Tử Cấm Thành: Tử địa của thương hiệu ngoại
Dường như, với kế hoạch “cổ hoá” các cửa hiệu tại Tử Cấm Thành, các thương hiệu phương Tây khó mà tìm được chỗ đứng tại đây
Trung tuần 7, Starbucks, hãng cà phê nổi tiếng của Mỹ, sau gần 7 năm hoạt động tại Tử Cấm Thành, Trung Quốc ngậm ngùi tháo biển hiệu, ra khỏi thành trước làn sóng phản đối của hàng chục ngàn người Trung Quốc.
Những người phản đối viện lý do Tử Cấm Thành là biểu tượng cho truyền thống, văn hoá cao quý lâu đời của người dân Trung Quốc, nên không thể để Starbucks tồn tại trong Tử Cấm Thành.
Năm 2000, ban quản lý Tử Cấm Thành mời Starbucks vào hoạt động nhằm góp tiền tu sửa lại khu cung cấm và sân vườn rộng 72 hécta trong này, đồng thời cũng để phục vụ nhu cầu giải khát của khoảng 7 triệu du khách đến đây mỗi năm.
Starbucks gặp “hạn”
Cuối tháng giêng năm nay, Nhuế Thành Cang, một phát thanh viên của đài truyền hình CCTV đã viết bài trong blog cá nhân phản đối Starbucks kinh doanh trong Tử Cấm Thành.
Bài này có một tựa đề rất khiêu khích: “Những cú chà đạp lên văn hoá Trung Quốc”, và rằng “Tử Cấm Thành là di sản văn hoá của Trung Quốc, trong khi đó Starbucks lại là biểu tượng cho tầng lớp trung lưu cấp dưới của văn hoá phương Tây”.
Cang nhanh chóng nhận được đồng nghiệp ủng hộ. Cùng lúc hàng chục tờ báo Trung Quốc cũng đồng thanh tạo nên làn sóng phản đối lớn tại đây.
Ban quản lý Tử Cấm Thành đề nghị Starbucks nhập chung với các công ty giải khát khác và tất cả cùng kinh doanh dưới thương hiệu của Palace Museum. Theo ông Eden Woon, phó chủ tịch Starbucks tại Trung Quốc: “Như thế sẽ không còn giữ được thương hiệu Starbucks nữa. Vì thế chúng tôi quyết định ra đi”.
Tuy nhiên, ông Howard Schultz, Chủ tịch Starbucks nói: “Đây là quyết định khôn ngoan của Starbucks, một cách để xoa dịu cơn thịnh nộ của người dân Trung Quốc, và mưu cầu đại cuộc, vì Trung Quốc đang là thị trường lớn số một của hãng.”
“Hết xôi rồi việc”
Ông Vương Dụng, biên tập viên của Nhật báo Thượng Hải viết: “Trao đổi văn hoá và những cú sốc văn hoá hiện đang là vấn đề toàn cầu do xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, vì thế mọi người thường rất thích thú với những chủ đề như thế, đặc biệt với những công ty nổi tiếng như Starbucks”.
Ông nói thêm: “Xu thế trao đổi và đụng chạm văn hoá đã tiếp nối thời kỳ chiến tranh lạnh, và đây là lý do chính mà lời chỉ trích Starbucks nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân Trung Quốc”.
Vậy tại sao mãi đến bây giờ, sau 6 năm dân Trung Quốc mới bị sốc văn hoá với Starbucks? Theo lý lẽ riêng của Cang: “Starbucks đã tồn tại ở đây 6 năm, và khi ấy chúng tôi không hề có blog”. Lý lẽ này cũng bị xem là không có căn cứ vì trước đây không có blog, vẫn có báo chí, truyền hình, phát thanh.
Một số blogger bình luận: “Tại sao ngay từ đầu các nhà chức trách Trung Quốc không tính đến yếu tố dân tộc khi mời Starbucks?” Trên thực tế, với cơ ngơi gồm 2 cái bàn, 6 cái ghế gỗ, Starbucks không thể là “vết nhơ” đối với văn hoá Trung Quốc.
Ngoài Starbucks, đến nay đã có 20 tiệm mang nhãn hiệu nước ngoài khác như gà rán KFC bị “tống” ra khỏi thành. Dường như với kế hoạch “cổ hoá” các cửa hiệu tại Tử Cấm Thành, không chỉ Starbucks mà các thương hiệu phương Tây khác cũng khó mà tìm được chỗ đứng tại đây.
Vấn đế đặt ra là chuyện này chỉ có ở Tử Cấm Thành hay sẽ xảy ra đối với các di tích khác và trên toàn Trung Quốc hay không.
Tờ Beijing Morning Post ngày 13.7, đặt một dấu chấm hỏi về hiện tượng này: “Tại sao người Trung Quốc lại phản ứng quá gay gắt khi các công ty nước ngoài hoạt động ở những điểm như Tử Cấm Thành, nhưng lại hết sức tự hào khi một công ty Trung Quốc mua một sân bay của Đức”.
