Ứng phó thế nào với sự đảo chiều của vốn ngoại?
"Chúng ta đã tự do hóa thị trường vốn quá nhanh, quá sớm trong khi còn thiếu nhiều điều kiện căn bản"
Sự tăng trưởng của luồng vốn nước ngoài cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành nguồn lực mạnh mẽ đối với những nền kinh tế đang phát triển hoặc mới chuyển đổi.
Các nước Đông Nam Á đã đi theo xu hướng này trong nhiều năm và gặt hái nhiều thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc. Nhưng bài học khủng hoảng từ các nước châu Á năm 1997 cho thấy, khi vốn ngoại vào nhiều, nếu tiếp tục gia tăng tự do hóa tài khoản vốn, không kiểm soát chặt ngoại hối trong khi thiếu biện pháp đối phó với gánh nặng nợ nước ngoài chồng chất, sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những cuộc di chuyển vốn ồ ạt.
Rút kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa vãng lai nhưng còn dè dặt tự do hóa giao dịch vốn bên cạnh sự kiểm soát chặt chẽ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu chúng ta theo đuổi chính sách thu hút nguồn lực từ kênh vốn này, độ mở nền kinh tế sẽ lớn hơn, quá trình tự do hóa giao dịch vốn diễn ra nhanh hơn và sự chu chuyển của dòng vốn rất dễ nằm ngoài tầm kiểm soát. Điều đó sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Chúng tôi xin chia sẻ một số ý kiến của các chuyên gia quanh vấn đề này.
"Khơi dòng chảy, nhưng phải biết đắp đập"
(TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả - Bộ Tài chính)
“Đối với tình hình kinh tế hiện nay, liệu Việt Nam đã sẵn sàng mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn trong một tương lai gần hay chưa và thời điểm nào là điều cần cân nhắc.
Tôi nghĩ, để tự do hóa giao dịch vốn hoàn toàn một cách an toàn, cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có việc tham khảo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua, Malaysia đã sử dụng biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như ấn định tỷ giá ở mức 3,8 Ringgit/USD; tập trung thị trường thứ cấp vào thị trường chứng khoán Kuala Lumpur, hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người không thường trú; hạn chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi nhuận về nước.
Thoạt đầu đại đa số các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do kịch liệt phản đối và coi đó là một bước thụt lùi trong tiến trình phát triển kinh tế của Malaysia. Song theo thời gian, một số nhà kinh tế, trong đó có cả những người nổi tiếng như Paul Krugman đã tỏ ý tán thành, thậm chí cho rằng kiểm soát vốn là công cụ tối ưu giúp vượt qua khủng hoảng tài chính. Về bản chất, kiểm soát vốn ở Malaysia nhằm tách rời lãi suất và tỷ giá, khiến Malaysia có thể chủ động hạ lãi suất giúp phục hồi nền kinh tế.
Thậm chí, một số nước còn sử dụng biện pháp hạn chế hai chiều vào - ra của dòng vốn nước ngoài. Thập niên 60, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ đã hạn chế người không thường trú mua phiếu bảo lãnh nợ của địa phương và hạn chế các khoản tiền gửi của ngân hàng họ. Đầu năm 1990, mỗi khoản vay từ nước ngoài vào Chile phải nộp 20% dự trữ không tính lãi vào ngân hàng trung ương, về sau tỷ lệ này còn tăng tới 30%.
Trong bối cảnh đang hình thành hệ thống tài chính quốc tế mới hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đều cố gắng theo đuổi ba mục tiêu: duy trì chính sách tiền tệ độc lập; ổn định tỷ giá hối đoái và tăng tự do hóa các luồng vốn. Tiếc rằng, cả lý thuyết lẫn thực tế đều chứng minh rằng chẳng có nước nào vừa tăng tự do hóa luồng vốn, vừa ổn định được tỷ giá trong khi vẫn giữ được chính sách tiền tệ độc lập.
