Trưởng ban Kinh tế Trung ương tâm đắc với Abenomics
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ xem chính sách Abenomics tại Nhật Bản là kinh nghiệm quý với Việt Nam
Ngày 5/8, trong chương trình làm việc tại Nhật Bản, trao đổi với GS. Etsuro Honda, cố vấn kinh tế đặc biệt của Nội các Nhật Bản, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nói: “Chính sách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe đã mang lại thành công và đây là kinh nghiệm quý để Việt Nam tham khảo trong quá trình cải cách kinh tế”.
Cũng theo ông Vương Đình Huệ, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam từ một nước thu nhập rất thấp trở thành một nền kinh tế đang phát triển năng động và là điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư, trong đó có Nhật Bản.
Đáp lời, GS. Etsuro Honda khẳng định: “Các chính sách kinh tế mang tên Abenomics sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản”.
Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia của các viện nghiên cứu chính sách, các công ty hàng đầu Nhật Bản về chính sách Abenomics cũng là nội dung xuyên suốt trong chuyến công tác tới Nhật Bản từ ngày 5-10/8 của Ban Kinh tế Trung ương.
Mô hình chính sách kinh tế Abenomics được công bố vào tháng 11/2012, dựa trên ba mũi tên: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tăng trưởng, cải cách kinh tế. Theo đánh giá chung của giới chuyên gia, sau hơn một năm triển khai đã có hai mũi tên đầu trúng đích.
GS. Etsuro Honda nói, để thực hiện chính sách kinh tế Abenomics, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã thực thi các biện pháp cụ thể như triển khai gói kích thích tăng trưởng lên tới 210 tỷ USD, trong đó chi tiêu của Chính phủ cho phát triển hạ tầng là 116 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đặt mục tiêu nâng lạm phát lên 2% sau 2 năm; nâng mức tăng trưởng kinh tế từ âm 0,7% lên 2%. Cũng trong hai năm, Chính phủ Nhật Bản quyết tâm tạo thêm 600.000 việc làm...
Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản công bố chiến lược tăng trưởng kinh tế phiên bản mới và kế hoạch chi tiết cho các chính sách dài hạn. Một loạt ưu tiên trong chiến lược mới vừa được Chính phủ này cam kết như tiến tới xóa bỏ các quy định trong lĩnh vực nông nghiệp, việc làm và y tế; cắt giảm thuế suất doanh nghiệp, từ mức 35% xuống dưới 30% trong vòng vài năm kể từ năm tài chính 2015; theo đuổi mục tiêu đến tài khóa 2020 cán cân tài chính cơ sở đạt thặng dư...
Trên cương vị hiện tại là nền kinh tế thứ ba thế giới, với chính sách này, Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ đưa nước Nhật trở lại với tư cách là một đầu tầu tăng trưởng lớn.
Sau hơn một năm triển khai Abenomics, nền kinh tế Nhật đã khả quan hơn. Chỉ số Nikkei tăng hơn 50% trong năm nay, trở thành chỉ số chứng khoán diễn biến tốt nhất trên toàn cầu. Dù vẫn còn nhiều đánh giá khác nhau, nhưng xét ở khía cạnh vĩ mô, tất cả đều đang theo chiều hướng tốt hơn.
Tờ Wall Street Journal gọi Abenomics là “canh bạc” lớn mà ở đây, nền kinh tế xứ Phù Tang sau gần hai thập niên chìm trong giảm phát đã gặt hái được những thành quả bước đầu.
Một trong những điều mà Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ tâm đắc nhất ở chính sách kinh tế Abenomics là những đóng góp tích cực bước đầu của chính sách này đã tạo ra động lực giúp người dân Nhật Bản cảm thấy lạc quan hơn về tương lai của nền kinh tế.
“Niềm tin của người dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam vào sự phục hồi của nền kinh tế hiện còn khá yếu ớt. Vì vậy tôi cho rằng, nền kinh tế muốn có đà để phục hồi mạnh mẽ thì trước hết cần củng cố niềm tin”, ông Huệ nói.
Cũng theo ông Vương Đình Huệ, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam từ một nước thu nhập rất thấp trở thành một nền kinh tế đang phát triển năng động và là điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư, trong đó có Nhật Bản.
Đáp lời, GS. Etsuro Honda khẳng định: “Các chính sách kinh tế mang tên Abenomics sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản”.
Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia của các viện nghiên cứu chính sách, các công ty hàng đầu Nhật Bản về chính sách Abenomics cũng là nội dung xuyên suốt trong chuyến công tác tới Nhật Bản từ ngày 5-10/8 của Ban Kinh tế Trung ương.
Mô hình chính sách kinh tế Abenomics được công bố vào tháng 11/2012, dựa trên ba mũi tên: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tăng trưởng, cải cách kinh tế. Theo đánh giá chung của giới chuyên gia, sau hơn một năm triển khai đã có hai mũi tên đầu trúng đích.
GS. Etsuro Honda nói, để thực hiện chính sách kinh tế Abenomics, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã thực thi các biện pháp cụ thể như triển khai gói kích thích tăng trưởng lên tới 210 tỷ USD, trong đó chi tiêu của Chính phủ cho phát triển hạ tầng là 116 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đặt mục tiêu nâng lạm phát lên 2% sau 2 năm; nâng mức tăng trưởng kinh tế từ âm 0,7% lên 2%. Cũng trong hai năm, Chính phủ Nhật Bản quyết tâm tạo thêm 600.000 việc làm...
Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản công bố chiến lược tăng trưởng kinh tế phiên bản mới và kế hoạch chi tiết cho các chính sách dài hạn. Một loạt ưu tiên trong chiến lược mới vừa được Chính phủ này cam kết như tiến tới xóa bỏ các quy định trong lĩnh vực nông nghiệp, việc làm và y tế; cắt giảm thuế suất doanh nghiệp, từ mức 35% xuống dưới 30% trong vòng vài năm kể từ năm tài chính 2015; theo đuổi mục tiêu đến tài khóa 2020 cán cân tài chính cơ sở đạt thặng dư...
Trên cương vị hiện tại là nền kinh tế thứ ba thế giới, với chính sách này, Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ đưa nước Nhật trở lại với tư cách là một đầu tầu tăng trưởng lớn.
Sau hơn một năm triển khai Abenomics, nền kinh tế Nhật đã khả quan hơn. Chỉ số Nikkei tăng hơn 50% trong năm nay, trở thành chỉ số chứng khoán diễn biến tốt nhất trên toàn cầu. Dù vẫn còn nhiều đánh giá khác nhau, nhưng xét ở khía cạnh vĩ mô, tất cả đều đang theo chiều hướng tốt hơn.
Tờ Wall Street Journal gọi Abenomics là “canh bạc” lớn mà ở đây, nền kinh tế xứ Phù Tang sau gần hai thập niên chìm trong giảm phát đã gặt hái được những thành quả bước đầu.
Một trong những điều mà Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ tâm đắc nhất ở chính sách kinh tế Abenomics là những đóng góp tích cực bước đầu của chính sách này đã tạo ra động lực giúp người dân Nhật Bản cảm thấy lạc quan hơn về tương lai của nền kinh tế.
“Niềm tin của người dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam vào sự phục hồi của nền kinh tế hiện còn khá yếu ớt. Vì vậy tôi cho rằng, nền kinh tế muốn có đà để phục hồi mạnh mẽ thì trước hết cần củng cố niềm tin”, ông Huệ nói.