Tỷ lệ người nghèo ở đô thị có xu hướng tăng
Người nghèo ở Hà Nội và Tp.HCM ngày càng khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải vật lộn với cuộc sống thiếu an sinh
Tuy tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước theo chuẩn nghèo của Chính phủ tiếp tục giảm, nhưng tỷ lệ nghèo đang có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội và Tp.HCM. Người nghèo ở những đô thị này ngày càng khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải vật lộn với cuộc sống thiếu an sinh.
Đó là những nét vẽ cơ bản trong bức tranh người nghèo đô thị vừa được hai tổ chức Oxfam (liên đoàn của 13 tổ chức làm việc với hơn 3.000 đối tác tại hơn 100 quốc gia để tìm giải pháp lâu dài xoá nghèo đói và bất công) và ActionAids (tổ chức phát triển phi lợi nhuận quốc tế hoạt động vì mục tiêu xoá bỏ đói nghèo trên phạm vi toàn cầu) công bố tại bản báo cáo về tình trạng nghèo đô thị trong năm 2010.
Việc làm bấp bênh và thu nhập thấp
Trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Việt Nam thực hiện hàng loạt các chính sách cải cách nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và giúp những hộ gia đình nghèo còn lại thoát nghèo. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Bối cảnh đang thay đổi rất nhanh sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm người nghèo.
Theo báo cáo, trong 2 năm đầu (2006-2007) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (NTP-PR) giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 3,6%. Nhưng đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 13%, chỉ giảm 1,8% so với cuối năm 2007.
Tỷ lệ nghèo giảm chậm, thậm chí tăng lên tại một số nơi có nhiều nguyên nhân cùng tác động, nhưng chủ yếu là do các cú sốc về giá cả, thiên tai và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Người nghèo ở khu vực đô thị càng chịu ảnh hưởng của việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác vẫn ở mức cao.
Báo cáo cũng cho thấy tại các khu công nghiệp như Hà Nội, Tp.HCM số người nhập cư rất đông đang làm gia tăng tỷ lệ nghèo khu vực đô thị. Những người nhập cư đang chiếm tỷ lệ lớn tại các đô thị, nhất là các khu vực ngoại vi đang trong quá trình đô thị hoá. Ví dụ như tại phường 6, quận Gò Vấp, Tp.HCM, trong tổng số 270 hộ nghèo cuối năm 2009 có 17 hộ tạm trú dài hạn trên một năm. Nếu đưa các hộ tạm trú có thời gian ngắn hơn vào diện bình xét thì số lượng này còn tăng hơn nhiều.
Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh khiến người nghèo khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Do hộ khẩu vẫn đang là căn cứ chủ yếu để đăng ký các dịch vụ xã hội và an sinh nên người nhập cư nghèo đô thị đang bị đẩy khỏi các dịch vụ này.
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện Tổ chức ActionAids tại Việt Nam cho biết, các dịch vụ giáo dục, y tế, vay vốn tại các thành phố đều ưu tiên cho những người có hộ khẩu thường trú nên con em người nhập cư khó xin học tại các trường chính quy. Không có hộ khẩu thường trú, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, họ không được hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế.
Cần có sự thay đổi tư duy về giảm nghèo đô thị
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đợt khảo sát hộ nghèo toàn quốc đã đưa những gia đình tạm cư từ sáu tháng trở lên vào đối tượng khảo sát. Việc làm này được Oxfam và ActionAids đánh giá là “cái nhìn thực tế hơn về thực trạng nghèo” và điều này sẽ làm “số lượng người nghèo thực sự có thể tăng vọt”.
Theo bà Lê Kim Dung, quyền Giám đốc Tổ chức Oxfam, hiện nay tỷ lệ nghèo đô thị được tính toán dựa theo chuẩn nghèo chi tiêu của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê của Việt Nam và chỉ tính số người có hộ khẩu nơi đó.
Theo tính toán này, tới hết năm 2009, ước tính số người nghèo đô thị có khoảng 0,8 triệu người. Cách tính này được gọi là nghèo đơn chiều. Bà Kim Dung cho rằng, để nhìn nhận vấn đề nghèo đói một cách thực tế hơn tại đô thị, cần phải đo theo cách đa chiều. Đó là tình trạng việc làm bấp bênh, chi phí cuộc sống cao, hạn chế tiếp cận các dịch vụ công, môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn của người nghèo. Nếu tính theo cách này, số người nghèo sẽ còn tăng thêm nữa.
Báo cáo của Oxfam và ActionAids cũng chỉ ra rằng, thực tế này đòi hỏi sự thay đổi tư duy về giảm nghèo đô thị hiện nay. Người nghèo đơn chiều (nghèo thu nhập) theo các tiêu chí cũ hiện chỉ còn rất thấp và khó giảm thêm, nhưng nếu xem xét theo các tiêu chí ngoài thu nhập, số lượng người nghèo đô thị sẽ trầm trọng hơn nhiều.