Đối với Việt Nam thì sao? Số liệu cho thấy, năm 1998, chỉ có 25,3% số thành viên IMF duy trì cơ chế thả nổi tỷ giá, trong khi 35,7% giữ tỷ giá cố định và 29,7% theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Phần lớn trong đó bằng cách này hay cách khác đều duy trì cơ chế kiểm soát vốn. Chế độ tiền tệ này tương đối thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề là ở chỗ lựa chọn biện pháp quản lý vốn phù hợp với mục tiêu phát triển Việt Nam và trình độ của thị trường tài chính trong nước, để không chỉ khơi thông các dòng chảy mà còn biết đắp đập đúng chỗ, đúng lúc trước khi bơi ra biển cả tài chính toàn cầu.
Theo hướng này, Việt Nam cần củng cố thị trường tài chính trong nước bằng cách từng bước áp dụng các chuẩn mực giám sát tài chính quốc tế như thỏa ước Basel về an toàn vốn, các nguyên tắc quản lý chứng khoán IOSCO, các tiêu chuẩn giám sát công ty của OECD cùng với các chuẩn mực quốc tế về công khai hóa tài chính, kế toán và kiểm toán.”
“Tự do hóa vốn gắn với ổn định tài chính”
(TS. Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước)
“Lạm phát tăng quá cao như hiện nay là do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu: nhập khẩu lạm phát; tổng phương tiện thanh toán tăng cao quá mức; hiệu quả đầu tư rất kém gây mất cân đối vĩ mô nói chung cũng như bất ổn khu vực tài chính nói riêng.
Có lẽ, trước khi bàn đến chuyện tự do hóa giao dịch vốn, theo tôi phải chống lạm phát cấp bách và ổn định khu vực tài chính thông qua hai nhóm giải pháp. Nhóm một, đưa ra những giải pháp chính sách tác động vào cung hàng hóa dịch vụ. Nhóm hai, đưa ra giải pháp chính sách tác động đến cầu.
Chính sách thắt chặt tiền tệ rất cần phải phối hợp với chính sách tín dụng. Bởi lẽ, khi lạm phát leo thang, tín dụng phát triển nóng, đặc biệt là tín dụng vào các khu vực không tạo ra hàng hóa tiêu dùng (bất động sản, cổ phiếu) hoặc đầu cơ vào hàng hóa chiến lược tạo sốt giả sẽ càng đẩy lạm phát lên cao.
Do đó, phải dùng công cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát chặt chẽ tốc độ gia tăng tín dụng. Theo đó, ngay khi sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều tiết thị trường lãi suất thì phải đi đôi với việc sử dụng các kênh “bơm”, “hút” tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở; phải dùng chính sách tín dụng để kiểm soát cơ cấu đầu tư, lĩnh vực đầu tư.
Chính sách tiền tệ thắt chặt phải được kết hợp với các giải pháp bổ trợ khác nhằm tránh tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Hiện nay nơi chịu ảnh hưởng bất lợi nhất là khu vực kinh tế tư nhân - khu vực có tốc độ phát triển nhanh có đồng vốn đầu tư hiệu quả hơn lại phải cạnh tranh với khu vực kinh tế công được hưởng các nguồn vốn từ ODA, từ ngân sách hoặc các chính sách thiếu minh bạch khác, nhất là các ưu đãi quá mức cho các tập đoàn kinh tế. Do đó, giải pháp giảm cung tiền của Ngân hàng Nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ với các chính sách khác.
