Truyền thông xã hội tác động gì đến báo chí?
Tính đến hết tháng 7/2012, tại Việt Nam có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động
Diễn ra ở quy mô nhỏ, song hội thảo "Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí" do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức sáng 24/12 được nhiều ý kiến đánh giá cao.
Tại đây, quan điểm quản lý làm sao để phát huy mặt tích cực của truyền thông xã hội của ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí Trung ương (Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông) đã được nhiều ý kiến đồng tình.
Ở phần trình bày được nhấn mạnh là chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, ông Phúc cho rằng dù có cả tích cực và tiêu cực song xu hướng phát triển của truyền thông xã hội là khách quan, trong khi báo in đang gặp phải khó khăn thực sự.
Tính đến hết tháng 7/2012, vẫn theo ông Phúc, tại Việt Nam có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, tăng 112 mạng so với cuối năm 2011.
Sự phát triển rầm rộ của truyền thông xã hội trong nước đặt ra không ít vấn đề về việc quản lý nội dung thông tin, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi mới, phức tạp hơn và ở tầm cao hơn cho công tác quản lý nhà nước về báo chí, ông Phúc nói.
Điểm tên các tác động tích cực của truyền thông xã hội đối với báo chí và xã hội, trong đó có sức lan tỏa của hoạt động thiện nguyện, ông Phúc đã nhắc đến phong trào ủng hộ trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa (hoạt động mang tên “cơm có thịt” - PV) do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng với sự nhấn mạnh “chỉ có truyền thông xã hội mới làm được tích cực và hiệu quả như vậy”.
Tác động tiêu cực được nhấn mạnh là truyền thông xã hội đã làm giảm mạnh doanh thu quảng cáo của báo chí truyền thống. Với quảng cáo của mạng xã hội, ông Phúc đã đưa ra con số 30% từ 6 tháng cuối năm nay và con số 5% của năm 2010 để chứng minh sự “lấn sân” mạnh mẽ của khu vực này.
Nhận định truyền thông xã hội có tác động rất lớn đến báo chí, Giám đốc Công ty VPI, ông Nguyễn Hữu Vinh bày tỏ sự tán đồng với quan điểm không nặng về “quản” mà tìm cách phát huy mặt tích cực của truyền thông xã hội của ông Lưu Đình Phúc.
Ông Vinh cho rằng, không thể phủ nhận tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay không có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của báo chí, kênh thông tin, phản biện vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo, những người làm chính sách, luật pháp thiếu thông tin, hoặc nhận thông tin sai lệch từ báo chí, sẽ dẫn đến những quyết định sai. Muốn hạn chế hậu quả đó, họ cũng đã, đang tìm đến với truyền thông xã hội.
Trong mối tương tác với báo chí, TS. Đoàn Thế Hanh đến từ tạp chí Cộng Sản dẫn con số thống kê của một chuyên gia nước ngoài, cho thấy có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.
Theo TS. Nguyễn Quang A, truyền thông xã hội có vô vàn "rác" nhưng cũng có rất nhiều "kim cương" là những thông tin xác đáng. “Nếu cấm thì không ổn, vì rác ở báo chí chính thống cũng nhiều”, ông nhận xét.
Có mặt tại hội thảo trong vai trò diễn giả, các nhà báo Đào Tuấn (báo Lao Động) và Mạnh Quân (báo Sài Gòn Tiếp Thị)... cũng đã làm rõ hơn mối tương tác giữa truyền thông xã hội với báo chí.
“Có lẽ nhu cầu mang thông tin đến với công chúng là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều nhà báo mở các trang blog cá nhân, thay vì việc phải kiếm tìm cho mình một cái hố”, nhà báo Đào Tuấn phát biểu.
Nhà báo Đào Tuấn cho rằng, nếu như Luật Tiếp cận thông tin được đưa ra và thông qua tại Quốc hội, và được thi hành nghiêm túc trên thực tế, có lẽ, chúng ta đã không cần phải nói tới chủ đề này khi mà quyền tiếp cận giữa các công dân hành nghề báo chí và không hành nghề báo chí, là bình đẳng.
“Có rất nhiều thông tin từ facebook, từ các diễn đàn, trang web, blog cá nhân…hữu ích cho công việc của tôi mà nhiều khi, đọc báo chính thống, tôi không có được hoặc có chậm hơn”, nhà báo Mạnh Quân cho biết.
Tuy nhiên, vừa là một nhà báo, vừa là blogger, ông Mạnh Quân cho rằng, luôn phải phân biệt rõ hai vai trò này. Khi viết báo, chắc chắn không thể nào viết như một blogger và cũng có thể là ngược lại.
Với những thông tin xác thực từ facebook hay từ các trang blog, nhà báo phải biết chuyển tải nó theo một cách bài bản hơn, có nguyên tắc hơn để bài viết có đăng được trên mặt báo. Nó phải đủ sâu sắc, hay, có căn cứ, lý lẽ thuyết phục và phải tuân theo một số quy định, nguyên tắc về đưa thông tin trên báo của nhà nước, của tòa soạn, nhà báo Mạnh Quân chia sẻ.