Hai tổ chức trên cũng cho rằng, vì người nhập cư dưới dạng tạm trú không được xét đến trong các cuộc rà soát nghèo hàng năm nên bức tranh nghèo sẽ không đầy đủ. Chỉ khi nào bức tranh nghèo đô thị được nhìn nhận thực tế và đầy đủ hơn thì các chính sách giảm nghèo mới thực sự hiệu quả.
Đó là những nét vẽ cơ bản trong bức tranh người nghèo đô thị vừa được hai tổ chức Oxfam (liên đoàn của 13 tổ chức làm việc với hơn 3.000 đối tác tại hơn 100 quốc gia để tìm giải pháp lâu dài xoá nghèo đói và bất công) và ActionAids (tổ chức phát triển phi lợi nhuận quốc tế hoạt động vì mục tiêu xoá bỏ đói nghèo trên phạm vi toàn cầu) công bố tại bản báo cáo về tình trạng nghèo đô thị trong năm 2010.
Việc làm bấp bênh và thu nhập thấp
Trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Việt Nam thực hiện hàng loạt các chính sách cải cách nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và giúp những hộ gia đình nghèo còn lại thoát nghèo. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Bối cảnh đang thay đổi rất nhanh sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm người nghèo.
Theo báo cáo, trong 2 năm đầu (2006-2007) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (NTP-PR) giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 3,6%. Nhưng đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 13%, chỉ giảm 1,8% so với cuối năm 2007.
Tỷ lệ nghèo giảm chậm, thậm chí tăng lên tại một số nơi có nhiều nguyên nhân cùng tác động, nhưng chủ yếu là do các cú sốc về giá cả, thiên tai và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Người nghèo ở khu vực đô thị càng chịu ảnh hưởng của việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác vẫn ở mức cao.
Báo cáo cũng cho thấy tại các khu công nghiệp như Hà Nội, Tp.HCM số người nhập cư rất đông đang làm gia tăng tỷ lệ nghèo khu vực đô thị. Những người nhập cư đang chiếm tỷ lệ lớn tại các đô thị, nhất là các khu vực ngoại vi đang trong quá trình đô thị hoá. Ví dụ như tại phường 6, quận Gò Vấp, Tp.HCM, trong tổng số 270 hộ nghèo cuối năm 2009 có 17 hộ tạm trú dài hạn trên một năm. Nếu đưa các hộ tạm trú có thời gian ngắn hơn vào diện bình xét thì số lượng này còn tăng hơn nhiều.
Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh khiến người nghèo khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Do hộ khẩu vẫn đang là căn cứ chủ yếu để đăng ký các dịch vụ xã hội và an sinh nên người nhập cư nghèo đô thị đang bị đẩy khỏi các dịch vụ này.
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện Tổ chức ActionAids tại Việt Nam cho biết, các dịch vụ giáo dục, y tế, vay vốn tại các thành phố đều ưu tiên cho những người có hộ khẩu thường trú nên con em người nhập cư khó xin học tại các trường chính quy. Không có hộ khẩu thường trú, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, họ không được hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế.
Cần có sự thay đổi tư duy về giảm nghèo đô thị
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đợt khảo sát hộ nghèo toàn quốc đã đưa những gia đình tạm cư từ sáu tháng trở lên vào đối tượng khảo sát. Việc làm này được Oxfam và ActionAids đánh giá là “cái nhìn thực tế hơn về thực trạng nghèo” và điều này sẽ làm “số lượng người nghèo thực sự có thể tăng vọt”.
Theo bà Lê Kim Dung, quyền Giám đốc Tổ chức Oxfam, hiện nay tỷ lệ nghèo đô thị được tính toán dựa theo chuẩn nghèo chi tiêu của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê của Việt Nam và chỉ tính số người có hộ khẩu nơi đó.
Theo tính toán này, tới hết năm 2009, ước tính số người nghèo đô thị có khoảng 0,8 triệu người. Cách tính này được gọi là nghèo đơn chiều. Bà Kim Dung cho rằng, để nhìn nhận vấn đề nghèo đói một cách thực tế hơn tại đô thị, cần phải đo theo cách đa chiều. Đó là tình trạng việc làm bấp bênh, chi phí cuộc sống cao, hạn chế tiếp cận các dịch vụ công, môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn của người nghèo. Nếu tính theo cách này, số người nghèo sẽ còn tăng thêm nữa.
Báo cáo của Oxfam và ActionAids cũng chỉ ra rằng, thực tế này đòi hỏi sự thay đổi tư duy về giảm nghèo đô thị hiện nay. Người nghèo đơn chiều (nghèo thu nhập) theo các tiêu chí cũ hiện chỉ còn rất thấp và khó giảm thêm, nhưng nếu xem xét theo các tiêu chí ngoài thu nhập, số lượng người nghèo đô thị sẽ trầm trọng hơn nhiều.
Hai tổ chức trên cũng cho rằng, vì người nhập cư dưới dạng tạm trú không được xét đến trong các cuộc rà soát nghèo hàng năm nên bức tranh nghèo sẽ không đầy đủ. Chỉ khi nào bức tranh nghèo đô thị được nhìn nhận thực tế và đầy đủ hơn thì các chính sách giảm nghèo mới thực sự hiệu quả.