Đã đến lúc Chính phủ phải tăng cường giám sát quyết liệt tiến độ hoàn thành những dự án kết cấu hạ tầng dở dang, không đầu tư dàn trải mà phải có chỉ tiêu đo đếm hiệu quả đầu tư các dự án này, nhất là đối với “đại công trường” tại các địa phương, kể cả việc kiểm soát và xiết lại cơ chế “trải thảm đỏ”, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài một cách thái quá, phi hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nhà nước cũng cần phải sớm có luật kiểm toán để buộc các đơn vị kinh tế phải có báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính qua kiểm toán độc lập để tạo ra ngày càng nhiều khách hàng có độ tin cậy cao đối với ngân hàng. Cùng với đó, các ngành, địa phương cũng phải “chung tay” cùng Chính phủ rà soát lại các dự án đang và sẽ đầu tư bằng ngân sách để đảm bảo tính hiệu quả.
Một biện pháp khá quan trọng khác đối với hoạt động ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước cần dùng cơ chế hành chính buộc các ngân hàng thương mại phải trích một tỷ lệ vốn huy động đủ an toàn để đầu tư vào chứng khoán Nợ của Chính phủ và lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để làm công cụ tham gia thị trường mở khi cần khắc phục rủi ro thanh khoản, thay cho việc Ngân hàng Nhà nước phải dùng tín phiếu của chính mình khi cần hút tiền vào. Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng những văn bản pháp quy hạn chế đối tượng và điều kiện được phép mua/bán ngoại tệ."
“Cụ thể hóa 10 chương trình của WB và IMF”
(Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Ngân hàng Nhà nước)
“Nhìn vào thực trạng thời gian qua, có thể thấy chúng ta đã tự do hóa thị trường vốn quá nhanh, quá sớm trong khi còn thiếu nhiều điều kiện căn bản.
Việc thực thi chính sách rối, không có đường hướng rõ ràng và sự phối hợp chưa tốt giữa các chính sách vĩ mô, chính sách tài khóa - tài chính công, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.
Tại thời điểm này, chúng ta đang gặp phải những khó khăn trong ổn định vĩ mô như sự chuyển hóa giá trị tài sản từ VND sang USD hay vàng; chạy đua lãi suất với những sản phẩm thiếu chuẩn mực, khó khăn trong việc ổn định tỷ giá... Nhưng tôi tin rằng, những khó khăn này chưa đến mức nghiêm trọng và vẫn có thể sớm ổn định với điều kiện phải lấy lại được niềm tin của người dân, kết hợp với một quyết sách rõ ràng, có lộ trình.
Như tôi đã nói, sự mất cân đối vĩ mô của chúng ta hiện ở mức độ nhỏ. Trong trường hợp cần thiết nếu sử dụng hỗ trợ của các tổ chức như IMF, WB thì có thể làm chủ tình hình một cách nhanh chóng.
Sẽ còn rất nhiều việc phải làm trước khi nói đến vấn đề tự do hóa giao dịch vốn nhưng có lẽ việc trước tiên là phải cơ cấu, tái cấu trúc các tổ chức kinh tế vi mô mà cụ thể là hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa hiểu gì về nghiệp vụ phái sinh, chưa có phòng bị với những rủi ro về tỉ giá, rủi ro về lãi suất.
Bởi thế, khi lập dự án, doanh nghiệp tính toán lãi suất là 10% để tính chi phí dự án nhưng hiện lãi suất cho vay đã lên tới 21% thì dự án đó không phá sản mới là lạ! Và cuối cùng là dồn thêm cục nợ xấu cho ngân hàng.
Theo tôi, sau khi ổn định được kinh tế vĩ mô, cầm chừng được lạm phát và chủ động lãi suất ở một chừng mực nhất định thì vấn đề tiếp theo là cụ thể hóa 10 chương trình của IMF và WB. Chẳng hạn, minh bạch hóa thông tin, hài hòa các chuẩn mực kế toán theo chuẩn thế giới.
Năm 2006, Nhà nước đã ban hành chế độ báo cáo tài chính của các ngân hàng, nhưng tôi khẳng định rằng: tuy năm nay là năm thực hiện nhưng rất nhiều ngân hàng Việt Nam không đo lường được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và với những sản phẩm rất tùy tiện như hiện nay thì tôi nghĩ rằng khó lòng quản trị được rủi ro thanh khoản.
