Luật Về hội “sẽ thổi luồng sinh khí mới vào xã hội”
Việt Nam sẽ có một Luật Về hội như thế nào, hiện vẫn là câu chuyện ở thì tương lai
Khi điểm lại một số kiến nghị cụ thể trong phiên bế mạc Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam cuối tuần qua, nội dung đầu tiên mà Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhắc đến chính là Luật Về hội.
“Cần thiết phải soạn thảo và thực hiện một bộ luật có hiệu lực mạnh về hội và hiệp hội. Chính điều đó sẽ giúp thực hiện chương trình nghị sự của Chính phủ”, bà Victoria Kwakwa nói.
Hoàn thiện thể chế
Trước đó, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam khi phát biểu trong phiên thảo luận về thể chế kinh tế thị trường hiện đại cũng đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của dự án luật này trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
Theo các tổ chức phi Chính phủ thì thể chế kinh tế thị trường hiện đại không thể vắng bóng vai trò quản lý vĩ mô của Chính phủ, cũng như vai trò thúc đẩy của xã hội dân sự và tinh thần hiệp hội.
Vì vậy, việc ban hành Luật Về hội được cho là sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có cơ sở pháp lý lập hội nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin, công nghệ và bảo vệ lợi ích của mình tốt hơn trong cũng như ngoài nước.
Kiến nghị cụ thể của các tổ chức phi chính phủ là Luật Về hội cần đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ và tự do trong hoạt động, không bị can thiệp tùy tiện bởi các cơ quan Nhà nước vào điều lệ, lãnh đạo cũng như lĩnh vực hoạt động của hội.
Có như vậy hội mới tập hợp được nhân tài, đáp ứng được nhu cầu của thành viên cũng như bảo vệ được lợi ích của hội viên. Khi đó, hội có thể giúp các thành viên tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực góp ý cho chính sách phát triển ngành, và đặc biệt bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn.
Kiến nghị tiếp theo từ các tổ chức phi chính phủ là Luật Về hội cần cho phép công dân thành lập hội theo hướng đăng ký chứ không nặng về thủ tục phê duyệt, sẽ thúc đẩy tinh thần hiệp hội và trách nhiệm cộng đồng.
Các tổ chức phi chính phủ cũng cho rằng, một luật về hội cho phép nhiều hội hoạt động trong cùng một lĩnh vực sẽ thúc đẩy cạnh tranh, hiệu quả và lợi ích cho cộng đồng. Khi đó, người dân có quyền lựa chọn thành lập và ra nhập hội mình thấy hoạt động tốt nhất, đúng với nguyện vọng của mình nhất. Như vậy, hội có thể tham gia cung cấp dịch vụ công, chia sẻ gánh nặng của Nhà nước. Và quan trọng hơn, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Khái quát lại, quan điểm của các tổ chức phi chính phủ là một Luật Về hội đúng với tinh thần của Hiến pháp thì hội sẽ không phải xin phép thành lập theo thủ tục rườm rà, mà chỉ đăng ký với cơ quan Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước không phê duyệt điều lệ cũng như lãnh đạo của hội, không giới hạn số hội hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Các lĩnh vực cấm hoạt động nếu có thì được liệt kê cụ thể rõ ràng trong luật và hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Các tổ chức phi chính phủ “tin rằng một luật về hội bảo vệ quyền hiệp hội của người dân, doanh nghiệp sẽ thổi luồng sinh khí mới vào xã hội Việt Nam, giống như khi đổi mới cho kinh tế tư nhân ra đời đã dẫn đến sự cất cánh của đất nước”.
Vẫn mang nặng tư tưởng quản lý Nhà nước
Không hoàn toàn trùng hợp, song những góp ý nói trên cũng không xa lạ với quan điểm của các vị đại biểu khi thảo luận về dự án Luật Về hội tại kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Tại đây, một số vị nhận xét, dự thảo luật vẫn mang nặng tư tưởng quản lý Nhà nước, trong khi thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày làm việc thì việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc, tức là gấp 20 lần.
Hay, điều kiện thành lập hội là lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng một phạm vi hoạt động cũng được cho là chưa phù hợp.
Bởi sẽ không tạo ra môi trường để các hội nâng cao năng lực hoạt động do không có yếu tố cạnh tranh, từ đó sẽ khó khắc phục được tình trạng hoạt động theo kiểu hình thức của hội như hiện nay. Và quan trọng hơn, quy định này sẽ làm hạn chế quyền tự do thành lập hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Theo chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, tại kỳ họp thứ hai của nhiệm kỳ mới (dự kiến tháng 10/2016) dự án Luật Về hội mới được thông qua.
