Vậy thì Huyền Như chiếm đoạt tiền của ai?
Huyền Như chiếm đoạt là rõ ràng, còn chiếm đoạt của ai mới là vấn đề
Chiều 15/1, VnEconomy nhận được cuộc gọi từ lãnh đạo một ngân hàng thương mại, cũng là một luật sư từng nhiều năm trước phụ trách phòng pháp chế của một tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp.
“Tôi nhận thấy không phải ai cũng hiểu là chuyện gì đã xảy ra ở vụ án này”, vị lãnh đạo ngân hàng trên đặt vấn đề.
Để tạo thông tin đa chiều, những góc nhìn khác nhau về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án đang được xét xử với những vấn đề phức tạp, VnEconomy tóm lược nội dung của cuộc gọi chủ động trên.
Vị lãnh đạo ngân hàng trên nói:
“Không phải ai cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra, vậy chuyện gì đã xảy ra?
Huỳnh Thị Huyền Như kêu gọi khách hàng gửi tiền về Vietinbank, bằng hình thức ủy thác, gửi tiền trực tiếp… Sau khi khách hàng gửi tiền vào Vietinbank, Huyền Như có hai thủ đoạn chính để rút tiền. Một là, dùng chứng từ giả để rút ra, giả chữ ký của chủ tài khoản. Hai là, dùng chứng từ giả, giả chữ ký và thế chấp khoản tiền đó để vay Vietinbank, chiếm đoạt tiền vay; sau đó bị bắt, Vietinbank trích tiền gửi của khách hàng để bù đắp cho việc cho vay này, mặc dù hợp đồng thế chấp là giả.
Phần lớn số tiền Huyền Như chiếm đoạt là bằng hai thủ đoạn đó.
Chiếm đoạt tiền là rõ, ai cũng thấy rõ, Huyền Như cũng thừa nhận, không phải bàn cãi nữa. Nhưng câu chuyện Huyền Như chiếm đoạt tiền của ai mới là vấn đề.
Sau khi ông A gửi tiền vào Vietinbank và Huyền Như chiếm đoạt tiền trên tài khoản của ông A, vậy thì Huyền Như chiếm đoạt tiền của ông A hay của Vietinbank? Đấy mới là vấn đề, chứ không phải việc xử lý Huyền Như, xử lý Huyền Như thì đơn giản.
Vấn đề của vụ án không phải là xử lý Huyền Như vì Huyền Như đã thừa nhận việc chiếm đoạt đó rồi. Chuyện phức tạp là chiếm đoạt tiền của ai, Vietinbank có phải đền tiền cho khách hàng hay không?
Một số kênh thông tin có đăng, nói Vietinbank không chịu trách nhiệm về việc Huyền Như chiếm đoạt tiền vì nhiều lý do: nguồn gốc gửi không hợp pháp, có ngân hàng đem tiền ủy thác cho các cá nhân gửi vào Vietinbank, để cho Huyền Như chiếm đoạt; Huyền Như đi huy động tiền đã có ý định chiếm đoạt từ đầu, lấy tư cách Vietinbank đi huy động để chiếm đoạt; Huyền Như huy động lãi suất cao, các cá nhân gửi tiền ham lãi suất cao và bị chiếm đoạt…
Rất nhiều lý do.
Nhưng người ta quên mất một điều, cho dù ông A ăn cắp tiền của ông B hay ngược lại, ông A hay B ham lãi suất cao nhưng khi gửi tiền vào Vietinbank rồi, trên tài khoản của ông A hay B rồi thì trách nhiệm quản lý của Vietinbank đối với tài khoản đó là không phải bàn cãi. Ngay cả một kẻ buôn thuốc phiện gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm quản lý nguồn tiền đó như những khách hàng khác, còn cơ quan pháp luật có tịch thu số tiền đó hay không lại là câu chuyện khác.
