Tuần này, vàng, dầu thế giới đều xuống đáy năm
Những lo lắng đa diện về kinh tế thế giới trong tuần đã đẩy giá nhiều mặt hàng lao dốc, trong đó vàng và dầu thô xuống đáy năm
Những lo lắng về bão nợ công châu Âu, triển vọng kinh tế Mỹ cùng sự đi lên mạnh mẽ của USD đã đẩy giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tụt dốc mạnh trong tuần qua. Đáng chú ý, giá vàng, dầu thô đều xuống thấp nhất từ đầu năm.
Giá vàng bốc hơi gần 4%
Chốt phiên giao dịch cuối tuần (11/5), giá vàng giao tháng 6 tại bộ phận Comex trên sàn hàng hóa New York đã giảm 11,5 USD, tương ứng 0,7%, xuống còn 1.584 USD/ounce, mức thấp nhất từ đầu năm 2012 cho tới nay.
Trong phiên, có lúc giá vàng kỳ hạn giảm tới 23,5 USD/ounce xuống vùng 1.572 USD, nhưng sau đó tăng trở lại nhờ số liệu tiêu dùng Mỹ chạm mức cao nhất trong hơn 4 năm. Tính cả tuần, giá vàng giao sau đã giảm tới 3,7%, đánh dấu tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp.
Trên thị trường giao ngay, giá vàng giảm 0,8% xuống đóng cửa ở mức 1.578,25 USD/ounce, sau khi đã giảm còn 1.574,29 USD/ounce vào đầu phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 3/1/2012. Tính cả tuần, vàng giao ngay cũng giảm giá 3,7%.
Tương tự như giá vàng, chốt phiên cuối tuần, giá bạc giao tháng 7 giảm 29 cent, tương ứng 1%, xuống 28,89 USD/ounce. Đầu phiên, giá kim loại quý này đã rớt xuống còn 28,42 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá bạc kỳ hạn mất 1,5%.
Giá kim loại đồng giao tháng 7 giảm 4 cent trong phiên 11/5, tương ứng 1,2%, xuống 3,65 USD/lb, đưa mức giảm cả tuần lên 1,9%. Bạch kim giao tháng 7 giảm 22,4 USD, tương ứng 1,5%, xuống 1.471,4 USD/ounce. Tính cả tuần, giá bạch kim hạ 4,2%.
Kim loại “chị em” với bạch kim là palladium cũng không thoát khỏi số phận giảm giá. Kết thúc phiên cuối tuần, giá palladium giao tháng 6 giảm 11,95 USD, tương ứng 1,9%, xuống 603,40 USD/ounce. Tính cả tuần, giá palladium kỳ hạn giảm tới 7,5%.
Dầu thô xuống thấp nhất năm
Thị trường năng lượng phiên cuối tuần chịu tác động mạnh bởi số liệu tăng trưởng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc thấp hơn dự báo và khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến xấu. Giá dầu thô kỳ hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Cụ thể, giá dầu thô giao tháng 6 giảm 95 cent, tương ứng 1%, xuống 96,13 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, mức thấp nhất kể từ phiên 19/12/2011. Tính cả tuần, giá dầu thô quốc tế đã giảm 2,4%, đưa mức giảm từ đầu năm tới nay lên 2,7%.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới, song cảnh báo Iran vẫn có thể gây cú sốc nguồn cung dầu mỏ bất chấp giá mặt hàng này đã giảm và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng.
IEA cho rằng giá dầu mỏ giảm nhẹ trong tháng 4 do các số liệu kinh tế ảm đạm ở Mỹ và châu Âu, cũng như quan hệ giữa Iran với phương Tây có phần lắng dịu. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ trong những tháng cuối năm vẫn đầy bất trắc.
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 0,8 triệu thùng/ngày lên tới 90 triệu thùng/ngày trong năm 2012, do tiêu thụ ở các nền kinh tế mới nổi bù đắp phần giảm cầu ở những nước giàu hơn trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Cũng trong phiên 11/5, giá dầu sưởi giao tháng 6 giảm 2 cent, tương ứng 0,7%, xuống 2,96 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 3 USD/gallon. Tính cả tuần, dầu sưởi giảm giá 1,5%, xăng tăng nhẹ 0,8%.
Mặt hàng khí tự nhiên giao tháng 6 tăng 2 cent trong phiên 11/5 lên 2,51 USD/ triệu BTU. Tính chung cả tuần vừa qua, giá mặt hàng năng lượng này đã vọt mạnh tới 10,1%, nhưng vẫn chưa đủ để bù cho mức giảm giá 16% từ đầu năm tới nay.
Nông sản đồng loạt giảm giá
Phiên cuối tuần 11/5, giá nhiều mặt hàng nông sản suy yếu khá mạnh. Giá cacao kỳ hạn giảm 19 USD, tương ứng 0,81%, xuống còn 2.319 USD/tấn. Giá cà phê arabica hạ 1,5 cent, tương ứng 0,84%, xuống đóng cửa ở mức giá 177,15 cent/lb.
Giá đường thô thế giới giảm 1,12% xuống còn 20,22 cent/lb. Giá ngô giao sau giảm 1,11% xuống mức 581 cent/bushel. Giá đậu tương trượt mạnh tới 49,25 cent, tương ứng 3,38% xuống 1.406 cent/bushel. Giá yến mạch giảm 1,19% xuống 332 cent/bushel.
