Vì sao Bộ không đồng ý làm đường sắt khổ 1 m?
Trên thế giới, đường sắt khổ 1 m có lẽ đã ở trong những viện bảo tàng từ lâu
Sau khi tiếp nhận đề án nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1 m, chạy song song với tuyến hiện tại của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản bác đề xuất trên.
Tái cấu trúc bằng đường khổ 1 m?
Trong buổi gặp mặt báo chí ngày 18/6, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn VNR nói, hiện tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1 m được xây từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật, vận tốc thấp nên chỉ đáp ứng năng lực chạy tàu tối đa 25 đôi/ngày đêm. Nhiều đoạn bán kính đường cong nhỏ, nền đường hẹp chỉ khai thác được tối đa 18 đôi tàu/ngày đêm.
Đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào 2050, tức là trong 35 năm tới toàn bộ vận tải đường sắt dồn lên đường đơn khổ 1 m đang có. Vì thế, việc nghiên cứu để xây thêm đường sắt chạy song song với khổ 1 m hiện tại, theo ông Thành là cần thiết. Còn sau khi có đường sắt cao tốc, tuyến xây thêm này sẽ chuyển qua chạy tàu hàng và tàu khách địa phương.
Tuy nhiên, một số chuyên gia giao thông tỏ ra khá bất ngờ trước đề xuất của VNR, bởi vào tháng 4/2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ về chiến lược điều chỉnh phát triển ngành có ghi rõ: từ nay đến 2020 là “thời kỳ chuẩn bị những điều kiện cần thiết” từng bước xây dựng mới đường sắt đôi khổ 1,435 m trên trục Bắc - Nam với tốc độ khai thác 160-200 km/h, cho phép sử dụng chung cho cả tàu khách và tàu chở hàng.
Không hiểu sao, VNR lại “tái cơ cấu” bằng việc đề xuất xây dựng “đường sắt cổ” với khổ 1 m. Trên thế giới, đường sắt khổ 1 m có lẽ đã ở trong những viện bảo tàng từ lâu. Nếu có thêm 1 tuyến đường khổ 1 m chạy song song, về lâu dài liệu có đáp ứng được sự phát triển và nâng tốc độ chạy tàu hay chỉ sau 1 thời gian ngắn lại quá tải? Xây dựng như vậy có lãng phí không?
Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thành nêu lý do: “Không phải chúng tôi đề nghị xây dựng cả một tuyến đường sắt khổ 1 m trục Bắc - Nam song song với tuyến hiện tại, mà là xem xét những đoạn nào thuận lợi để lắp thêm một đường, thì sẽ triển khai ở khu vực đó”.
Ông Thành cho biết thêm: nếu thêm một tuyến đường đôi thì năng lực khai thác sẽ gấp 4 lần hiện nay (hơn 100 đôi tàu/ngày đêm), góp phần giảm sự quá tải đang đè lên đường bộ. Nếu được chấp thuận, đường sắt Việt Nam hoàn toàn có thể tự xây dựng mà không cần thuê nước ngoài, với cách làm từng đoạn ưu tiên như đề xuất với đường sắt cao tốc.
Không mới, không phù hợp quy hoạch
Sau khi nghiên cứu và có những điều tra cụ thể, ngày 20/6, Bộ Giao thông Vận tải chính thức có văn bản bác bỏ đề xuất xây thêm đường sắt khổ 1 m của VNR.
Văn bản nhắc lại việc Bộ Giao thông Vận tải đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam, trong đó có nội dung sẽ nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1,435 m trên trục Bắc - Nam theo hướng trước mắt khai thác chạy tầu với tốc độ từ 160 km/h - dưới 200 km/h, kết hợp chạy chung tàu khách với tàu hàng, có chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng để về lâu dài tiếp tục nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận tải.
Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng một tuyến đường sắt khổ 1 m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM như đề nghị của VNR là không phù hợp với định hướng phát triển đường sắt đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, nghiên cứu làm thêm đường sắt Bắc Nam khổ 1 m là “không mới và không phù hợp”.
Trong văn bản gửi VNR, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chiến lược để được phê duyệt, không đề xuất mới những vấn đề không phù hợp với nội dung chiến lược đã trình Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển đường sắt được duyệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo VNR và Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các đề án, dự án xây dựng đường sắt trên trục Bắc - Nam với nội dung và bước đi thích hợp.