Tại đây, quan điểm quản lý làm sao để phát huy mặt tích cực của truyền thông xã hội của ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý báo chí Trung ương (Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông) đã được nhiều ý kiến đồng tình.
Ở phần trình bày được nhấn mạnh là chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, ông Phúc cho rằng dù có cả tích cực và tiêu cực song xu hướng phát triển của truyền thông xã hội là khách quan, trong khi báo in đang gặp phải khó khăn thực sự.
Tính đến hết tháng 7/2012, vẫn theo ông Phúc, tại Việt Nam có 263 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, tăng 112 mạng so với cuối năm 2011.
Sự phát triển rầm rộ của truyền thông xã hội trong nước đặt ra không ít vấn đề về việc quản lý nội dung thông tin, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi mới, phức tạp hơn và ở tầm cao hơn cho công tác quản lý nhà nước về báo chí, ông Phúc nói.
Điểm tên các tác động tích cực của truyền thông xã hội đối với báo chí và xã hội, trong đó có sức lan tỏa của hoạt động thiện nguyện, ông Phúc đã nhắc đến phong trào ủng hộ trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa (hoạt động mang tên “cơm có thịt” - PV) do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng với sự nhấn mạnh “chỉ có truyền thông xã hội mới làm được tích cực và hiệu quả như vậy”.
Tác động tiêu cực được nhấn mạnh là truyền thông xã hội đã làm giảm mạnh doanh thu quảng cáo của báo chí truyền thống. Với quảng cáo của mạng xã hội, ông Phúc đã đưa ra con số 30% từ 6 tháng cuối năm nay và con số 5% của năm 2010 để chứng minh sự “lấn sân” mạnh mẽ của khu vực này.
Nhận định truyền thông xã hội có tác động rất lớn đến báo chí, Giám đốc Công ty VPI, ông Nguyễn Hữu Vinh bày tỏ sự tán đồng với quan điểm không nặng về “quản” mà tìm cách phát huy mặt tích cực của truyền thông xã hội của ông Lưu Đình Phúc.
Ông Vinh cho rằng, không thể phủ nhận tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay không có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của báo chí, kênh thông tin, phản biện vô cùng quan trọng. Các nhà lãnh đạo, những người làm chính sách, luật pháp thiếu thông tin, hoặc nhận thông tin sai lệch từ báo chí, sẽ dẫn đến những quyết định sai. Muốn hạn chế hậu quả đó, họ cũng đã, đang tìm đến với truyền thông xã hội.
Trong mối tương tác với báo chí, TS. Đoàn Thế Hanh đến từ tạp chí Cộng Sản dẫn con số thống kê của một chuyên gia nước ngoài, cho thấy có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.
Theo TS. Nguyễn Quang A, truyền thông xã hội có vô vàn "rác" nhưng cũng có rất nhiều "kim cương" là những thông tin xác đáng. “Nếu cấm thì không ổn, vì rác ở báo chí chính thống cũng nhiều”, ông nhận xét.
Có mặt tại hội thảo trong vai trò diễn giả, các nhà báo Đào Tuấn (báo Lao Động) và Mạnh Quân (báo Sài Gòn Tiếp Thị)... cũng đã làm rõ hơn mối tương tác giữa truyền thông xã hội với báo chí.
“Có lẽ nhu cầu mang thông tin đến với công chúng là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều nhà báo mở các trang blog cá nhân, thay vì việc phải kiếm tìm cho mình một cái hố”, nhà báo Đào Tuấn phát biểu.
Nhà báo Đào Tuấn cho rằng, nếu như Luật Tiếp cận thông tin được đưa ra và thông qua tại Quốc hội, và được thi hành nghiêm túc trên thực tế, có lẽ, chúng ta đã không cần phải nói tới chủ đề này khi mà quyền tiếp cận giữa các công dân hành nghề báo chí và không hành nghề báo chí, là bình đẳng.
“Có rất nhiều thông tin từ facebook, từ các diễn đàn, trang web, blog cá nhân…hữu ích cho công việc của tôi mà nhiều khi, đọc báo chính thống, tôi không có được hoặc có chậm hơn”, nhà báo Mạnh Quân cho biết.
Tuy nhiên, vừa là một nhà báo, vừa là blogger, ông Mạnh Quân cho rằng, luôn phải phân biệt rõ hai vai trò này. Khi viết báo, chắc chắn không thể nào viết như một blogger và cũng có thể là ngược lại.
Với những thông tin xác thực từ facebook hay từ các trang blog, nhà báo phải biết chuyển tải nó theo một cách bài bản hơn, có nguyên tắc hơn để bài viết có đăng được trên mặt báo. Nó phải đủ sâu sắc, hay, có căn cứ, lý lẽ thuyết phục và phải tuân theo một số quy định, nguyên tắc về đưa thông tin trên báo của nhà nước, của tòa soạn, nhà báo Mạnh Quân chia sẻ.