Ngoài ra, việc chuẩn hóa sản phẩm tiền gửi ngoại tệ cũng là điều rất cần thiết. Tạm thời chúng ta cho phép tự do gửi và rút ngoại tệ nhưng thời gian tới, cần phải sử dụng công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để làm sao lãi suất tiền gửi ngoại tệ chỉ cao hơn quốc tế 1-2%/năm, không thể để tình trạng như hiện nay là lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước lên tới 8% trong khi mặt bằng thế giới, chẳng hạn ở Mỹ chỉ là 2%!”.
“Chớ nên mở toang cửa đón gió vào!”
(Ý kiến của bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)
“Theo tôi, chúng ta không nên mở toang cửa để đón gió vào mà cần phải theo dõi. Tự do hóa giao dịch vốn nhưng cũng phải có điều kiện, còn nếu không có hoặc thiếu điều kiện thì rất khó làm.
Chẳng hạn, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách tự do hóa trong thời gian dài, nhưng khi xảy ra khủng hoảng năm 1997, tổng thống nước này ra quyết định: tất cả đồng Ringgit (đồng tiền của Malaysia) ở ngoài nước không được phép quay về trong nước, bởi họ sợ điều này gây áp lực cho tỷ giá. Trước đó, đồng Ringgit đã có giá trị thanh toán quốc tế. Quyết định này đã giúp Malaysia vượt qua khủng hoảng mà không nhờ vào sợ trợ giúp bên ngoài.
Có một sự khác biệt ở đây là VND của Việt Nam chưa thực hiện tự do hóa chuyển đổi như đồng Ringgit và chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa luân chuyển vốn nên càng có lý do để cẩn trọng, theo dõi và từng bước thực hiện tự do hóa tài khoản vốn để không phải trả một cái giá quá đắt.
Bởi lẽ, sự nguy hiểm của dòng vốn ngoại chính là khả năng đảo chiều. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ mang ngoại tệ vào và chuyển đổi sang VND. Khi rời Việt Nam, theo Pháp lệnh Quản lý ngoại hối, họ được phép chuyển đổi VND ra ngoại tệ và chuyển ra. Quy định này áp dụng với cả dòng vốn FDI và FII.
Dòng vốn ngoại sẽ đảo chiều khi lượng nhà đầu tư chuyển tiền ra khỏi Việt Nam cao hơn mang vào (do thu được nhiều lợi nhuận trong quá trình đầu tư trước đó) và sẽ hút một lượng lớn ngoại tệ của Việt Nam ra nước ngoài.
Năm 1997 tại Thái Lan, các nhà đầu tư nước ngoài ào ạt rút vốn, đẩy giá đồng Bath giảm mạnh. Chính phủ nước này đã nỗ lực cứu vãn khi tung dự trữ ngoại tệ ra thị trường nhưng quá trình rút vốn vẫn không dừng lại. Cuối cùng, khi dự trữ cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá (phá giá đồng tiền). Hậu quả là nền kinh tế lâm vào nợ nần, đình đốn, chính trị - xã hội mất ổn định và phải 2 năm sau, nước này mới hồi phục được.
Dĩ nhiên, điều này chưa thể xảy ra với Việt Nam vì hiện nay chúng ta chưa thực hiện tự do hóa giao dịch vốn, trong khi đó chính sách kiểm soát ngoại hối vẫn rất chặt chẽ. Trên thực tế, Việt Nam mới chỉ cam kết gia nhập WTO tự do hóa giao dịch vãng lai còn tự do hóa giao dịch vốn mới chỉ cam kết từng khía cạnh, chưa phải cam kết toàn bộ.
Nhưng dù sao, trong xu thế độ mở nền kinh tế ngày càng rộng, Việt Nam nên có biện pháp kiểm soát, tối thiểu là theo dõi số liệu ra vào của dòng vốn này một cách chính xác. Việc này thực hiện không khó vì khi đưa vốn vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tại ngân hàng, sau đó chuyển đổi và mới đem đi đầu tư và quá trình này cũng tương tự đối với mang vốn ra.”
Các nước Đông Nam Á đã đi theo xu hướng này trong nhiều năm và gặt hái nhiều thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc. Nhưng bài học khủng hoảng từ các nước châu Á năm 1997 cho thấy, khi vốn ngoại vào nhiều, nếu tiếp tục gia tăng tự do hóa tài khoản vốn, không kiểm soát chặt ngoại hối trong khi thiếu biện pháp đối phó với gánh nặng nợ nước ngoài chồng chất, sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những cuộc di chuyển vốn ồ ạt.
Rút kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa vãng lai nhưng còn dè dặt tự do hóa giao dịch vốn bên cạnh sự kiểm soát chặt chẽ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu chúng ta theo đuổi chính sách thu hút nguồn lực từ kênh vốn này, độ mở nền kinh tế sẽ lớn hơn, quá trình tự do hóa giao dịch vốn diễn ra nhanh hơn và sự chu chuyển của dòng vốn rất dễ nằm ngoài tầm kiểm soát. Điều đó sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Chúng tôi xin chia sẻ một số ý kiến của các chuyên gia quanh vấn đề này.
"Khơi dòng chảy, nhưng phải biết đắp đập"
(TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả - Bộ Tài chính)
“Đối với tình hình kinh tế hiện nay, liệu Việt Nam đã sẵn sàng mở cửa hoàn toàn tài khoản vốn trong một tương lai gần hay chưa và thời điểm nào là điều cần cân nhắc.
Tôi nghĩ, để tự do hóa giao dịch vốn hoàn toàn một cách an toàn, cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có việc tham khảo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua, Malaysia đã sử dụng biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như ấn định tỷ giá ở mức 3,8 Ringgit/USD; tập trung thị trường thứ cấp vào thị trường chứng khoán Kuala Lumpur, hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người không thường trú; hạn chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi nhuận về nước.
Thoạt đầu đại đa số các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do kịch liệt phản đối và coi đó là một bước thụt lùi trong tiến trình phát triển kinh tế của Malaysia. Song theo thời gian, một số nhà kinh tế, trong đó có cả những người nổi tiếng như Paul Krugman đã tỏ ý tán thành, thậm chí cho rằng kiểm soát vốn là công cụ tối ưu giúp vượt qua khủng hoảng tài chính. Về bản chất, kiểm soát vốn ở Malaysia nhằm tách rời lãi suất và tỷ giá, khiến Malaysia có thể chủ động hạ lãi suất giúp phục hồi nền kinh tế.
Thậm chí, một số nước còn sử dụng biện pháp hạn chế hai chiều vào - ra của dòng vốn nước ngoài. Thập niên 60, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ đã hạn chế người không thường trú mua phiếu bảo lãnh nợ của địa phương và hạn chế các khoản tiền gửi của ngân hàng họ. Đầu năm 1990, mỗi khoản vay từ nước ngoài vào Chile phải nộp 20% dự trữ không tính lãi vào ngân hàng trung ương, về sau tỷ lệ này còn tăng tới 30%.
Trong bối cảnh đang hình thành hệ thống tài chính quốc tế mới hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đều cố gắng theo đuổi ba mục tiêu: duy trì chính sách tiền tệ độc lập; ổn định tỷ giá hối đoái và tăng tự do hóa các luồng vốn. Tiếc rằng, cả lý thuyết lẫn thực tế đều chứng minh rằng chẳng có nước nào vừa tăng tự do hóa luồng vốn, vừa ổn định được tỷ giá trong khi vẫn giữ được chính sách tiền tệ độc lập.