Câu nói này ám chỉ đến Bàng Ngọc Lương, giám đốc công ty hậu cần Trung Quốc LinkGlobal Logistics Co đã mua sân bay Parchim ở phía bắc nước Đức với giá 130 triệu USD.
Những người phản đối viện lý do Tử Cấm Thành là biểu tượng cho truyền thống, văn hoá cao quý lâu đời của người dân Trung Quốc, nên không thể để Starbucks tồn tại trong Tử Cấm Thành.
Năm 2000, ban quản lý Tử Cấm Thành mời Starbucks vào hoạt động nhằm góp tiền tu sửa lại khu cung cấm và sân vườn rộng 72 hécta trong này, đồng thời cũng để phục vụ nhu cầu giải khát của khoảng 7 triệu du khách đến đây mỗi năm.
Starbucks gặp “hạn”
Cuối tháng giêng năm nay, Nhuế Thành Cang, một phát thanh viên của đài truyền hình CCTV đã viết bài trong blog cá nhân phản đối Starbucks kinh doanh trong Tử Cấm Thành.
Bài này có một tựa đề rất khiêu khích: “Những cú chà đạp lên văn hoá Trung Quốc”, và rằng “Tử Cấm Thành là di sản văn hoá của Trung Quốc, trong khi đó Starbucks lại là biểu tượng cho tầng lớp trung lưu cấp dưới của văn hoá phương Tây”.
Cang nhanh chóng nhận được đồng nghiệp ủng hộ. Cùng lúc hàng chục tờ báo Trung Quốc cũng đồng thanh tạo nên làn sóng phản đối lớn tại đây.
Ban quản lý Tử Cấm Thành đề nghị Starbucks nhập chung với các công ty giải khát khác và tất cả cùng kinh doanh dưới thương hiệu của Palace Museum. Theo ông Eden Woon, phó chủ tịch Starbucks tại Trung Quốc: “Như thế sẽ không còn giữ được thương hiệu Starbucks nữa. Vì thế chúng tôi quyết định ra đi”.
Tuy nhiên, ông Howard Schultz, Chủ tịch Starbucks nói: “Đây là quyết định khôn ngoan của Starbucks, một cách để xoa dịu cơn thịnh nộ của người dân Trung Quốc, và mưu cầu đại cuộc, vì Trung Quốc đang là thị trường lớn số một của hãng.”
“Hết xôi rồi việc”
Ông Vương Dụng, biên tập viên của Nhật báo Thượng Hải viết: “Trao đổi văn hoá và những cú sốc văn hoá hiện đang là vấn đề toàn cầu do xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, vì thế mọi người thường rất thích thú với những chủ đề như thế, đặc biệt với những công ty nổi tiếng như Starbucks”.
Ông nói thêm: “Xu thế trao đổi và đụng chạm văn hoá đã tiếp nối thời kỳ chiến tranh lạnh, và đây là lý do chính mà lời chỉ trích Starbucks nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân Trung Quốc”.
Vậy tại sao mãi đến bây giờ, sau 6 năm dân Trung Quốc mới bị sốc văn hoá với Starbucks? Theo lý lẽ riêng của Cang: “Starbucks đã tồn tại ở đây 6 năm, và khi ấy chúng tôi không hề có blog”. Lý lẽ này cũng bị xem là không có căn cứ vì trước đây không có blog, vẫn có báo chí, truyền hình, phát thanh.
Một số blogger bình luận: “Tại sao ngay từ đầu các nhà chức trách Trung Quốc không tính đến yếu tố dân tộc khi mời Starbucks?” Trên thực tế, với cơ ngơi gồm 2 cái bàn, 6 cái ghế gỗ, Starbucks không thể là “vết nhơ” đối với văn hoá Trung Quốc.
Ngoài Starbucks, đến nay đã có 20 tiệm mang nhãn hiệu nước ngoài khác như gà rán KFC bị “tống” ra khỏi thành. Dường như với kế hoạch “cổ hoá” các cửa hiệu tại Tử Cấm Thành, không chỉ Starbucks mà các thương hiệu phương Tây khác cũng khó mà tìm được chỗ đứng tại đây.
Vấn đế đặt ra là chuyện này chỉ có ở Tử Cấm Thành hay sẽ xảy ra đối với các di tích khác và trên toàn Trung Quốc hay không.
Tờ Beijing Morning Post ngày 13.7, đặt một dấu chấm hỏi về hiện tượng này: “Tại sao người Trung Quốc lại phản ứng quá gay gắt khi các công ty nước ngoài hoạt động ở những điểm như Tử Cấm Thành, nhưng lại hết sức tự hào khi một công ty Trung Quốc mua một sân bay của Đức”.
Câu nói này ám chỉ đến Bàng Ngọc Lương, giám đốc công ty hậu cần Trung Quốc LinkGlobal Logistics Co đã mua sân bay Parchim ở phía bắc nước Đức với giá 130 triệu USD.