Câu chuyện nữa là chi trả lãi suất. Không ai từ chối việc ngân hàng trả lãi suất cao cho mình cả. Người gửi tiền không quan tâm đến việc đúng quy định hay không đúng quy định. Giả sử lãi suất có vượt quy định thì cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền gửi đó của khách hàng.
Vietinbank có nói khách hàng có trách nhiệm quản lý số dư của mình, ngân hàng không có trách nhiệm quản lý tài khoản. Tôi phải nói thật đó là điều dở nhất. Ý là, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, anh phải tự quản lý thông qua internet banking, mobile banking… để xem, nếu chẳng may bị mất tiền ông phải báo cho ngân hàng ngăn chặn. Nhưng Vietinbank nhầm một chỗ: ngân hàng có hai tư cách.
Tư cách thứ nhất: đi vay để cho vay, đi vay của dân chúng và cho vay lại dân chúng, khi đi vay thì ông phải quản lý chặt số tiền ông đã vay được. Ông nhận tiền gửi của dân mà ông không quản lý thì lấy đâu nguồn cho người khác vay?
Tư cách thứ hai: ngân hàng làm nhiệm vụ thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán. Ông A gửi tiền vào ngân hàng, muốn chuyển tiền cho ông B, ông A ra lệnh như thế nào thì ngân hàng thực hiện như vậy một cách chính xác, nếu không chính xác thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Với hai tư cách trên, nếu có bàn cãi nào khác đi thì không còn là ngân hàng nữa. Cho dù gì đi nữa, tiền trong tài khoản của người ta, ông để cho nhân viên của ông dùng chứng từ giả để rút, ông phải chịu trách nhiệm là đương nhiên. Có thể người gửi tiền đòi lãi suất cao, nguồn gốc tiền không đúng quy định, nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả Huyền Như chiếm đoạt tiền.
Nguyên nhân là do lỗ hổng trong quản lý của ngân hàng, vì đã không quản lý chặt chẽ mà để Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền. Nếu để Huyền Như dùng chứng từ giả để rút được, thì bất kể nguồn gốc tiền gửi là đúng pháp luật hay trái pháp luật, trả lãi suất đúng quy định hay sai quy định thì Huyền Như đều rút được ra. Vấn đề ở chỗ đó.
Người ta đã quên đi trách nhiệm của ngân hàng đối với người gửi tiền, quên đi tư cách của ngân hàng là đi vay để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Mọi tranh cãi về trách nhiệm của ngân hàng trong chuyện này là thừa, vì tranh cãi khác đi thì Vietinbank không còn là ngân hàng nữa.
Nói tóm lại, câu chuyện xảy ra là gì? Tiền của khách hàng đã chuyển vào tài khoản hợp pháp của ngân hàng rồi, sau đó Huyền Như dùng chứng từ giả để rút ra. Đơn giản vậy thôi.
Về nguồn gốc tiền gửi lại là chuyện khác. Không có người gửi tiền nào phải chứng minh nguồn gốc tiền của mình cả. Cho dù tiền đó bất hợp pháp hay hợp pháp thì ngân hàng vẫn phải quản lý như nhau. Không thể nói tiền đó có nguồn gốc bất hợp pháp, trả lãi suất sai nên không quản lý. Đơn giản vậy thôi”.
Ngoài những nội dung trên, trao đổi với VnEconomy trong cuộc gọi chủ động đó, vị lãnh đạo ngân hàng trên còn cho rằng, câu chuyện ở đây không còn là riêng Huyền Như, riêng Vietinbank và các cá nhân, tổ chức gửi tiên trong khuôn khổ vụ án nữa, mà còn là niềm tin và trách nhiệm trong hoạt động ngân hàng nói chung.
* Về vấn đề trách nhiệm cũng như khía cạnh mà cuộc gọi trên đề cập, tại phiên tòa, trả lời Hội đồng Xét xử các câu hỏi của luật sư, ông Nguyễn Mạnh Toàn, chuyên viên phòng pháp chế của Vietinbank đã nói rằng, các bộ luật, nghị định, quyết định hoặc các văn bản dưới luật khác không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản của khách hàng được mở tại ngân hàng cũng như quản lý số dư trên các tài khoản này tại ngân hàng.
