Ứng cứu sau động đất và tái cơ cấu
Cải tổ kinh tế trước hết là ý chí chính trị của những người làm chính sách vĩ mô
Buổi trưa một ngày thứ Hai mới đây, ngồi uống cà phê và nhìn ra vịnh James Cook ở Wellington, thủ đô của New Zealand cùng người bạn Đức đang làm việc tại Đại học Tổng hợp Victoria, tôi thấy quang cảnh thật thanh bình.
Nếu không có tiếng động của máy xúc vang lên bên cạnh, tôi cứ nghĩ mình đang trong ngày Chủ Nhật. Thật ra không phải thế. Chiều thứ Bảy (20/7/2013), một trận động đất mạnh 6,5 độ richte đã diễn ra cách Wellington chỉ khoảng gần 30 km, đây là trận động đất mạnh đầu tiên trong năm 2013 của đất nước mỗi năm chịu hơn 14.000 trận động đất. Động đất đã làm hư hại nhiều tuyến đường sắt và đường bộ.
Ngày thứ Hai đầu tuần, các công sở đều nghỉ làm để kiểm tra lại độ an toàn của tòa nhà và việc cung cấp điện, nước hay gas... Mọi hoạt động cứu hộ diễn ra rất nhanh chóng, hiệu quả và đồng bộ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hướng dẫn cho người dân đối phó với các tình huống bất thường do ảnh hưởng của động đất, được truyền tải kịp thời và liên tục.
Cùng với người bạn Đức, giờ đã định cư tại New Zeand, chúng tôi trao đổi miên man nhiều vấn đề, như là người chứng kiến hay như là người trong cuộc, cuối cùng dẫn đến các vấn đề kinh tế mà New Zeand đang xử lý.
Với xuất phát điểm năm 1945 là “nông trường của nước Anh”, sau gần 30 năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện, vấn đề thất nghiệp gần như không đặt ra và gia nhập vào nhóm những nước có thu nhập cao trên thế giới, năm 1984 nền kinh tế của New Zealand đã gặp khó khăn: nền kinh tế bị đình trệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1983 chỉ còn 0,9%, thất nghiệp tăng cao kỷ lục và đặc biệt nợ chính phủ tăng rất cao, chỉ tính riêng tháng trước bầu cử (7/1984) Chính phủ đã phải vay nước ngoài 1,7 tỷ Đô la New Zealand để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách.
Trước tình hình đó, cuộc bầu cử tháng 7 năm 1984 đã đưa Đảng Lao động do David Langge lãnh đạo lên cầm quyền với một chương trình cải tổ cơ bản nền kinh tế. Nội dung chính của chương trình cải tổ kinh tế có thể tóm tắt trong một số nét chính sau: Chính phủ chấm dứt hoặc hạn chế tối đa việc can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc can thiệp trực tiếp vào thị trường; tách nhiệm vụ của Ngân hàng Dự trữ (Reserve Bank) độc lập với nhiệm vụ của Chính phủ; đưa đồng tiền bản địa về đúng giá trị thực; chấm dứt ngay lập tức gần 30 khoản trợ cấp dành cho nông nghiệp và giảm thuế nhập khẩu; giới hạn mức độ nợ công tối đa chính phủ được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách; xác định rõ vai trò của tổ chức công đoàn trong đàm phán lương cơ bản; tiến hành phân loại các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công để tiến hành tư nhân hóa hoặc quốc hữu hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản...
Sau 5 năm thực hiện, nền kinh tế New Zealand đã phục hồi với những thành tích đáng khâm phục: lạm phát được giữ ở mức thấp trong cả quá trình (từ 1-3%), ngân hàng trung ương với nhiệm vụ quan trọng nhất là ổn định giá trị đồng tiền và độc lập với hoạt động của Chính phủ (phá giá 20% đồng Đô la New Zealand), thất nghiệp giảm và quan trọng là nguồn thu của ngân sách trong trung, dài hạn ổn định và tăng nhờ sản xuất trong nước tăng.
Kinh nghiệm của New Zealand cho thấy, cải tổ kinh tế trước hết là ý chí chính trị của những người làm chính sách vĩ mô đối với mô hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì vậy, công việc cải tổ phải thực hiện từ trên xuống. Mục tiêu cải tổ đặt ra phải cụ thể và phải nêu được tiến độ thực hiện cải tổ để tạo được niềm tin cho xã hội và cử tri, đồng thời là những tiêu chí để cử tri giám sát việc thực hiện của các chính khách.
