Vì sao “chợ cao cấp” ở Hà Nội ế ẩm?
Các khu chợ kiểu mới tại Hà Nội lại bị chính giới tiểu thương cũng như khách hàng quay lưng dù đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng
Vì sao các trung tâm thương mại, các khu chợ kiểu mới tại Hà Nội lại bị chính giới tiểu thương cũng như khách hàng quay lưng dù đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để làm mới?
Trong quá trình tìm hiểu căn nguyên, người viết nhận được vô số những phản hồi, những quan điểm trái chiều của các chuyên gia, nhà quản lý, thậm chí có những ý kiến có phần bi quan tiêu cực rằng Hà Nội cần sớm chấm dứt việc chuyển đổi này cũng như xây mới các trung tâm thương mại nhằm tránh lãng phí.
Ế từ bình dân đến cao cấp
Theo ghi nhận của VnEconomy, hiện trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là khu vực nội thành, hàng loạt các trung tâm thương mại cao cấp và trung tâm thương mại kết hợp chợ được đầu tư và đã hoặc sắp được đưa vào khai thác. Có thể kể đến các trung tâm thương mại “bình dân” được hình thành từ việc chuyển đổi các khu chợ truyền thống như Trung tâm thương mại Hàng Da, Cửa Nam, Ô chợ Dừa, chợ Mơ, Ngã tư Sở…
Thế nhưng, háo hức chờ đợi bao nhiêu thì các chủ đầu tư và các tiểu thương lại thất vọng bấy nhiêu bởi chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động, các trung tâm thương mại kết hợp chợ này đã không được khách hàng đón nhận như kỳ vọng. Khách vào chợ ngày càng thưa thớt, các gian hàng cũng bỏ trống ngày một nhiều hơn, khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán.
Đơn cử như tại trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa, dù được đầu tư khá bài bản, quy mô, song hầu hết các tiểu thương lẫn khách hàng vào đây đều khẳng định “đây không phải là mô hình chợ, trung tâm thương mại hoàn chỉnh cũng không phải. Đã là chợ phải có các sạp hàng, có rau, có thịt, cá… những hàng hóa thiết yếu”.
Chính vì vậy, dù được xây dựng tới 7 tầng nhưng chỉ có tầng 1 và 2 của tòa nhà được thuê bán hàng và làm dịch vụ hay văn phòng. Tất cả các tầng còn lại đều trống trơn. Ngay cả ở hai tầng dưới, có đến 80% quầy hàng đóng cửa.
Tình trạng này cũng phổ biến với các trung tâm thương mại bình dân khác trên địa bàn. Một vài khu khác dù có các gian hàng cá, thịt, rau… nhưng lại bố trí ở dưới tầng hầm nên đã không được khách hàng quan tâm, chú ý. Hầu hết khách hàng khi được hỏi đều phản ảnh rằng: rất ngại vào mấy khu chợ kiểu này, vừa bất tiện, vừa đơn điệu về hàng hóa, giá cả lại có phần đắt hơn bên ngoài. Do vậy, lựa chọn của phần lớn người dân xung quanh các khu chợ kiểu mới này vẫn là “tiện đâu mua đấy” và các khu chợ cóc là địa điểm được họ tìm đến nhiều hơn cả.
Đối với các khu trung tâm thương mại cao cấp khác như Picomall, Grand Plaza hay Garden, Parkson… tình cảnh cũng không sáng sủa hơn là mấy. Khách hàng vào đây có thể đông hơn vào các khu chợ kiểu mới kể trên, song phần lớn vẫn là vào “chơi nhiều hơn mua”.
Chính vì vậy, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại hàng đầu Hà Nội này cũng không mấy khả quan, thậm chí tại một số trung tâm thương mại đã hoạt động từ 2 -3 năm nay như Grand Plaza, Picomall… khách hàng thuê mặt bằng đang rậm rịch rời khỏi tòa nhà do sự ế ẩm, hàng hóa bán không đủ trả tiền thuê mặt bằng.
Quan sát tại các tầng của nhiều trung tâm thương mại cao cấp, không khó để nhận thấy vẫn có khá nhiều gian hàng vẫn còn bỏ trống chưa có khách thuê. Một số chủ đầu tư dù đã giảm giá, khuyến mại đến 6 tháng miễn phí thuê nếu ký hợp đồng từ 1 năm song vẫn không nhận được sự phản hồi tích cực từ thị trường và khách thuê.