Đối với Việt Nam thì sao? Số liệu cho thấy, năm 1998, chỉ có 25,3% số thành viên IMF duy trì cơ chế thả nổi tỷ giá, trong khi 35,7% giữ tỷ giá cố định và 29,7% theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Phần lớn trong đó bằng cách này hay cách khác đều duy trì cơ chế kiểm soát vốn. Chế độ tiền tệ này tương đối thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề là ở chỗ lựa chọn biện pháp quản lý vốn phù hợp với mục tiêu phát triển Việt Nam và trình độ của thị trường tài chính trong nước, để không chỉ khơi thông các dòng chảy mà còn biết đắp đập đúng chỗ, đúng lúc trước khi bơi ra biển cả tài chính toàn cầu.
Theo hướng này, Việt Nam cần củng cố thị trường tài chính trong nước bằng cách từng bước áp dụng các chuẩn mực giám sát tài chính quốc tế như thỏa ước Basel về an toàn vốn, các nguyên tắc quản lý chứng khoán IOSCO, các tiêu chuẩn giám sát công ty của OECD cùng với các chuẩn mực quốc tế về công khai hóa tài chính, kế toán và kiểm toán.”
“Tự do hóa vốn gắn với ổn định tài chính”
(TS. Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước)
“Lạm phát tăng quá cao như hiện nay là do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu: nhập khẩu lạm phát; tổng phương tiện thanh toán tăng cao quá mức; hiệu quả đầu tư rất kém gây mất cân đối vĩ mô nói chung cũng như bất ổn khu vực tài chính nói riêng.
Có lẽ, trước khi bàn đến chuyện tự do hóa giao dịch vốn, theo tôi phải chống lạm phát cấp bách và ổn định khu vực tài chính thông qua hai nhóm giải pháp. Nhóm một, đưa ra những giải pháp chính sách tác động vào cung hàng hóa dịch vụ. Nhóm hai, đưa ra giải pháp chính sách tác động đến cầu.
Chính sách thắt chặt tiền tệ rất cần phải phối hợp với chính sách tín dụng. Bởi lẽ, khi lạm phát leo thang, tín dụng phát triển nóng, đặc biệt là tín dụng vào các khu vực không tạo ra hàng hóa tiêu dùng (bất động sản, cổ phiếu) hoặc đầu cơ vào hàng hóa chiến lược tạo sốt giả sẽ càng đẩy lạm phát lên cao.
Do đó, phải dùng công cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát chặt chẽ tốc độ gia tăng tín dụng. Theo đó, ngay khi sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều tiết thị trường lãi suất thì phải đi đôi với việc sử dụng các kênh “bơm”, “hút” tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở; phải dùng chính sách tín dụng để kiểm soát cơ cấu đầu tư, lĩnh vực đầu tư.
Chính sách tiền tệ thắt chặt phải được kết hợp với các giải pháp bổ trợ khác nhằm tránh tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Hiện nay nơi chịu ảnh hưởng bất lợi nhất là khu vực kinh tế tư nhân - khu vực có tốc độ phát triển nhanh có đồng vốn đầu tư hiệu quả hơn lại phải cạnh tranh với khu vực kinh tế công được hưởng các nguồn vốn từ ODA, từ ngân sách hoặc các chính sách thiếu minh bạch khác, nhất là các ưu đãi quá mức cho các tập đoàn kinh tế. Do đó, giải pháp giảm cung tiền của Ngân hàng Nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ với các chính sách khác.
Đã đến lúc Chính phủ phải tăng cường giám sát quyết liệt tiến độ hoàn thành những dự án kết cấu hạ tầng dở dang, không đầu tư dàn trải mà phải có chỉ tiêu đo đếm hiệu quả đầu tư các dự án này, nhất là đối với “đại công trường” tại các địa phương, kể cả việc kiểm soát và xiết lại cơ chế “trải thảm đỏ”, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài một cách thái quá, phi hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nhà nước cũng cần phải sớm có luật kiểm toán để buộc các đơn vị kinh tế phải có báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính qua kiểm toán độc lập để tạo ra ngày càng nhiều khách hàng có độ tin cậy cao đối với ngân hàng. Cùng với đó, các ngành, địa phương cũng phải “chung tay” cùng Chính phủ rà soát lại các dự án đang và sẽ đầu tư bằng ngân sách để đảm bảo tính hiệu quả.