Đành rằng cải tổ kinh tế là việc làm rất khó và không có tiền lệ, nhưng Đảng Lao động ở nước này vẫn có cá nhân chịu trách nhiệm chính trị về việc tổ chức thực hiện chương trình cải tổ. Trong thời gian diễn ra cải tổ, nhiều cuộc biểu tình chống lại cải tổ đã được những người bị ảnh hưởng nhiều nhất tổ chức trên cả nước, có lần những người nông dân còn đưa cả bầy cừu vào phòng họp Quốc hội để phản đối việc dừng trợ cấp nông nghiệp... Nhưng bằng đối thoại chính trị và kết quả cụ thể của việc thực hiện từng vấn đề nhỏ trong chương trình cải tổ kinh tế, sự đồng thuận trong xã hội đã tăng dần và tạo ra sự ổn định xã hội để phát triển.
Nhìn lại quá trình đổi mới của Việt Nam trong mấy năm gần đây, có thể nhận thấy nhiều điểm khác biệt so với kinh nghiệm của bạn.
Điểm khác biệt đầu tiên là cách tổ chức thực hiện, của bạn là từ trên xuống, còn của Việt Nam là từ dưới lên.
Ví dụ như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam giao cho các tập đoàn, tổng công ty tự làm và trình Thủ tướng phê duyệt, còn bạn là Thủ tướng trình Quốc hội danh sách bán các doanh nghiệp nhà nước. Khoản thu từ việc tư nhân hóa được Quốc hội thông qua và đưa vào ngân sách để Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong chương trình cải tổ mà không làm tăng bội chi ngân sách hàng năm do thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cải tổ.
Mục tiêu và lộ trình thực hiện cải tổ bạn đưa ra cũng rõ ràng và có thời hạn thực hiện ví dụ như việc tách nhiệm vụ ngân hàng trung ương ra khỏi nhiệm vụ của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng nhất của chương trình cải tổ kinh tế. Sau 5 năm, từ chỗ là thành viên của Chính phủ, đến năm 1989 Ngân hàng Dự trữ (có nhiệm vụ như Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam) đã độc lập với hoạt động của Chính phủ và có nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo giá trị đồng tiền, giữ lạm phát ổn định ở mức thấp.
Còn của Việt Nam, chúng ta lại tập trung tái cơ cấu các ngân hàng cổ phần thương mại nhỏ trước và quá trình tái cơ cấu được biết là kéo dài nhưng chưa rõ hồi kết.
Trong vòng chưa đầy 30 năm, từ một nước nông nghiệp New Zealand đã vươn lên thành một trong những quốc gia công nghiệp hiện đại, có thu nhập bình quân đầu người xếp hạng cao trên thế giới. Bạn không có những khu công nghiệp nổi tiếng, những chiếc ôtô được sản xuất mang nhãn hiệu sản xuất tại New Zealand..., nhưng bạn có tới 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch, bạn có những phim trường nổi tiếng để quay những phim đầu tư hàng trăm triệu USD như phim Chúa tể của chiếc nhẫn... Trong thời gian này, nền kinh tế của bạn cũng chịu ảnh hưởng từ các đợt khủng hoảng kinh tế thế giới.
Nói như vậy để thấy rằng, khủng hoảng từ bên ngoài không thể ngăn được sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nếu quốc gia đó có mô hình tăng trưởng phù hợp với thực tiễn đất nước mình.
Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng giúp New Zealand vượt qua khủng hoảng của thập niên 70 của thế kỷ trước đã không giúp nền kinh tế này duy trì được nhịp độ của mình trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới với máy tính là công cụ chủ yếu. Thế nên giữa năm 1984 đã có cuộc cải tổ kinh tế triệt để tại quốc gia này. Viết điều này để muốn chia sẻ với bạn đọc rằng không một mô hình tăng trưởng kinh tế xã hội nào có thể đúng cho mọi thời kỳ, và vì vậy, ở mỗi thời kỳ mới, đất nước cần một quyết định chính trị sáng suốt về mô hình tăng trưởng và những người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định chính trị đó.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và Cương lĩnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2011 đã có, vì vậy chúng ta có cơ sở vững chắc tin rằng, công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được triển khai nhanh, cụ thể và đồng bộ với từng khâu, gắn với trách nhiệm từng cá nhân. Vấn đề giám sát tái cơ cấu nền kinh tế gắn với giám sát tối cao của Quốc hội là một vấn đề trọng tâm, mà theo tôi, sẽ là nhiệm vụ quan trọng trong những năm còn lại của Quốc hội khóa 13 này.