Tái cấu trúc bằng đường khổ 1 m?
Trong buổi gặp mặt báo chí ngày 18/6, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn VNR nói, hiện tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1 m được xây từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật, vận tốc thấp nên chỉ đáp ứng năng lực chạy tàu tối đa 25 đôi/ngày đêm. Nhiều đoạn bán kính đường cong nhỏ, nền đường hẹp chỉ khai thác được tối đa 18 đôi tàu/ngày đêm.
Đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào 2050, tức là trong 35 năm tới toàn bộ vận tải đường sắt dồn lên đường đơn khổ 1 m đang có. Vì thế, việc nghiên cứu để xây thêm đường sắt chạy song song với khổ 1 m hiện tại, theo ông Thành là cần thiết. Còn sau khi có đường sắt cao tốc, tuyến xây thêm này sẽ chuyển qua chạy tàu hàng và tàu khách địa phương.
Tuy nhiên, một số chuyên gia giao thông tỏ ra khá bất ngờ trước đề xuất của VNR, bởi vào tháng 4/2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ về chiến lược điều chỉnh phát triển ngành có ghi rõ: từ nay đến 2020 là “thời kỳ chuẩn bị những điều kiện cần thiết” từng bước xây dựng mới đường sắt đôi khổ 1,435 m trên trục Bắc - Nam với tốc độ khai thác 160-200 km/h, cho phép sử dụng chung cho cả tàu khách và tàu chở hàng.
Không hiểu sao, VNR lại “tái cơ cấu” bằng việc đề xuất xây dựng “đường sắt cổ” với khổ 1 m. Trên thế giới, đường sắt khổ 1 m có lẽ đã ở trong những viện bảo tàng từ lâu. Nếu có thêm 1 tuyến đường khổ 1 m chạy song song, về lâu dài liệu có đáp ứng được sự phát triển và nâng tốc độ chạy tàu hay chỉ sau 1 thời gian ngắn lại quá tải? Xây dựng như vậy có lãng phí không?
Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thành nêu lý do: “Không phải chúng tôi đề nghị xây dựng cả một tuyến đường sắt khổ 1 m trục Bắc - Nam song song với tuyến hiện tại, mà là xem xét những đoạn nào thuận lợi để lắp thêm một đường, thì sẽ triển khai ở khu vực đó”.
Ông Thành cho biết thêm: nếu thêm một tuyến đường đôi thì năng lực khai thác sẽ gấp 4 lần hiện nay (hơn 100 đôi tàu/ngày đêm), góp phần giảm sự quá tải đang đè lên đường bộ. Nếu được chấp thuận, đường sắt Việt Nam hoàn toàn có thể tự xây dựng mà không cần thuê nước ngoài, với cách làm từng đoạn ưu tiên như đề xuất với đường sắt cao tốc.
Không mới, không phù hợp quy hoạch
Sau khi nghiên cứu và có những điều tra cụ thể, ngày 20/6, Bộ Giao thông Vận tải chính thức có văn bản bác bỏ đề xuất xây thêm đường sắt khổ 1 m của VNR.
Văn bản nhắc lại việc Bộ Giao thông Vận tải đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam, trong đó có nội dung sẽ nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1,435 m trên trục Bắc - Nam theo hướng trước mắt khai thác chạy tầu với tốc độ từ 160 km/h - dưới 200 km/h, kết hợp chạy chung tàu khách với tàu hàng, có chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng để về lâu dài tiếp tục nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận tải.
Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng một tuyến đường sắt khổ 1 m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM như đề nghị của VNR là không phù hợp với định hướng phát triển đường sắt đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, nghiên cứu làm thêm đường sắt Bắc Nam khổ 1 m là “không mới và không phù hợp”.
Trong văn bản gửi VNR, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh: tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chiến lược để được phê duyệt, không đề xuất mới những vấn đề không phù hợp với nội dung chiến lược đã trình Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển đường sắt được duyệt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo VNR và Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các đề án, dự án xây dựng đường sắt trên trục Bắc - Nam với nội dung và bước đi thích hợp.