Một biện pháp khá quan trọng khác đối với hoạt động ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước cần dùng cơ chế hành chính buộc các ngân hàng thương mại phải trích một tỷ lệ vốn huy động đủ an toàn để đầu tư vào chứng khoán Nợ của Chính phủ và lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để làm công cụ tham gia thị trường mở khi cần khắc phục rủi ro thanh khoản, thay cho việc Ngân hàng Nhà nước phải dùng tín phiếu của chính mình khi cần hút tiền vào. Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng những văn bản pháp quy hạn chế đối tượng và điều kiện được phép mua/bán ngoại tệ."
“Cụ thể hóa 10 chương trình của WB và IMF”
(Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Ngân hàng Nhà nước)
“Nhìn vào thực trạng thời gian qua, có thể thấy chúng ta đã tự do hóa thị trường vốn quá nhanh, quá sớm trong khi còn thiếu nhiều điều kiện căn bản.
Việc thực thi chính sách rối, không có đường hướng rõ ràng và sự phối hợp chưa tốt giữa các chính sách vĩ mô, chính sách tài khóa - tài chính công, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.
Tại thời điểm này, chúng ta đang gặp phải những khó khăn trong ổn định vĩ mô như sự chuyển hóa giá trị tài sản từ VND sang USD hay vàng; chạy đua lãi suất với những sản phẩm thiếu chuẩn mực, khó khăn trong việc ổn định tỷ giá... Nhưng tôi tin rằng, những khó khăn này chưa đến mức nghiêm trọng và vẫn có thể sớm ổn định với điều kiện phải lấy lại được niềm tin của người dân, kết hợp với một quyết sách rõ ràng, có lộ trình.
Như tôi đã nói, sự mất cân đối vĩ mô của chúng ta hiện ở mức độ nhỏ. Trong trường hợp cần thiết nếu sử dụng hỗ trợ của các tổ chức như IMF, WB thì có thể làm chủ tình hình một cách nhanh chóng.
Sẽ còn rất nhiều việc phải làm trước khi nói đến vấn đề tự do hóa giao dịch vốn nhưng có lẽ việc trước tiên là phải cơ cấu, tái cấu trúc các tổ chức kinh tế vi mô mà cụ thể là hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa hiểu gì về nghiệp vụ phái sinh, chưa có phòng bị với những rủi ro về tỉ giá, rủi ro về lãi suất.
Bởi thế, khi lập dự án, doanh nghiệp tính toán lãi suất là 10% để tính chi phí dự án nhưng hiện lãi suất cho vay đã lên tới 21% thì dự án đó không phá sản mới là lạ! Và cuối cùng là dồn thêm cục nợ xấu cho ngân hàng.
Theo tôi, sau khi ổn định được kinh tế vĩ mô, cầm chừng được lạm phát và chủ động lãi suất ở một chừng mực nhất định thì vấn đề tiếp theo là cụ thể hóa 10 chương trình của IMF và WB. Chẳng hạn, minh bạch hóa thông tin, hài hòa các chuẩn mực kế toán theo chuẩn thế giới.
Năm 2006, Nhà nước đã ban hành chế độ báo cáo tài chính của các ngân hàng, nhưng tôi khẳng định rằng: tuy năm nay là năm thực hiện nhưng rất nhiều ngân hàng Việt Nam không đo lường được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và với những sản phẩm rất tùy tiện như hiện nay thì tôi nghĩ rằng khó lòng quản trị được rủi ro thanh khoản.