* Tác giả từng giữ các chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, là đại biểu Quốc hội các khóa 12 - 13 và hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13.
Nếu không có tiếng động của máy xúc vang lên bên cạnh, tôi cứ nghĩ mình đang trong ngày Chủ Nhật. Thật ra không phải thế. Chiều thứ Bảy (20/7/2013), một trận động đất mạnh 6,5 độ richte đã diễn ra cách Wellington chỉ khoảng gần 30 km, đây là trận động đất mạnh đầu tiên trong năm 2013 của đất nước mỗi năm chịu hơn 14.000 trận động đất. Động đất đã làm hư hại nhiều tuyến đường sắt và đường bộ.
Ngày thứ Hai đầu tuần, các công sở đều nghỉ làm để kiểm tra lại độ an toàn của tòa nhà và việc cung cấp điện, nước hay gas... Mọi hoạt động cứu hộ diễn ra rất nhanh chóng, hiệu quả và đồng bộ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hướng dẫn cho người dân đối phó với các tình huống bất thường do ảnh hưởng của động đất, được truyền tải kịp thời và liên tục.
Cùng với người bạn Đức, giờ đã định cư tại New Zeand, chúng tôi trao đổi miên man nhiều vấn đề, như là người chứng kiến hay như là người trong cuộc, cuối cùng dẫn đến các vấn đề kinh tế mà New Zeand đang xử lý.
Với xuất phát điểm năm 1945 là “nông trường của nước Anh”, sau gần 30 năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện, vấn đề thất nghiệp gần như không đặt ra và gia nhập vào nhóm những nước có thu nhập cao trên thế giới, năm 1984 nền kinh tế của New Zealand đã gặp khó khăn: nền kinh tế bị đình trệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1983 chỉ còn 0,9%, thất nghiệp tăng cao kỷ lục và đặc biệt nợ chính phủ tăng rất cao, chỉ tính riêng tháng trước bầu cử (7/1984) Chính phủ đã phải vay nước ngoài 1,7 tỷ Đô la New Zealand để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách.
Trước tình hình đó, cuộc bầu cử tháng 7 năm 1984 đã đưa Đảng Lao động do David Langge lãnh đạo lên cầm quyền với một chương trình cải tổ cơ bản nền kinh tế. Nội dung chính của chương trình cải tổ kinh tế có thể tóm tắt trong một số nét chính sau: Chính phủ chấm dứt hoặc hạn chế tối đa việc can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc can thiệp trực tiếp vào thị trường; tách nhiệm vụ của Ngân hàng Dự trữ (Reserve Bank) độc lập với nhiệm vụ của Chính phủ; đưa đồng tiền bản địa về đúng giá trị thực; chấm dứt ngay lập tức gần 30 khoản trợ cấp dành cho nông nghiệp và giảm thuế nhập khẩu; giới hạn mức độ nợ công tối đa chính phủ được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách; xác định rõ vai trò của tổ chức công đoàn trong đàm phán lương cơ bản; tiến hành phân loại các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công để tiến hành tư nhân hóa hoặc quốc hữu hóa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản...
Sau 5 năm thực hiện, nền kinh tế New Zealand đã phục hồi với những thành tích đáng khâm phục: lạm phát được giữ ở mức thấp trong cả quá trình (từ 1-3%), ngân hàng trung ương với nhiệm vụ quan trọng nhất là ổn định giá trị đồng tiền và độc lập với hoạt động của Chính phủ (phá giá 20% đồng Đô la New Zealand), thất nghiệp giảm và quan trọng là nguồn thu của ngân sách trong trung, dài hạn ổn định và tăng nhờ sản xuất trong nước tăng.
Kinh nghiệm của New Zealand cho thấy, cải tổ kinh tế trước hết là ý chí chính trị của những người làm chính sách vĩ mô đối với mô hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì vậy, công việc cải tổ phải thực hiện từ trên xuống. Mục tiêu cải tổ đặt ra phải cụ thể và phải nêu được tiến độ thực hiện cải tổ để tạo được niềm tin cho xã hội và cử tri, đồng thời là những tiêu chí để cử tri giám sát việc thực hiện của các chính khách.
