Tuần này, Quốc hội chất vấn Thủ tướng
Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp Quốc hội thứ hai sẽ có 2,5 ngày được dành cho chất vấn và trả lời chất vấn
Hôm nay (21/11), Quốc hội khóa 13 sẽ bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ hai với 2,5 ngày được dành cho chất vấn và trả lời chất vấn.
Theo nghị trình đã được đa số đại biểu tán thành, sáng thứ Sáu (25/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội, trong phiên họp được truyền hình trực tiếp.
Cho đến cuối tuần qua, người đứng đầu Chính phủ đã nhận được chất vấn bằng văn bản của 7 vị đại biểu Quốc hội liên quan đến khá nhiều vấn đề cụ thể. Từ mục đích làm sân golf trong sân bay, chính sách cho vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long cho đến chế độ cho những người tham gia chiến đấu và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia…
Bên cạnh một số vị đại biểu muốn nhận được câu trả lời bằng văn bản để báo cáo lại với cử tri, thì một số vị đại biểu khác lại cho biết sẽ chất vấn Thủ tướng nếu như phần trả lời trước đó của các vị bộ trưởng không như chờ đợi. Hoặc sẽ tùy diễn biến của phần hỏi - đáp trực tiếp mà quyết định có nhấn nút chất vấn hay không.
Theo người phát ngôn của kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, thời gian dành cho chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp của Thủ tướng chỉ chiếm khoảng nửa buổi sáng. Vì, còn dành thời gian để Thủ tướng báo cáo thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm và ít phút cuối để Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn.
Hai nhóm vấn đề lớn sẽ được Thủ tướng trả lời là công tác điều hành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 2011 - 2012 và những năm tiếp theo; vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế...
Trước khi Thủ tướng đăng đàn, thời gian của ngày 23 và 24 sẽ được dành cho 5 vị “tư lệnh” các ngành giao thông, nông nghiệp, giáo dục, tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Các vị bộ trưởng sẽ không đọc văn bản chuẩn bị sẵn, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Bên cạnh chất vấn, tuần này Quốc hội cũng sẽ dành thời gian nghe Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Biển Việt Nam và báo cáo thêm một số vấn đề về tình hình biển Đông. Sau đó dự án luật này sẽ được thảo luận tại tổ nửa ngày và thảo luận tại hội trường vào chiều thứ sáu.
Sáng thứ Bảy (26/1), trước phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Cơ yếu và Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.
Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn (nếu có) cũng sẽ được thông qua tại phiên họp này.
Trước khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu phát biểu bế mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13.
Theo nghị trình đã được đa số đại biểu tán thành, sáng thứ Sáu (25/11), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội, trong phiên họp được truyền hình trực tiếp.
Cho đến cuối tuần qua, người đứng đầu Chính phủ đã nhận được chất vấn bằng văn bản của 7 vị đại biểu Quốc hội liên quan đến khá nhiều vấn đề cụ thể. Từ mục đích làm sân golf trong sân bay, chính sách cho vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long cho đến chế độ cho những người tham gia chiến đấu và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia…
Bên cạnh một số vị đại biểu muốn nhận được câu trả lời bằng văn bản để báo cáo lại với cử tri, thì một số vị đại biểu khác lại cho biết sẽ chất vấn Thủ tướng nếu như phần trả lời trước đó của các vị bộ trưởng không như chờ đợi. Hoặc sẽ tùy diễn biến của phần hỏi - đáp trực tiếp mà quyết định có nhấn nút chất vấn hay không.
Theo người phát ngôn của kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, thời gian dành cho chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp của Thủ tướng chỉ chiếm khoảng nửa buổi sáng. Vì, còn dành thời gian để Thủ tướng báo cáo thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm và ít phút cuối để Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn.
Hai nhóm vấn đề lớn sẽ được Thủ tướng trả lời là công tác điều hành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 2011 - 2012 và những năm tiếp theo; vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế...
Trước khi Thủ tướng đăng đàn, thời gian của ngày 23 và 24 sẽ được dành cho 5 vị “tư lệnh” các ngành giao thông, nông nghiệp, giáo dục, tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Các vị bộ trưởng sẽ không đọc văn bản chuẩn bị sẵn, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Bên cạnh chất vấn, tuần này Quốc hội cũng sẽ dành thời gian nghe Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Biển Việt Nam và báo cáo thêm một số vấn đề về tình hình biển Đông. Sau đó dự án luật này sẽ được thảo luận tại tổ nửa ngày và thảo luận tại hội trường vào chiều thứ sáu.
Sáng thứ Bảy (26/1), trước phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Cơ yếu và Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.
Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn (nếu có) cũng sẽ được thông qua tại phiên họp này.
Trước khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu phát biểu bế mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13.