Tuần này, Quốc hội biểu quyết về Hiến pháp
Sáng 28/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Sáng thứ Năm tuần này, nhằm ngày 28/11, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là “ngày đẹp”, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đây không chỉ là công việc hệ trọng của tuần này, của kỳ họp này, mà của cả nhiệm kỳ Quốc hội này. Bởi, nói như một số vị đại biểu thì sửa Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử.
Vào kỳ họp tháng 8/2011, Quốc hội khóa 13 đã bắt đầu xem xét việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (cuối 2012), dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để lấy ý kiến nhân dân từ 2/1 đến 31/3/2013.
Trải qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa, hình thức dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đã thay đổi đáng kể khi 147 điều của Hiến pháp hiện hành chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành mới 113 điều mới.
Về nội dung thì những vấn đề hệ trọng như: chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cầm quyền, bản chất lực lượng vũ trang, chế độ sở hữu toàn dân… đều giữ nguyên như dự thảo ban đầu.
Quá trình thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992 tại kỳ họp thứ sáu cũng ghi nhận ý kiến đề nghị Quốc hội cần dành thời gian để các đại biểu góp ý trực tiếp vào dự thảo, sau đó gửi lại cơ quan soạn thảo để tiếp thu và bỏ phiếu kín về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trước khi thông qua Hiến pháp.
Việc bỏ phiếu kín không được tiến hành, còn góp ý trực tiếp đã được thực hiện vào sáng 18/11, thay vì tiếp tục thảo luận tại hội trường như nghị trình ban đầu. Trước khi các vị đại biểu sửa trực tiếp vào dự thảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, trên cơ sở góp ý của đại biểu, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp tục hoàn chỉnh một vòng nữa, tiếp thu tận cùng những ý kiến xác đáng, hợp lý “để có thể yên tâm là dù còn ý kiến khác nhau nhưng Quốc hội đã làm việc hết trách nhiệm".
Vào sáng 28/11 tới đây, trong phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). Sau đó, Quốc hội sẽ biểu quyết hai nội dung này.
Ở tuần làm việc cuối cùng, bên cạnh Hiến pháp, Quốc hội cũng sẽ nhấn nút thông qua Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Tiếp công dân; Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Các nghị quyết về quy hoạch tổng thể về thủy điện, về công tác tư pháp; việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh; về tình hình triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa 13thông qua cũng sẽ được xem xét thông qua.
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật đất đai (sửa đổi), sau khi đã có thêm một phiên thảo luận bổ sung vào chiều 22/11.
Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên bế mạc, thông qua nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 cùng nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Đây không chỉ là công việc hệ trọng của tuần này, của kỳ họp này, mà của cả nhiệm kỳ Quốc hội này. Bởi, nói như một số vị đại biểu thì sửa Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử.
Vào kỳ họp tháng 8/2011, Quốc hội khóa 13 đã bắt đầu xem xét việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (cuối 2012), dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để lấy ý kiến nhân dân từ 2/1 đến 31/3/2013.
Trải qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa, hình thức dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đã thay đổi đáng kể khi 147 điều của Hiến pháp hiện hành chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành mới 113 điều mới.
Về nội dung thì những vấn đề hệ trọng như: chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cầm quyền, bản chất lực lượng vũ trang, chế độ sở hữu toàn dân… đều giữ nguyên như dự thảo ban đầu.
Quá trình thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992 tại kỳ họp thứ sáu cũng ghi nhận ý kiến đề nghị Quốc hội cần dành thời gian để các đại biểu góp ý trực tiếp vào dự thảo, sau đó gửi lại cơ quan soạn thảo để tiếp thu và bỏ phiếu kín về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trước khi thông qua Hiến pháp.
Việc bỏ phiếu kín không được tiến hành, còn góp ý trực tiếp đã được thực hiện vào sáng 18/11, thay vì tiếp tục thảo luận tại hội trường như nghị trình ban đầu. Trước khi các vị đại biểu sửa trực tiếp vào dự thảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, trên cơ sở góp ý của đại biểu, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp tục hoàn chỉnh một vòng nữa, tiếp thu tận cùng những ý kiến xác đáng, hợp lý “để có thể yên tâm là dù còn ý kiến khác nhau nhưng Quốc hội đã làm việc hết trách nhiệm".
Vào sáng 28/11 tới đây, trong phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). Sau đó, Quốc hội sẽ biểu quyết hai nội dung này.
Ở tuần làm việc cuối cùng, bên cạnh Hiến pháp, Quốc hội cũng sẽ nhấn nút thông qua Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Tiếp công dân; Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Các nghị quyết về quy hoạch tổng thể về thủy điện, về công tác tư pháp; việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh; về tình hình triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa 13thông qua cũng sẽ được xem xét thông qua.
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật đất đai (sửa đổi), sau khi đã có thêm một phiên thảo luận bổ sung vào chiều 22/11.
Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên bế mạc, thông qua nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 cùng nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.