Lỗi tại ai?
Lý giải về việc các trung tâm thương mại từ bình dân đến cao cấp đều ế ẩm, vắng khách thuê, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho hay, có thể do thói quen tiêu dùng của người dân tiện đâu mua đó, không muốn vào chợ phải gửi xe, vừa mất tiền vừa mất thời gian và có thể giá trong các chợ tại trung tâm thương mại, chợ kiểu mới lại đắt hơn. Trong khi đó chợ cóc, chợ tạm đang mọc tràn lan trên đường, trong mọi ngõ ngách, giá cả lại rất linh hoạt.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, sự ế ẩm của các trung tâm thương mại cao cấp có thể do tác động khách quan của việc suy giảm kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu, không vội mua sắm những thứ chưa thật cần thiết. Do đó, thực tế này không đáng ngại bằng việc các trung tâm thương mại – chợ chuyển đổi bị ế ẩm do người tiêu dùng quay lưng.
Bởi lẽ, theo các chuyên gia, việc chuyển đổi chợ truyền thống sang mô hình trung tâm thương mại kết hợp chợ không khác gì sự chuyển đổi nửa vời. Trong khi đó, cách vận hành một trung tâm thương mại vốn rất khác với cách vận hành một chợ truyền thống. Tâm lý người dân muốn mua sắm hàng cao cấp thì sẽ chọn trung tâm thương mại cao cấp hẳn, có nhiều hàng hiệu. Còn nếu có nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày thì đến các cửa hàng tạp hóa, chợ cóc vừa nhanh, tiện lại rẻ hơn.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, việc chuyển đổi, cải tạo các khu chợ hiện nay là tất yếu và đúng với xu thế phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt yếu nhất khiến các khu chợ kiểu mới của Hà Nội hiện rơi vào tình trạng vắng khách là do các chủ đầu tư đã vô tình triệt tiêu đi cái “chung” vốn có của một khu chợ truyền thống.
Theo ông Trung, mỗi khu chợ truyền thống luôn mang tính cộng đồng rất cao và nó luôn mang những đặc thù riêng vốn có, chẳng hạn như phải có các sạp hàng, các mặt hàng phải được bố trí phù hợp, đan xen nhau. Do đó, khi mà “cái chung” chưa được đảm bảo thì cũng không thể có được thành công cho mỗi “cái riêng”, tức là từng gian hàng của các tiểu thương.
“Chính vì thiếu sự gắn kết giữa chủ đầu tư và khách thuê nên thực tế hiện nay nhiều trung tâm thương mại dù đã được khuyến mại, giảm giá thuê song vẫn không có người thuê”, ông Trung cho hay.
Trong quá trình tìm hiểu căn nguyên, người viết nhận được vô số những phản hồi, những quan điểm trái chiều của các chuyên gia, nhà quản lý, thậm chí có những ý kiến có phần bi quan tiêu cực rằng Hà Nội cần sớm chấm dứt việc chuyển đổi này cũng như xây mới các trung tâm thương mại nhằm tránh lãng phí.
Ế từ bình dân đến cao cấp
Theo ghi nhận của VnEconomy, hiện trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là khu vực nội thành, hàng loạt các trung tâm thương mại cao cấp và trung tâm thương mại kết hợp chợ được đầu tư và đã hoặc sắp được đưa vào khai thác. Có thể kể đến các trung tâm thương mại “bình dân” được hình thành từ việc chuyển đổi các khu chợ truyền thống như Trung tâm thương mại Hàng Da, Cửa Nam, Ô chợ Dừa, chợ Mơ, Ngã tư Sở…
Thế nhưng, háo hức chờ đợi bao nhiêu thì các chủ đầu tư và các tiểu thương lại thất vọng bấy nhiêu bởi chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động, các trung tâm thương mại kết hợp chợ này đã không được khách hàng đón nhận như kỳ vọng. Khách vào chợ ngày càng thưa thớt, các gian hàng cũng bỏ trống ngày một nhiều hơn, khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán.
Đơn cử như tại trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa, dù được đầu tư khá bài bản, quy mô, song hầu hết các tiểu thương lẫn khách hàng vào đây đều khẳng định “đây không phải là mô hình chợ, trung tâm thương mại hoàn chỉnh cũng không phải. Đã là chợ phải có các sạp hàng, có rau, có thịt, cá… những hàng hóa thiết yếu”.