Trên sàn CBOT, giá gạo chưa xay, xát giảm 0,54% xuống đóng cửa ngày 11/5 ở mức giá 15,705 USD/cwt. Trên sàn SFE, giá len kỳ hạn đi ngang ở mức 1.325 cent/kg. Giá dầu đậu tương giảm 1,26 cent, tương ứng 2,36%, xuống còn 52,24 cent/lb.
Giá vàng bốc hơi gần 4%
Chốt phiên giao dịch cuối tuần (11/5), giá vàng giao tháng 6 tại bộ phận Comex trên sàn hàng hóa New York đã giảm 11,5 USD, tương ứng 0,7%, xuống còn 1.584 USD/ounce, mức thấp nhất từ đầu năm 2012 cho tới nay.
Trong phiên, có lúc giá vàng kỳ hạn giảm tới 23,5 USD/ounce xuống vùng 1.572 USD, nhưng sau đó tăng trở lại nhờ số liệu tiêu dùng Mỹ chạm mức cao nhất trong hơn 4 năm. Tính cả tuần, giá vàng giao sau đã giảm tới 3,7%, đánh dấu tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp.
Trên thị trường giao ngay, giá vàng giảm 0,8% xuống đóng cửa ở mức 1.578,25 USD/ounce, sau khi đã giảm còn 1.574,29 USD/ounce vào đầu phiên, mức thấp nhất kể từ ngày 3/1/2012. Tính cả tuần, vàng giao ngay cũng giảm giá 3,7%.
Tương tự như giá vàng, chốt phiên cuối tuần, giá bạc giao tháng 7 giảm 29 cent, tương ứng 1%, xuống 28,89 USD/ounce. Đầu phiên, giá kim loại quý này đã rớt xuống còn 28,42 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá bạc kỳ hạn mất 1,5%.
Giá kim loại đồng giao tháng 7 giảm 4 cent trong phiên 11/5, tương ứng 1,2%, xuống 3,65 USD/lb, đưa mức giảm cả tuần lên 1,9%. Bạch kim giao tháng 7 giảm 22,4 USD, tương ứng 1,5%, xuống 1.471,4 USD/ounce. Tính cả tuần, giá bạch kim hạ 4,2%.
Kim loại “chị em” với bạch kim là palladium cũng không thoát khỏi số phận giảm giá. Kết thúc phiên cuối tuần, giá palladium giao tháng 6 giảm 11,95 USD, tương ứng 1,9%, xuống 603,40 USD/ounce. Tính cả tuần, giá palladium kỳ hạn giảm tới 7,5%.
Dầu thô xuống thấp nhất năm
Thị trường năng lượng phiên cuối tuần chịu tác động mạnh bởi số liệu tăng trưởng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc thấp hơn dự báo và khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến xấu. Giá dầu thô kỳ hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Cụ thể, giá dầu thô giao tháng 6 giảm 95 cent, tương ứng 1%, xuống 96,13 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York, mức thấp nhất kể từ phiên 19/12/2011. Tính cả tuần, giá dầu thô quốc tế đã giảm 2,4%, đưa mức giảm từ đầu năm tới nay lên 2,7%.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới, song cảnh báo Iran vẫn có thể gây cú sốc nguồn cung dầu mỏ bất chấp giá mặt hàng này đã giảm và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng.
IEA cho rằng giá dầu mỏ giảm nhẹ trong tháng 4 do các số liệu kinh tế ảm đạm ở Mỹ và châu Âu, cũng như quan hệ giữa Iran với phương Tây có phần lắng dịu. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ trong những tháng cuối năm vẫn đầy bất trắc.
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 0,8 triệu thùng/ngày lên tới 90 triệu thùng/ngày trong năm 2012, do tiêu thụ ở các nền kinh tế mới nổi bù đắp phần giảm cầu ở những nước giàu hơn trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Cũng trong phiên 11/5, giá dầu sưởi giao tháng 6 giảm 2 cent, tương ứng 0,7%, xuống 2,96 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 3 USD/gallon. Tính cả tuần, dầu sưởi giảm giá 1,5%, xăng tăng nhẹ 0,8%.
Mặt hàng khí tự nhiên giao tháng 6 tăng 2 cent trong phiên 11/5 lên 2,51 USD/ triệu BTU. Tính chung cả tuần vừa qua, giá mặt hàng năng lượng này đã vọt mạnh tới 10,1%, nhưng vẫn chưa đủ để bù cho mức giảm giá 16% từ đầu năm tới nay.
Nông sản đồng loạt giảm giá
Phiên cuối tuần 11/5, giá nhiều mặt hàng nông sản suy yếu khá mạnh. Giá cacao kỳ hạn giảm 19 USD, tương ứng 0,81%, xuống còn 2.319 USD/tấn. Giá cà phê arabica hạ 1,5 cent, tương ứng 0,84%, xuống đóng cửa ở mức giá 177,15 cent/lb.
Giá đường thô thế giới giảm 1,12% xuống còn 20,22 cent/lb. Giá ngô giao sau giảm 1,11% xuống mức 581 cent/bushel. Giá đậu tương trượt mạnh tới 49,25 cent, tương ứng 3,38% xuống 1.406 cent/bushel. Giá yến mạch giảm 1,19% xuống 332 cent/bushel.
Trên sàn CBOT, giá gạo chưa xay, xát giảm 0,54% xuống đóng cửa ngày 11/5 ở mức giá 15,705 USD/cwt. Trên sàn SFE, giá len kỳ hạn đi ngang ở mức 1.325 cent/kg. Giá dầu đậu tương giảm 1,26 cent, tương ứng 2,36%, xuống còn 52,24 cent/lb.