Đành rằng cải tổ kinh tế là việc làm rất khó và không có tiền lệ, nhưng Đảng Lao động ở nước này vẫn có cá nhân chịu trách nhiệm chính trị về việc tổ chức thực hiện chương trình cải tổ. Trong thời gian diễn ra cải tổ, nhiều cuộc biểu tình chống lại cải tổ đã được những người bị ảnh hưởng nhiều nhất tổ chức trên cả nước, có lần những người nông dân còn đưa cả bầy cừu vào phòng họp Quốc hội để phản đối việc dừng trợ cấp nông nghiệp... Nhưng bằng đối thoại chính trị và kết quả cụ thể của việc thực hiện từng vấn đề nhỏ trong chương trình cải tổ kinh tế, sự đồng thuận trong xã hội đã tăng dần và tạo ra sự ổn định xã hội để phát triển.
Nhìn lại quá trình đổi mới của Việt Nam trong mấy năm gần đây, có thể nhận thấy nhiều điểm khác biệt so với kinh nghiệm của bạn.
Điểm khác biệt đầu tiên là cách tổ chức thực hiện, của bạn là từ trên xuống, còn của Việt Nam là từ dưới lên.
Ví dụ như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam giao cho các tập đoàn, tổng công ty tự làm và trình Thủ tướng phê duyệt, còn bạn là Thủ tướng trình Quốc hội danh sách bán các doanh nghiệp nhà nước. Khoản thu từ việc tư nhân hóa được Quốc hội thông qua và đưa vào ngân sách để Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong chương trình cải tổ mà không làm tăng bội chi ngân sách hàng năm do thực hiện nhiệm vụ đột xuất của cải tổ.
Mục tiêu và lộ trình thực hiện cải tổ bạn đưa ra cũng rõ ràng và có thời hạn thực hiện ví dụ như việc tách nhiệm vụ ngân hàng trung ương ra khỏi nhiệm vụ của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng nhất của chương trình cải tổ kinh tế. Sau 5 năm, từ chỗ là thành viên của Chính phủ, đến năm 1989 Ngân hàng Dự trữ (có nhiệm vụ như Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam) đã độc lập với hoạt động của Chính phủ và có nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo giá trị đồng tiền, giữ lạm phát ổn định ở mức thấp.
Còn của Việt Nam, chúng ta lại tập trung tái cơ cấu các ngân hàng cổ phần thương mại nhỏ trước và quá trình tái cơ cấu được biết là kéo dài nhưng chưa rõ hồi kết.
Trong vòng chưa đầy 30 năm, từ một nước nông nghiệp New Zealand đã vươn lên thành một trong những quốc gia công nghiệp hiện đại, có thu nhập bình quân đầu người xếp hạng cao trên thế giới. Bạn không có những khu công nghiệp nổi tiếng, những chiếc ôtô được sản xuất mang nhãn hiệu sản xuất tại New Zealand..., nhưng bạn có tới 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch, bạn có những phim trường nổi tiếng để quay những phim đầu tư hàng trăm triệu USD như phim Chúa tể của chiếc nhẫn... Trong thời gian này, nền kinh tế của bạn cũng chịu ảnh hưởng từ các đợt khủng hoảng kinh tế thế giới.
Nói như vậy để thấy rằng, khủng hoảng từ bên ngoài không thể ngăn được sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nếu quốc gia đó có mô hình tăng trưởng phù hợp với thực tiễn đất nước mình.
Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng giúp New Zealand vượt qua khủng hoảng của thập niên 70 của thế kỷ trước đã không giúp nền kinh tế này duy trì được nhịp độ của mình trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới với máy tính là công cụ chủ yếu. Thế nên giữa năm 1984 đã có cuộc cải tổ kinh tế triệt để tại quốc gia này. Viết điều này để muốn chia sẻ với bạn đọc rằng không một mô hình tăng trưởng kinh tế xã hội nào có thể đúng cho mọi thời kỳ, và vì vậy, ở mỗi thời kỳ mới, đất nước cần một quyết định chính trị sáng suốt về mô hình tăng trưởng và những người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định chính trị đó.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và Cương lĩnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2011 đã có, vì vậy chúng ta có cơ sở vững chắc tin rằng, công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế sẽ được triển khai nhanh, cụ thể và đồng bộ với từng khâu, gắn với trách nhiệm từng cá nhân. Vấn đề giám sát tái cơ cấu nền kinh tế gắn với giám sát tối cao của Quốc hội là một vấn đề trọng tâm, mà theo tôi, sẽ là nhiệm vụ quan trọng trong những năm còn lại của Quốc hội khóa 13 này.
* Tác giả từng giữ các chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, là đại biểu Quốc hội các khóa 12 - 13 và hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13.