Ngoài ra, việc chuẩn hóa sản phẩm tiền gửi ngoại tệ cũng là điều rất cần thiết. Tạm thời chúng ta cho phép tự do gửi và rút ngoại tệ nhưng thời gian tới, cần phải sử dụng công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để làm sao lãi suất tiền gửi ngoại tệ chỉ cao hơn quốc tế 1-2%/năm, không thể để tình trạng như hiện nay là lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước lên tới 8% trong khi mặt bằng thế giới, chẳng hạn ở Mỹ chỉ là 2%!”.
“Chớ nên mở toang cửa đón gió vào!”
(Ý kiến của bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)
“Theo tôi, chúng ta không nên mở toang cửa để đón gió vào mà cần phải theo dõi. Tự do hóa giao dịch vốn nhưng cũng phải có điều kiện, còn nếu không có hoặc thiếu điều kiện thì rất khó làm.
Chẳng hạn, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách tự do hóa trong thời gian dài, nhưng khi xảy ra khủng hoảng năm 1997, tổng thống nước này ra quyết định: tất cả đồng Ringgit (đồng tiền của Malaysia) ở ngoài nước không được phép quay về trong nước, bởi họ sợ điều này gây áp lực cho tỷ giá. Trước đó, đồng Ringgit đã có giá trị thanh toán quốc tế. Quyết định này đã giúp Malaysia vượt qua khủng hoảng mà không nhờ vào sợ trợ giúp bên ngoài.
Có một sự khác biệt ở đây là VND của Việt Nam chưa thực hiện tự do hóa chuyển đổi như đồng Ringgit và chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa luân chuyển vốn nên càng có lý do để cẩn trọng, theo dõi và từng bước thực hiện tự do hóa tài khoản vốn để không phải trả một cái giá quá đắt.
Bởi lẽ, sự nguy hiểm của dòng vốn ngoại chính là khả năng đảo chiều. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ mang ngoại tệ vào và chuyển đổi sang VND. Khi rời Việt Nam, theo Pháp lệnh Quản lý ngoại hối, họ được phép chuyển đổi VND ra ngoại tệ và chuyển ra. Quy định này áp dụng với cả dòng vốn FDI và FII.
Dòng vốn ngoại sẽ đảo chiều khi lượng nhà đầu tư chuyển tiền ra khỏi Việt Nam cao hơn mang vào (do thu được nhiều lợi nhuận trong quá trình đầu tư trước đó) và sẽ hút một lượng lớn ngoại tệ của Việt Nam ra nước ngoài.
Năm 1997 tại Thái Lan, các nhà đầu tư nước ngoài ào ạt rút vốn, đẩy giá đồng Bath giảm mạnh. Chính phủ nước này đã nỗ lực cứu vãn khi tung dự trữ ngoại tệ ra thị trường nhưng quá trình rút vốn vẫn không dừng lại. Cuối cùng, khi dự trữ cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá (phá giá đồng tiền). Hậu quả là nền kinh tế lâm vào nợ nần, đình đốn, chính trị - xã hội mất ổn định và phải 2 năm sau, nước này mới hồi phục được.
Dĩ nhiên, điều này chưa thể xảy ra với Việt Nam vì hiện nay chúng ta chưa thực hiện tự do hóa giao dịch vốn, trong khi đó chính sách kiểm soát ngoại hối vẫn rất chặt chẽ. Trên thực tế, Việt Nam mới chỉ cam kết gia nhập WTO tự do hóa giao dịch vãng lai còn tự do hóa giao dịch vốn mới chỉ cam kết từng khía cạnh, chưa phải cam kết toàn bộ.
Nhưng dù sao, trong xu thế độ mở nền kinh tế ngày càng rộng, Việt Nam nên có biện pháp kiểm soát, tối thiểu là theo dõi số liệu ra vào của dòng vốn này một cách chính xác. Việc này thực hiện không khó vì khi đưa vốn vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tại ngân hàng, sau đó chuyển đổi và mới đem đi đầu tư và quá trình này cũng tương tự đối với mang vốn ra.”