Vì thế, Việt Nam sẽ có một Luật Về hội như thế nào, hiện vẫn là câu chuyện ở thì tương lai.
“Cần thiết phải soạn thảo và thực hiện một bộ luật có hiệu lực mạnh về hội và hiệp hội. Chính điều đó sẽ giúp thực hiện chương trình nghị sự của Chính phủ”, bà Victoria Kwakwa nói.
Hoàn thiện thể chế
Trước đó, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam khi phát biểu trong phiên thảo luận về thể chế kinh tế thị trường hiện đại cũng đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của dự án luật này trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
Theo các tổ chức phi Chính phủ thì thể chế kinh tế thị trường hiện đại không thể vắng bóng vai trò quản lý vĩ mô của Chính phủ, cũng như vai trò thúc đẩy của xã hội dân sự và tinh thần hiệp hội.
Vì vậy, việc ban hành Luật Về hội được cho là sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có cơ sở pháp lý lập hội nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin, công nghệ và bảo vệ lợi ích của mình tốt hơn trong cũng như ngoài nước.
Kiến nghị cụ thể của các tổ chức phi chính phủ là Luật Về hội cần đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ và tự do trong hoạt động, không bị can thiệp tùy tiện bởi các cơ quan Nhà nước vào điều lệ, lãnh đạo cũng như lĩnh vực hoạt động của hội.
Có như vậy hội mới tập hợp được nhân tài, đáp ứng được nhu cầu của thành viên cũng như bảo vệ được lợi ích của hội viên. Khi đó, hội có thể giúp các thành viên tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực góp ý cho chính sách phát triển ngành, và đặc biệt bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn.
Kiến nghị tiếp theo từ các tổ chức phi chính phủ là Luật Về hội cần cho phép công dân thành lập hội theo hướng đăng ký chứ không nặng về thủ tục phê duyệt, sẽ thúc đẩy tinh thần hiệp hội và trách nhiệm cộng đồng.
Các tổ chức phi chính phủ cũng cho rằng, một luật về hội cho phép nhiều hội hoạt động trong cùng một lĩnh vực sẽ thúc đẩy cạnh tranh, hiệu quả và lợi ích cho cộng đồng. Khi đó, người dân có quyền lựa chọn thành lập và ra nhập hội mình thấy hoạt động tốt nhất, đúng với nguyện vọng của mình nhất. Như vậy, hội có thể tham gia cung cấp dịch vụ công, chia sẻ gánh nặng của Nhà nước. Và quan trọng hơn, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Khái quát lại, quan điểm của các tổ chức phi chính phủ là một Luật Về hội đúng với tinh thần của Hiến pháp thì hội sẽ không phải xin phép thành lập theo thủ tục rườm rà, mà chỉ đăng ký với cơ quan Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước không phê duyệt điều lệ cũng như lãnh đạo của hội, không giới hạn số hội hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Các lĩnh vực cấm hoạt động nếu có thì được liệt kê cụ thể rõ ràng trong luật và hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Các tổ chức phi chính phủ “tin rằng một luật về hội bảo vệ quyền hiệp hội của người dân, doanh nghiệp sẽ thổi luồng sinh khí mới vào xã hội Việt Nam, giống như khi đổi mới cho kinh tế tư nhân ra đời đã dẫn đến sự cất cánh của đất nước”.
Vẫn mang nặng tư tưởng quản lý Nhà nước
Không hoàn toàn trùng hợp, song những góp ý nói trên cũng không xa lạ với quan điểm của các vị đại biểu khi thảo luận về dự án Luật Về hội tại kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Tại đây, một số vị nhận xét, dự thảo luật vẫn mang nặng tư tưởng quản lý Nhà nước, trong khi thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày làm việc thì việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc, tức là gấp 20 lần.
Hay, điều kiện thành lập hội là lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng một phạm vi hoạt động cũng được cho là chưa phù hợp.
Bởi sẽ không tạo ra môi trường để các hội nâng cao năng lực hoạt động do không có yếu tố cạnh tranh, từ đó sẽ khó khắc phục được tình trạng hoạt động theo kiểu hình thức của hội như hiện nay. Và quan trọng hơn, quy định này sẽ làm hạn chế quyền tự do thành lập hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Theo chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, tại kỳ họp thứ hai của nhiệm kỳ mới (dự kiến tháng 10/2016) dự án Luật Về hội mới được thông qua.
Vì thế, Việt Nam sẽ có một Luật Về hội như thế nào, hiện vẫn là câu chuyện ở thì tương lai.