Đại biểu Quốc hội sốt ruột với Luật Về hội, Luật Biểu tình
Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến một số dự án luật rất cần thiết, theo một số đại biểu
“Đây là dự án luật được báo chí và cử tri rất quan tâm, biểu tình là quyền công dân được hiến định từ Hiến pháp 1946 đến nay mà vẫn chưa được thể chế hoá”, đại biểu Bùi Văn Xuyến (Thái Bình) nói trong phiên thảo luận tại tổ về chương trình xây dựng luật, sáng 23/5.
Trình Quốc hội tờ trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình 2018 và điều chỉnh 2017, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định điểm lại một số vấn đề cần được Chính phủ báo cáo cụ thể hơn.
Chẳng hạn, tại kỳ họp thứ 2, sau khi xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Về hội, Quốc hội đã giao Chính phủ khẩn trương chuẩn bị lại để báo cáo Quốc hội, nhưng đến nay Chính phủ chưa có hồi âm cụ thể.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước. Nhưng đến giờ cũng chưa biết tiến độ chuẩn bị ra sao, bao giờ trình.
Ngoài ra, việc dự án Luật Biều tình chưa rõ thời hạn trình cũng khiến nhiều đại biểu sốt ruột khi thảo luận tại tổ.
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyến (Thái Bình) thì Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến một số dự án luật rất cần thiết, trong đó có Luật Về hội.
“Quốc hội đã thảo luận Luật Về hội tại kỳ họp trước, sau đó nói là cần hoàn thiện và xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, đến kỳ họp này lại không nói năng gì nữa”, đại biểu Xuyền ngạc nhiên.
Dự án tiếp theo mà Chính phủ cũng không nói năng gì được ông Xuyền nhắc đến chính là dự án Luật Biểu tình.
Nhấn mạnh là dự án luật này chưa được Chính phủ quan tâm, ông Xuyền nói, biểu tình là quyền của dân, nhưng không có hành lang pháp lý điều chỉnh cho bài bản, thì không ai biết thực hiện thế nào là đúng, thế nào là sai.
Đại biểu Xuyền cho rằng vấn đề đã được hiến định thì Chính phủ phải quan tâm, nếu khó quá thì đưa ra ở mức độ nào thôi, không cầu toàn, nhưng phải đưa ra, chứ không thể Quốc hội đã giao rồi, mà không nói năng gì nữa.
“Luật Về hội cứ nhập nhằng từ 1995 đến giờ, hay Luật Biểu tình cũng thế”, đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) nhận xét.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nói, Hiến pháp đã hiến định 70 năm rồi nhưng Luật Về hội vẫn chưa làm. Còn với Luật Biểu tình thì từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, Thủ tướng đã công khai nói trước Quốc hội mà đến nay “nhập nhằng” mãi, không có luật điều chỉnh, làm cho dân không biết đúng hay sai.
“Nếu Quốc hội cứ để Chính phủ trình rồi bàn, đại biểu không trải nghiệm thì hạn chế trong xây dựng luật đương nhiên khó tránh”, ông Quốc nhận xét và cho rằng Quốc hội phải tiến đến chỗ chủ động hơn, dù vai trò của Chính phủ vẫn rất quan trọng.
Một số vị đại biểu khác cũng đề nghị làm rõ vì sao dự án Luật Biểu tình đã được Quốc hội yêu cầu khẩn trương soạn thảo, mà đến nay Chính phủ chưa nói gì.
Trình Quốc hội tờ trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình 2018 và điều chỉnh 2017, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định điểm lại một số vấn đề cần được Chính phủ báo cáo cụ thể hơn.
Chẳng hạn, tại kỳ họp thứ 2, sau khi xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Về hội, Quốc hội đã giao Chính phủ khẩn trương chuẩn bị lại để báo cáo Quốc hội, nhưng đến nay Chính phủ chưa có hồi âm cụ thể.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước. Nhưng đến giờ cũng chưa biết tiến độ chuẩn bị ra sao, bao giờ trình.
Ngoài ra, việc dự án Luật Biều tình chưa rõ thời hạn trình cũng khiến nhiều đại biểu sốt ruột khi thảo luận tại tổ.
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyến (Thái Bình) thì Chính phủ chưa thực sự quan tâm đến một số dự án luật rất cần thiết, trong đó có Luật Về hội.
“Quốc hội đã thảo luận Luật Về hội tại kỳ họp trước, sau đó nói là cần hoàn thiện và xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, đến kỳ họp này lại không nói năng gì nữa”, đại biểu Xuyền ngạc nhiên.
Dự án tiếp theo mà Chính phủ cũng không nói năng gì được ông Xuyền nhắc đến chính là dự án Luật Biểu tình.
Nhấn mạnh là dự án luật này chưa được Chính phủ quan tâm, ông Xuyền nói, biểu tình là quyền của dân, nhưng không có hành lang pháp lý điều chỉnh cho bài bản, thì không ai biết thực hiện thế nào là đúng, thế nào là sai.
Đại biểu Xuyền cho rằng vấn đề đã được hiến định thì Chính phủ phải quan tâm, nếu khó quá thì đưa ra ở mức độ nào thôi, không cầu toàn, nhưng phải đưa ra, chứ không thể Quốc hội đã giao rồi, mà không nói năng gì nữa.
“Luật Về hội cứ nhập nhằng từ 1995 đến giờ, hay Luật Biểu tình cũng thế”, đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) nhận xét.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nói, Hiến pháp đã hiến định 70 năm rồi nhưng Luật Về hội vẫn chưa làm. Còn với Luật Biểu tình thì từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, Thủ tướng đã công khai nói trước Quốc hội mà đến nay “nhập nhằng” mãi, không có luật điều chỉnh, làm cho dân không biết đúng hay sai.
“Nếu Quốc hội cứ để Chính phủ trình rồi bàn, đại biểu không trải nghiệm thì hạn chế trong xây dựng luật đương nhiên khó tránh”, ông Quốc nhận xét và cho rằng Quốc hội phải tiến đến chỗ chủ động hơn, dù vai trò của Chính phủ vẫn rất quan trọng.
Một số vị đại biểu khác cũng đề nghị làm rõ vì sao dự án Luật Biểu tình đã được Quốc hội yêu cầu khẩn trương soạn thảo, mà đến nay Chính phủ chưa nói gì.