“Tôi nhận thấy không phải ai cũng hiểu là chuyện gì đã xảy ra ở vụ án này”, vị lãnh đạo ngân hàng trên đặt vấn đề.
Để tạo thông tin đa chiều, những góc nhìn khác nhau về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án đang được xét xử với những vấn đề phức tạp, VnEconomy tóm lược nội dung của cuộc gọi chủ động trên.
Vị lãnh đạo ngân hàng trên nói:
“Không phải ai cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra, vậy chuyện gì đã xảy ra?
Huỳnh Thị Huyền Như kêu gọi khách hàng gửi tiền về Vietinbank, bằng hình thức ủy thác, gửi tiền trực tiếp… Sau khi khách hàng gửi tiền vào Vietinbank, Huyền Như có hai thủ đoạn chính để rút tiền. Một là, dùng chứng từ giả để rút ra, giả chữ ký của chủ tài khoản. Hai là, dùng chứng từ giả, giả chữ ký và thế chấp khoản tiền đó để vay Vietinbank, chiếm đoạt tiền vay; sau đó bị bắt, Vietinbank trích tiền gửi của khách hàng để bù đắp cho việc cho vay này, mặc dù hợp đồng thế chấp là giả.
Phần lớn số tiền Huyền Như chiếm đoạt là bằng hai thủ đoạn đó.
Chiếm đoạt tiền là rõ, ai cũng thấy rõ, Huyền Như cũng thừa nhận, không phải bàn cãi nữa. Nhưng câu chuyện Huyền Như chiếm đoạt tiền của ai mới là vấn đề.
Sau khi ông A gửi tiền vào Vietinbank và Huyền Như chiếm đoạt tiền trên tài khoản của ông A, vậy thì Huyền Như chiếm đoạt tiền của ông A hay của Vietinbank? Đấy mới là vấn đề, chứ không phải việc xử lý Huyền Như, xử lý Huyền Như thì đơn giản.
Vấn đề của vụ án không phải là xử lý Huyền Như vì Huyền Như đã thừa nhận việc chiếm đoạt đó rồi. Chuyện phức tạp là chiếm đoạt tiền của ai, Vietinbank có phải đền tiền cho khách hàng hay không?
Một số kênh thông tin có đăng, nói Vietinbank không chịu trách nhiệm về việc Huyền Như chiếm đoạt tiền vì nhiều lý do: nguồn gốc gửi không hợp pháp, có ngân hàng đem tiền ủy thác cho các cá nhân gửi vào Vietinbank, để cho Huyền Như chiếm đoạt; Huyền Như đi huy động tiền đã có ý định chiếm đoạt từ đầu, lấy tư cách Vietinbank đi huy động để chiếm đoạt; Huyền Như huy động lãi suất cao, các cá nhân gửi tiền ham lãi suất cao và bị chiếm đoạt…
Rất nhiều lý do.
Nhưng người ta quên mất một điều, cho dù ông A ăn cắp tiền của ông B hay ngược lại, ông A hay B ham lãi suất cao nhưng khi gửi tiền vào Vietinbank rồi, trên tài khoản của ông A hay B rồi thì trách nhiệm quản lý của Vietinbank đối với tài khoản đó là không phải bàn cãi. Ngay cả một kẻ buôn thuốc phiện gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm quản lý nguồn tiền đó như những khách hàng khác, còn cơ quan pháp luật có tịch thu số tiền đó hay không lại là câu chuyện khác.
Câu chuyện nữa là chi trả lãi suất. Không ai từ chối việc ngân hàng trả lãi suất cao cho mình cả. Người gửi tiền không quan tâm đến việc đúng quy định hay không đúng quy định. Giả sử lãi suất có vượt quy định thì cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền gửi đó của khách hàng.
