Venezuela: Ngân hàng tư nhân cũng có thể bị quốc hữu hóa
Tổng thống Venuezuela Hugo Chavez vừa tuyên bố, có thể các ngân hàng tư nhân nước này cũng sẽ bị quốc hữu hóa
Tổng thống Venuezuela Hugo Chavez vừa tuyên bố, có thể các ngân hàng tư nhân và công ty sản xuất thép lớn nhất nước này Ternium-Sidor cũng sẽ bị quốc hữu hóa.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, việc quốc hữu hóa đối với các doanh nghiệp này sẽ được hủy bỏ nếu họ bắt đầu hoạt động vì “lợi ích quốc gia”. Có nghĩa là, các ngân hàng tư nhân phải ưu tiên cho vay trong nước còn Ternium-Sidor phải cung cấp các sản phẩm giá rẻ cho thị trường Venuezuela.
Tuyên bố này của ông Hugo Chavez được đưa ra sau khi Nhà nước Venuezuela giành quyền kiểm soát đối với tất cả các dự án dầu tư nhân ở nước này.
Ông Charvez nói: “Các ngân hàng tư nhân phải ưu tiên cho các ngành công nghiệp trong nước vay vốn với lãi suất thấp.”
Ông cảnh báo, nếu không thực hiện những yêu cầu này, tốt hơn hết là các ngân hàng này nên bị quốc hữu hóa để “hoạt động vì sự phát triển quốc gia và không đầu cơ cũng như thu những khoản lợi nhuận khổng lồ.”
Tuy nhiên, người ta vẫn chưa chắc chắn về việc liệu ông Charvez có ám chỉ đến các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đang hoạt tại đây hay không.
Chiến dịch quốc hữu hóa đang được tiến hành tại Venezuela được khởi động vào tháng 1 năm nay. Theo chương trình này, công ty viễn thông lớn nhất của Venezuela có tên CANTV, ngành điện và các nhà máy lọc dầu của nước này đang được chuyển giao cho Nhà nước kiểm soát.
Tuy nhiên, hôm thứ 5 tuần trước, kế hoạch của ông Charvez đối với các dự án dầu khổng lồ của Orinoco Belt đã vấp phải một vướng mắc trong vấn đề bồi thường và tỷ lệ cổ phần cho các công ty nước ngoài vốn là chủ trước đây của các dự án đã bị quốc hữu hóa.
Chính phủ Venezuela cũng đã đưa ra cảnh báo sẽ trục xuất tập đoàn dầu Conoco-Phillips của Mỹ nếu tập đoàn này không chấp nhận kế hoạch quốc hữu hóa đối với các dự án đầu tư trị giá nhiều tỷ USD của mình tại nước này.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Venezuela Rafael Ramirez, Conoco không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các điều khoản về quốc hữu hóa đối với các dự án sản xuất dầu của tập đoàn này tại đây.
Tính đến nay, Cocono là công ty duy nhất trong số 5 công ty nước ngoài lớn tại Venezuela đã từ chối kế hoạch quốc hữu hóa của nước này. Tuy nhiên, đàm phán giữa Chính phủ Venezuela và 5 công ty này về việc các công ty sẽ nhận được khoản bồi thường bao nhiêu vẫn đang tiếp tục.
Các công ty này hy vọng sẽ giữ được một cổ phần nhỏ trong số các dự án dầu được quốc hữu hóa. Trữ lượng dầu tại các dự án này hiện có trị giá 30 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giá trị thực tế có thể nhiều hơn con số này gấp 4 lần.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, việc quốc hữu hóa đối với các doanh nghiệp này sẽ được hủy bỏ nếu họ bắt đầu hoạt động vì “lợi ích quốc gia”. Có nghĩa là, các ngân hàng tư nhân phải ưu tiên cho vay trong nước còn Ternium-Sidor phải cung cấp các sản phẩm giá rẻ cho thị trường Venuezuela.
Tuyên bố này của ông Hugo Chavez được đưa ra sau khi Nhà nước Venuezuela giành quyền kiểm soát đối với tất cả các dự án dầu tư nhân ở nước này.
Ông Charvez nói: “Các ngân hàng tư nhân phải ưu tiên cho các ngành công nghiệp trong nước vay vốn với lãi suất thấp.”
Ông cảnh báo, nếu không thực hiện những yêu cầu này, tốt hơn hết là các ngân hàng này nên bị quốc hữu hóa để “hoạt động vì sự phát triển quốc gia và không đầu cơ cũng như thu những khoản lợi nhuận khổng lồ.”
Tuy nhiên, người ta vẫn chưa chắc chắn về việc liệu ông Charvez có ám chỉ đến các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đang hoạt tại đây hay không.
Chiến dịch quốc hữu hóa đang được tiến hành tại Venezuela được khởi động vào tháng 1 năm nay. Theo chương trình này, công ty viễn thông lớn nhất của Venezuela có tên CANTV, ngành điện và các nhà máy lọc dầu của nước này đang được chuyển giao cho Nhà nước kiểm soát.
Tuy nhiên, hôm thứ 5 tuần trước, kế hoạch của ông Charvez đối với các dự án dầu khổng lồ của Orinoco Belt đã vấp phải một vướng mắc trong vấn đề bồi thường và tỷ lệ cổ phần cho các công ty nước ngoài vốn là chủ trước đây của các dự án đã bị quốc hữu hóa.
Chính phủ Venezuela cũng đã đưa ra cảnh báo sẽ trục xuất tập đoàn dầu Conoco-Phillips của Mỹ nếu tập đoàn này không chấp nhận kế hoạch quốc hữu hóa đối với các dự án đầu tư trị giá nhiều tỷ USD của mình tại nước này.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Venezuela Rafael Ramirez, Conoco không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các điều khoản về quốc hữu hóa đối với các dự án sản xuất dầu của tập đoàn này tại đây.
Tính đến nay, Cocono là công ty duy nhất trong số 5 công ty nước ngoài lớn tại Venezuela đã từ chối kế hoạch quốc hữu hóa của nước này. Tuy nhiên, đàm phán giữa Chính phủ Venezuela và 5 công ty này về việc các công ty sẽ nhận được khoản bồi thường bao nhiêu vẫn đang tiếp tục.
Các công ty này hy vọng sẽ giữ được một cổ phần nhỏ trong số các dự án dầu được quốc hữu hóa. Trữ lượng dầu tại các dự án này hiện có trị giá 30 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giá trị thực tế có thể nhiều hơn con số này gấp 4 lần.