“Trước mục tiêu 35 tỷ USD, cần có bộ chuyên về du lịch”
Ngành du lịch cần làm gì để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu mà Bộ Chính trị đã nêu?
Phát biểu tại cuộc tọa đàm: “Tạo đột phá để du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 25/5, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nguyễn Quang Lân nêu quan điểm, việc dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước về du lịch vào Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch là có nhiều bất cập.
“Lào, Campuchia còn có mấy văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, trong khi Việt Nam còn chưa có”, ông Lân nói và khẳng định mọi sự phát triển đều phải bắt nguồn từ cơ chế, phải tạo nguồn lực, “cởi trói” thì du lịch mới phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu mà Bộ Chính trị đã nêu.
“Cần có một bộ máy quản lý theo ngành dọc đủ mạnh để phát triển ngành du lịch. Do đó, tôi nghĩ cần củng cố quyền hạn, nhiệm vụ, đặc biệt đẩy mạnh vai trò của ban chỉ đạo quốc gia về du lịch, hiệp hội du lịch hay bất động sản”, bà Hương Trần Kiểu Dung, Phó chủ tịch FLC - tập đoàn đang đầu tư lớn vào bất động sản du lịch - nêu ý kiến.
Ông Ngô Tiến Đức, đại điện của CEO Group nhận xét, du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh và được định hướng thành một ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đạt doanh thu 35 tỷ USD vào năm 2020, song còn nhiều vấn đề cần được giải quyết như môi trường đầu tư, ứng xử của người dân về khai thác dịch vụ du lịch, đào tạo kỹ năng làm du lịch... Mặt khác, việc quảng cáo hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa được đầu tư xứng tầm.
Theo ông, chính những vấn đề đó, đã đặt ra nhu cầu cần phải có tư duy phát triển du lịch như một ngành kinh tế, phải có sự quản lý mang tính quốc gia, tức là cần có một bộ chuyên về du lịch.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần xác định quyền và trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Theo ông, Bộ hiện đã quá tải với nhiều lĩnh vực quản lý. Việc đặt một ngành kinh tế dưới sự điều hành của cơ quan văn hoá “khiến nhiều anh em thấy khó khăn và mong muốn được rõ ràng”.
Hơn nữa, việc phân cấp quản lý rất rắc rối, theo ông Doanh, một số tỉnh có sở du lịch, một số thì không.
“Không cần thiết về quản lý Nhà nước du lịch phải là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Du lịch là ngành kinh tế, làm kinh tế độc lập, phải có tư duy kinh tế mới làm được du lịch đột phá như mục tiêu”, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist nói.
Việc tách du lịch thành một bộ riêng có thể sẽ làm tăng biên chế. Song ông Kế cho rằng, đất nước muốn tăng doanh thu du lịch lên gấp đôi thì phải chịu đầu tư, có chi mới có thu.
“Lào, Campuchia còn có mấy văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, trong khi Việt Nam còn chưa có”, ông Lân nói và khẳng định mọi sự phát triển đều phải bắt nguồn từ cơ chế, phải tạo nguồn lực, “cởi trói” thì du lịch mới phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu mà Bộ Chính trị đã nêu.
“Cần có một bộ máy quản lý theo ngành dọc đủ mạnh để phát triển ngành du lịch. Do đó, tôi nghĩ cần củng cố quyền hạn, nhiệm vụ, đặc biệt đẩy mạnh vai trò của ban chỉ đạo quốc gia về du lịch, hiệp hội du lịch hay bất động sản”, bà Hương Trần Kiểu Dung, Phó chủ tịch FLC - tập đoàn đang đầu tư lớn vào bất động sản du lịch - nêu ý kiến.
Ông Ngô Tiến Đức, đại điện của CEO Group nhận xét, du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh và được định hướng thành một ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đạt doanh thu 35 tỷ USD vào năm 2020, song còn nhiều vấn đề cần được giải quyết như môi trường đầu tư, ứng xử của người dân về khai thác dịch vụ du lịch, đào tạo kỹ năng làm du lịch... Mặt khác, việc quảng cáo hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa được đầu tư xứng tầm.
Theo ông, chính những vấn đề đó, đã đặt ra nhu cầu cần phải có tư duy phát triển du lịch như một ngành kinh tế, phải có sự quản lý mang tính quốc gia, tức là cần có một bộ chuyên về du lịch.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần xác định quyền và trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Theo ông, Bộ hiện đã quá tải với nhiều lĩnh vực quản lý. Việc đặt một ngành kinh tế dưới sự điều hành của cơ quan văn hoá “khiến nhiều anh em thấy khó khăn và mong muốn được rõ ràng”.
Hơn nữa, việc phân cấp quản lý rất rắc rối, theo ông Doanh, một số tỉnh có sở du lịch, một số thì không.
“Không cần thiết về quản lý Nhà nước du lịch phải là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Du lịch là ngành kinh tế, làm kinh tế độc lập, phải có tư duy kinh tế mới làm được du lịch đột phá như mục tiêu”, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist nói.
Việc tách du lịch thành một bộ riêng có thể sẽ làm tăng biên chế. Song ông Kế cho rằng, đất nước muốn tăng doanh thu du lịch lên gấp đôi thì phải chịu đầu tư, có chi mới có thu.