Vietinbank có nói khách hàng có trách nhiệm quản lý số dư của mình, ngân hàng không có trách nhiệm quản lý tài khoản. Tôi phải nói thật đó là điều dở nhất. Ý là, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, anh phải tự quản lý thông qua internet banking, mobile banking… để xem, nếu chẳng may bị mất tiền ông phải báo cho ngân hàng ngăn chặn. Nhưng Vietinbank nhầm một chỗ: ngân hàng có hai tư cách.
Tư cách thứ nhất: đi vay để cho vay, đi vay của dân chúng và cho vay lại dân chúng, khi đi vay thì ông phải quản lý chặt số tiền ông đã vay được. Ông nhận tiền gửi của dân mà ông không quản lý thì lấy đâu nguồn cho người khác vay?
Tư cách thứ hai: ngân hàng làm nhiệm vụ thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán. Ông A gửi tiền vào ngân hàng, muốn chuyển tiền cho ông B, ông A ra lệnh như thế nào thì ngân hàng thực hiện như vậy một cách chính xác, nếu không chính xác thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Với hai tư cách trên, nếu có bàn cãi nào khác đi thì không còn là ngân hàng nữa. Cho dù gì đi nữa, tiền trong tài khoản của người ta, ông để cho nhân viên của ông dùng chứng từ giả để rút, ông phải chịu trách nhiệm là đương nhiên. Có thể người gửi tiền đòi lãi suất cao, nguồn gốc tiền không đúng quy định, nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả Huyền Như chiếm đoạt tiền.
Nguyên nhân là do lỗ hổng trong quản lý của ngân hàng, vì đã không quản lý chặt chẽ mà để Huyền Như dùng chứng từ giả để rút tiền. Nếu để Huyền Như dùng chứng từ giả để rút được, thì bất kể nguồn gốc tiền gửi là đúng pháp luật hay trái pháp luật, trả lãi suất đúng quy định hay sai quy định thì Huyền Như đều rút được ra. Vấn đề ở chỗ đó.
Người ta đã quên đi trách nhiệm của ngân hàng đối với người gửi tiền, quên đi tư cách của ngân hàng là đi vay để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Mọi tranh cãi về trách nhiệm của ngân hàng trong chuyện này là thừa, vì tranh cãi khác đi thì Vietinbank không còn là ngân hàng nữa.
Nói tóm lại, câu chuyện xảy ra là gì? Tiền của khách hàng đã chuyển vào tài khoản hợp pháp của ngân hàng rồi, sau đó Huyền Như dùng chứng từ giả để rút ra. Đơn giản vậy thôi.
Về nguồn gốc tiền gửi lại là chuyện khác. Không có người gửi tiền nào phải chứng minh nguồn gốc tiền của mình cả. Cho dù tiền đó bất hợp pháp hay hợp pháp thì ngân hàng vẫn phải quản lý như nhau. Không thể nói tiền đó có nguồn gốc bất hợp pháp, trả lãi suất sai nên không quản lý. Đơn giản vậy thôi”.
Ngoài những nội dung trên, trao đổi với VnEconomy trong cuộc gọi chủ động đó, vị lãnh đạo ngân hàng trên còn cho rằng, câu chuyện ở đây không còn là riêng Huyền Như, riêng Vietinbank và các cá nhân, tổ chức gửi tiên trong khuôn khổ vụ án nữa, mà còn là niềm tin và trách nhiệm trong hoạt động ngân hàng nói chung.
* Về vấn đề trách nhiệm cũng như khía cạnh mà cuộc gọi trên đề cập, tại phiên tòa, trả lời Hội đồng Xét xử các câu hỏi của luật sư, ông Nguyễn Mạnh Toàn, chuyên viên phòng pháp chế của Vietinbank đã nói rằng, các bộ luật, nghị định, quyết định hoặc các văn bản dưới luật khác không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản của khách hàng được mở tại ngân hàng cũng như quản lý số dư trên các tài khoản này tại ngân hàng.