Vẫn chưa rõ thời gian trình Luật Về hội, Luật Biểu tình
Năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua 21 dự án luật, trong đó có Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Chiều 8/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Theo đó, Quốc hội đã đồng ý bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2017) các dự án luật. Gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua 21 dự án luật, trong đó có Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Phần tổ chức thực hiện, Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ.
Quốc hội cũng yêu cầu xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội và coi đó là một trong những căn cứ để xem xét, đánh giá mức tín nhiệm khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo báo cáo giải trình nội dung này thì trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội công bố công khai danh sách cơ quan trình, cơ quan soạn thảo dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng, tiến độ chuẩn bị các dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết cũng giao Chính phủ phân công, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tác động, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét để đưa vào chương trình các dự án luật thuộc ba nhóm.
Một, các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao trong các văn bản cụ thể. Hai, các dự án có nhu cầu bức thiết đáp ứng yêu cầu, khắc phục những bất cập, cản trở và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ba, các dự án cần thiết khác đã được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri đề xuất.
Liên quan đến nội dung này, tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết đối với các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao thời gian qua, trong đó có Luật Biểu tình; Luật Về hội…, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu và Chính phủ đã có văn bản báo cáo về việc chuẩn bị một số dự án gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Những dự án còn lại đề nghị Chính phủ tiếp tục khẩn trương nghiên cứu, chuẩn bị và báo cáo cụ thể bằng văn bản với Quốc hội - báo cáo nêu rõ.
Như vậy, đến thời điểm này vẫn chưa rõ khi nào dự án Luật Về hội mới quay lại nghị trường và Luật Biểu tình được trình Quốc hội.
Theo đó, Quốc hội đã đồng ý bổ sung vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2017) các dự án luật. Gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua 21 dự án luật, trong đó có Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Phần tổ chức thực hiện, Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ.
Quốc hội cũng yêu cầu xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội và coi đó là một trong những căn cứ để xem xét, đánh giá mức tín nhiệm khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Theo báo cáo giải trình nội dung này thì trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội công bố công khai danh sách cơ quan trình, cơ quan soạn thảo dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng, tiến độ chuẩn bị các dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết cũng giao Chính phủ phân công, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tác động, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét để đưa vào chương trình các dự án luật thuộc ba nhóm.
Một, các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao trong các văn bản cụ thể. Hai, các dự án có nhu cầu bức thiết đáp ứng yêu cầu, khắc phục những bất cập, cản trở và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ba, các dự án cần thiết khác đã được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri đề xuất.
Liên quan đến nội dung này, tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết đối với các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao thời gian qua, trong đó có Luật Biểu tình; Luật Về hội…, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu và Chính phủ đã có văn bản báo cáo về việc chuẩn bị một số dự án gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Những dự án còn lại đề nghị Chính phủ tiếp tục khẩn trương nghiên cứu, chuẩn bị và báo cáo cụ thể bằng văn bản với Quốc hội - báo cáo nêu rõ.
Như vậy, đến thời điểm này vẫn chưa rõ khi nào dự án Luật Về hội mới quay lại nghị trường và Luật Biểu tình được trình Quốc hội.