Vẫn phải nhập thịt bò giá cao
Chăn nuôi bò lấy thịt tại Việt Nam nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thịt bò của thị trường
Chăn nuôi bò lấy thịt tại Việt Nam nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thịt bò của thị trường.
Nhu cầu tiêu dùng bò thịt ngày càng tăng do thu nhập tăng và mức sống người dân không ngừng được cải thiện. Giá thịt bò nước ta khoảng 80.000 đồng/kg, cao hơn các loại thịt khác.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà hàng, khách sạn cao cấp vẫn phải sử dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand... với giá cao. Tại siêu thị, giá thịt bò nhập khẩu lên đến 250.000 đồng/kg.
Theo Công ty TNHH Vissan, khả năng sản xuất trong nước đạt 100 ngàn tấn thịt trâu bò/năm, bình quân chưa đến 1,5 kg thịt trâu bò/người/năm. Số lượng thịt bò bình quân theo người ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc là 9,8 kg/người/năm; Nhật Bản 9,6 kg/người/năm.
Đại diện Công ty Vissan nhận xét: nguồn bò nội địa phần lớn có tầm vóc nhỏ nên không có hiệu quả cao sau khi pha lóc. Còn thịt bò nhập khẩu giá cao nên lượng tiêu thụ không lớn. Nguồn bò thịt trong nước hiện nay chưa ổn định nên vì chưa có nhiều trang trại chăn nuôi bò chuyên nghiệp, con giống khan hiếm, mà bò lại sinh sản ít.
Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam đã có chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa. Từ đó, bò sữa tăng trưởng trung bình 24,9% năm và sản lượng sữa tăng 30,5%. Tỷ lệ đàn bò lai và chất lượng đàn bò nền lai Zêbu cũng được cải tiến. Trong bối cảnh gia nhập WTO, thuế nhập khẩu sẽ giảm, người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa sản phẩm.
Tuy nhiên, Vissan cho rằng thị hiếu người tiêu dùng vẫn chuộng thịt tươi và với mức thu nhập trung bình thì thịt bò nội địa vẫn có ưu thế cạnh tranh về giá cả. Vissan dự báo, trong thời gian tới, khả năng cung cấp thịt bò vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, vì vậy cần đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò sinh sản theo hướng chuyên thịt.
Ngoài đặc điểm dễ nuôi, chăn nuôi bò có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sẵn có. Hiện tổng các phụ phẩm của nông nghiệp đạt trên 41 triệu tấn. Các phụ phẩm này nếu chế biến, bảo quản tốt có thể đủ nuôi trên 10 triệu bò thịt. Đó là chưa kể các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến nông sản như mía đường, bia, sắn, chế biến rau, dứa, quả... cung cấp khoảng 10 triệu tấn cho chăn nuôi bò thịt và gia súc nhai lại.
Theo Cục Chăn nuôi, mục tiêu trong đề án phát triển chăn nuôi bò thịt đến 2010 phải đạt số lượng bò thịt là 7,84 triệu con và là 10 triệu con vào năm 2015. Tổng sản lượng thịt bò lên 222 ngàn tấn vào năm 2010 và 310 ngàn tấn vào năm 2015.
* Theo Cục Chăn nuôi, số lượng đàn bò tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nếu so sánh năm 2001 và năm 2006, đàn bò nước ta tăng từ 3,89 triệu con lên 6,51 triệu con, đạt tốc độ tăng đàn bình quân là 9,67%/năm.Chăn nuôi quy mô trang trại đã phát triển Cả nước hiện nay có trên 6.405 trang trại chăn nuôi bò.
Trong đó, Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về số lượng với 2.683 trang trại bò. Các trang trại có quy mô chăn nuôi từ 10-50 con. Một số trang trại ở các tỉnh như Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh Đông Nam Bộ có số lượng trên 100 con/trang trại. Chủ trang trại áp dụng các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy, năng suất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện.
Nhu cầu tiêu dùng bò thịt ngày càng tăng do thu nhập tăng và mức sống người dân không ngừng được cải thiện. Giá thịt bò nước ta khoảng 80.000 đồng/kg, cao hơn các loại thịt khác.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà hàng, khách sạn cao cấp vẫn phải sử dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand... với giá cao. Tại siêu thị, giá thịt bò nhập khẩu lên đến 250.000 đồng/kg.
Theo Công ty TNHH Vissan, khả năng sản xuất trong nước đạt 100 ngàn tấn thịt trâu bò/năm, bình quân chưa đến 1,5 kg thịt trâu bò/người/năm. Số lượng thịt bò bình quân theo người ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc là 9,8 kg/người/năm; Nhật Bản 9,6 kg/người/năm.
Đại diện Công ty Vissan nhận xét: nguồn bò nội địa phần lớn có tầm vóc nhỏ nên không có hiệu quả cao sau khi pha lóc. Còn thịt bò nhập khẩu giá cao nên lượng tiêu thụ không lớn. Nguồn bò thịt trong nước hiện nay chưa ổn định nên vì chưa có nhiều trang trại chăn nuôi bò chuyên nghiệp, con giống khan hiếm, mà bò lại sinh sản ít.
Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam đã có chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa. Từ đó, bò sữa tăng trưởng trung bình 24,9% năm và sản lượng sữa tăng 30,5%. Tỷ lệ đàn bò lai và chất lượng đàn bò nền lai Zêbu cũng được cải tiến. Trong bối cảnh gia nhập WTO, thuế nhập khẩu sẽ giảm, người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa sản phẩm.
Tuy nhiên, Vissan cho rằng thị hiếu người tiêu dùng vẫn chuộng thịt tươi và với mức thu nhập trung bình thì thịt bò nội địa vẫn có ưu thế cạnh tranh về giá cả. Vissan dự báo, trong thời gian tới, khả năng cung cấp thịt bò vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, vì vậy cần đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò sinh sản theo hướng chuyên thịt.
Ngoài đặc điểm dễ nuôi, chăn nuôi bò có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sẵn có. Hiện tổng các phụ phẩm của nông nghiệp đạt trên 41 triệu tấn. Các phụ phẩm này nếu chế biến, bảo quản tốt có thể đủ nuôi trên 10 triệu bò thịt. Đó là chưa kể các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến nông sản như mía đường, bia, sắn, chế biến rau, dứa, quả... cung cấp khoảng 10 triệu tấn cho chăn nuôi bò thịt và gia súc nhai lại.
Theo Cục Chăn nuôi, mục tiêu trong đề án phát triển chăn nuôi bò thịt đến 2010 phải đạt số lượng bò thịt là 7,84 triệu con và là 10 triệu con vào năm 2015. Tổng sản lượng thịt bò lên 222 ngàn tấn vào năm 2010 và 310 ngàn tấn vào năm 2015.
* Theo Cục Chăn nuôi, số lượng đàn bò tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nếu so sánh năm 2001 và năm 2006, đàn bò nước ta tăng từ 3,89 triệu con lên 6,51 triệu con, đạt tốc độ tăng đàn bình quân là 9,67%/năm.Chăn nuôi quy mô trang trại đã phát triển Cả nước hiện nay có trên 6.405 trang trại chăn nuôi bò.
Trong đó, Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về số lượng với 2.683 trang trại bò. Các trang trại có quy mô chăn nuôi từ 10-50 con. Một số trang trại ở các tỉnh như Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh Đông Nam Bộ có số lượng trên 100 con/trang trại. Chủ trang trại áp dụng các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy, năng suất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện.