vay gần sát với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, những điều kiện về minh bạch hóa mà CDB và EximBank áp dụng đối với các khách hàng vay vốn cũng ít ngặt nghèo hơn.
Việc Trung Quốc ồ ạt cho vay các nước sản xuất dầu lửa đã khiến Mỹ ít nhiều lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng. Theo bà Erica Downs, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings, Mỹ, ảnh hưởng của các khoản vay từ Trung Quốc cho các nước đang phát triển đối với lợi ích của Mỹ không phải là hoàn toàn bất lợi.
“Các khoản vay của CDB cho thấy, Trung Quốc có thể đang quan tâm nhiều hơn tới việc hoạch định chính sách kinh tế phù hợp tại các nước được nhận khoản vay, và các khoản vay này sẽ không làm giảm khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên dầu lửa đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, các khoản vay đó cũng đang làm gia tăng tư tưởng ‘bài Mỹ’ ở các quốc gia Mỹ-Latin”, bà Downs nhận định.
Theo Financial Times, CDB và China Eximbank không công khai các số liệu về các khoản cho vay nước ngoài, đồng thời cũng từ chối bình luận về những con số mà tờ báo này đưa ra. Nghiên cứu của Financial Times dựa trên các tuyên bố công khai của hai ngân hàng này, của các khách hàng vay vốn và của Chính phủ Trung Quốc.
Một cố vấn của CDB cho rằng, giá trị các khoản vay dựa trên các tuyên bố công khai nói trên có thể thấp hơn nhiều so với giá trị cho vay thực tế của ngân hàng này.
Về phần mình, WB cho biết vẫn đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và chào đón “mối quan hệ đối tác quan trọng và ngày càng phát triển” giữa hai bên.
Các số liệu về khoản vay của WB lấy từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển Quốc tế - bộ phận cho vay chính của định chế này, cùng với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) - bộ phận cho vay của WB dành cho khu vực tư nhân.
Các số liệu này không bao gồm các khoản vay của Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA) - bộ phận của WB chuyên về các khoản trợ cấp và cho vay lãi suất thấp. Trung Quốc cũng thực hiện hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển khác, nhưng hầu như không cung cấp dữ liệu nào về vấn đề này.
Theo các nhà phân tích, Bắc Kinh cũng sử dụng hoạt động cho vay ở nước ngoài của CDB và China EximBank nhằm thúc đẩy mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Chẳng hạn, một nửa trong số khoản vay 20 tỷ USD cấp cho Venezuela là dưới dạng Nhân dân tệ và dành cho mục đích mua hàng hóa và thiết bị của Trung Quốc. Trong các trường hợp khác, vốn vay bằng ngoại tệ được cấp trực tiếp từ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.