Ủy ban Dân tộc muốn thành Bộ Dân tộc
Bộ trưởng Giàng Seo Phử kiến nghị cho phép xây dựng đề án đổi tên Ủy ban Dân tộc thành Bộ Dân tộc
Cho phép xây dựng đề án đổi tên Ủy ban Dân tộc thành Bộ Dân tộc và triển khai xây dựng dự án Luật Dân tộc là đề nghị của Bộ trưởng Giàng Seo Phử tại báo cáo trước thềm phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào chiều 13/3.
Hai đề nghị này không liên quan trực tiếp đến các nhóm vấn đề được chọn để chất vấn Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử.
Với đề nghị đổi từ ủy ban sang bộ, ông Giàng Seo Phử lý giải trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 không còn cơ chế thành viên Ủy ban với sự tham gia của các thành viên là thứ trưởng của các bộ, ngành.
Thực tế hiện nay Ủy ban Dân tộc đang hoạt động theo bộ máy cơ quan cấp bộ, ông Giàng Seo Phử trình bày.
Vẫn còn hơn 360 ngàn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất
Thực trạng về thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua là một trong các nhóm vấn đề các vị đại biểu Quốc hội sẽ trực tiếp chất vấn ông Giàng Seo Phử.
Tại báo cáo, ông Phử cho biết, tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số từ năm 2002 – 2014 khoảng 9.509,410 tỷ đồng/tổng nhu cầu gần 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện chính sách hỗ trợ, đến nay vẫn còn khoảng 360.167 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở. Trong đó 37.199 hộ thiếu đất ở và 355.943 hộ thiếu đất sản xuất.
Một nguyên nhân được kể đến là dân số ở miền núi tăng nhanh cả về mặt tự nhiên và cơ học. Chỉ tính riêng ở khu vực Tây Nguyên sự có mặt đồng bào Kinh từ đồng bằng lên các dân tộc thiểu số khu vực phía bắc vào đã làm cho số lượng dân tộc ở đây tăng từ 15 dân tộc năm 1976 lên 43 dân tộc vào năm 2005 và đến nay đã gần đủ 54 dân tộc.
Bên cạnh đó, các giải pháp tạo quỹ đấy từ việc thu hồi đất của các dự án, doanh nghiệp, nông, lâm trường kém hiệu quả, sử dụng chưa đúng mục đích để cấp cho các hộ nghèo thiếu đất đạt kết quả thấp.
70% người di cư tự do vì lý do kinh tế
Báo cáo về vấn đề dân di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng dẫn số liệu chưa đầy đủ của 13/14 tỉnh vùng Tây bắc, có khoảng 13.671 hộ với 71.149 khẩu. Trong đó có cả di cư nội tỉnh, ngoài tỉnh và cả sang Lào.
Các tỉnh có dân di cư tự do nhiều nhất là Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng. Di cư tự do ngoại tỉnh chủ yếu đến các tỉnh Tây Nguyên.
Tổng số dân di cư tự do đến 5 tỉnh Tây nguyên gồm Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng từ 2005 đến tháng 3/2014 là 18.920 hộ với 72.934 khẩu.
Đời sống của đồng bào di cư tự do rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, thiếu đất sản xuất, bệnh tật khá phổ biến, Bộ trưởng nhận xét.
Một số con số cụ thể cũng được nêu tại báo cáo, như số hộ đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số là 84,7% và có đến 45,1 số hộ đang sống trong nhà tạm, 70% số hộ chưa có nước sinh hoạt, 83,5% chưa có điện sinh hoạt.
Phân tích nguyên nhân, ông Giàng Seo Phử cho biết khoảng 70% những người di cư tự do vì lý do kinh tế, bao gồm di cư tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống.
Một số đối tượng di cư tự do là do phần tử xấu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để truyền đạo trái phép nhằm dụ dỗ, lôi kéo, kích động đồng bào gây rối trật tự xã hội, báo cáo nêu.
Hai đề nghị này không liên quan trực tiếp đến các nhóm vấn đề được chọn để chất vấn Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử.
Với đề nghị đổi từ ủy ban sang bộ, ông Giàng Seo Phử lý giải trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 không còn cơ chế thành viên Ủy ban với sự tham gia của các thành viên là thứ trưởng của các bộ, ngành.
Thực tế hiện nay Ủy ban Dân tộc đang hoạt động theo bộ máy cơ quan cấp bộ, ông Giàng Seo Phử trình bày.
Vẫn còn hơn 360 ngàn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất
Thực trạng về thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua là một trong các nhóm vấn đề các vị đại biểu Quốc hội sẽ trực tiếp chất vấn ông Giàng Seo Phử.
Tại báo cáo, ông Phử cho biết, tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số từ năm 2002 – 2014 khoảng 9.509,410 tỷ đồng/tổng nhu cầu gần 30.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện chính sách hỗ trợ, đến nay vẫn còn khoảng 360.167 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở. Trong đó 37.199 hộ thiếu đất ở và 355.943 hộ thiếu đất sản xuất.
Một nguyên nhân được kể đến là dân số ở miền núi tăng nhanh cả về mặt tự nhiên và cơ học. Chỉ tính riêng ở khu vực Tây Nguyên sự có mặt đồng bào Kinh từ đồng bằng lên các dân tộc thiểu số khu vực phía bắc vào đã làm cho số lượng dân tộc ở đây tăng từ 15 dân tộc năm 1976 lên 43 dân tộc vào năm 2005 và đến nay đã gần đủ 54 dân tộc.
Bên cạnh đó, các giải pháp tạo quỹ đấy từ việc thu hồi đất của các dự án, doanh nghiệp, nông, lâm trường kém hiệu quả, sử dụng chưa đúng mục đích để cấp cho các hộ nghèo thiếu đất đạt kết quả thấp.
70% người di cư tự do vì lý do kinh tế
Báo cáo về vấn đề dân di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng dẫn số liệu chưa đầy đủ của 13/14 tỉnh vùng Tây bắc, có khoảng 13.671 hộ với 71.149 khẩu. Trong đó có cả di cư nội tỉnh, ngoài tỉnh và cả sang Lào.
Các tỉnh có dân di cư tự do nhiều nhất là Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng. Di cư tự do ngoại tỉnh chủ yếu đến các tỉnh Tây Nguyên.
Tổng số dân di cư tự do đến 5 tỉnh Tây nguyên gồm Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng từ 2005 đến tháng 3/2014 là 18.920 hộ với 72.934 khẩu.
Đời sống của đồng bào di cư tự do rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, thiếu đất sản xuất, bệnh tật khá phổ biến, Bộ trưởng nhận xét.
Một số con số cụ thể cũng được nêu tại báo cáo, như số hộ đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số là 84,7% và có đến 45,1 số hộ đang sống trong nhà tạm, 70% số hộ chưa có nước sinh hoạt, 83,5% chưa có điện sinh hoạt.
Phân tích nguyên nhân, ông Giàng Seo Phử cho biết khoảng 70% những người di cư tự do vì lý do kinh tế, bao gồm di cư tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống.
Một số đối tượng di cư tự do là do phần tử xấu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để truyền đạo trái phép nhằm dụ dỗ, lôi kéo, kích động đồng bào gây rối trật tự xã hội, báo cáo nêu.