Chính vì vậy, dù được xây dựng tới 7 tầng nhưng chỉ có tầng 1 và 2 của tòa nhà được thuê bán hàng và làm dịch vụ hay văn phòng. Tất cả các tầng còn lại đều trống trơn. Ngay cả ở hai tầng dưới, có đến 80% quầy hàng đóng cửa.
Tình trạng này cũng phổ biến với các trung tâm thương mại bình dân khác trên địa bàn. Một vài khu khác dù có các gian hàng cá, thịt, rau… nhưng lại bố trí ở dưới tầng hầm nên đã không được khách hàng quan tâm, chú ý. Hầu hết khách hàng khi được hỏi đều phản ảnh rằng: rất ngại vào mấy khu chợ kiểu này, vừa bất tiện, vừa đơn điệu về hàng hóa, giá cả lại có phần đắt hơn bên ngoài. Do vậy, lựa chọn của phần lớn người dân xung quanh các khu chợ kiểu mới này vẫn là “tiện đâu mua đấy” và các khu chợ cóc là địa điểm được họ tìm đến nhiều hơn cả.
Đối với các khu trung tâm thương mại cao cấp khác như Picomall, Grand Plaza hay Garden, Parkson… tình cảnh cũng không sáng sủa hơn là mấy. Khách hàng vào đây có thể đông hơn vào các khu chợ kiểu mới kể trên, song phần lớn vẫn là vào “chơi nhiều hơn mua”.
Chính vì vậy, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại hàng đầu Hà Nội này cũng không mấy khả quan, thậm chí tại một số trung tâm thương mại đã hoạt động từ 2 -3 năm nay như Grand Plaza, Picomall… khách hàng thuê mặt bằng đang rậm rịch rời khỏi tòa nhà do sự ế ẩm, hàng hóa bán không đủ trả tiền thuê mặt bằng.
Quan sát tại các tầng của nhiều trung tâm thương mại cao cấp, không khó để nhận thấy vẫn có khá nhiều gian hàng vẫn còn bỏ trống chưa có khách thuê. Một số chủ đầu tư dù đã giảm giá, khuyến mại đến 6 tháng miễn phí thuê nếu ký hợp đồng từ 1 năm song vẫn không nhận được sự phản hồi tích cực từ thị trường và khách thuê.
Lỗi tại ai?
Lý giải về việc các trung tâm thương mại từ bình dân đến cao cấp đều ế ẩm, vắng khách thuê, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho hay, có thể do thói quen tiêu dùng của người dân tiện đâu mua đó, không muốn vào chợ phải gửi xe, vừa mất tiền vừa mất thời gian và có thể giá trong các chợ tại trung tâm thương mại, chợ kiểu mới lại đắt hơn. Trong khi đó chợ cóc, chợ tạm đang mọc tràn lan trên đường, trong mọi ngõ ngách, giá cả lại rất linh hoạt.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, sự ế ẩm của các trung tâm thương mại cao cấp có thể do tác động khách quan của việc suy giảm kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu, không vội mua sắm những thứ chưa thật cần thiết. Do đó, thực tế này không đáng ngại bằng việc các trung tâm thương mại – chợ chuyển đổi bị ế ẩm do người tiêu dùng quay lưng.
Bởi lẽ, theo các chuyên gia, việc chuyển đổi chợ truyền thống sang mô hình trung tâm thương mại kết hợp chợ không khác gì sự chuyển đổi nửa vời. Trong khi đó, cách vận hành một trung tâm thương mại vốn rất khác với cách vận hành một chợ truyền thống. Tâm lý người dân muốn mua sắm hàng cao cấp thì sẽ chọn trung tâm thương mại cao cấp hẳn, có nhiều hàng hiệu. Còn nếu có nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày thì đến các cửa hàng tạp hóa, chợ cóc vừa nhanh, tiện lại rẻ hơn.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, việc chuyển đổi, cải tạo các khu chợ hiện nay là tất yếu và đúng với xu thế phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt yếu nhất khiến các khu chợ kiểu mới của Hà Nội hiện rơi vào tình trạng vắng khách là do các chủ đầu tư đã vô tình triệt tiêu đi cái “chung” vốn có của một khu chợ truyền thống.
Theo ông Trung, mỗi khu chợ truyền thống luôn mang tính cộng đồng rất cao và nó luôn mang những đặc thù riêng vốn có, chẳng hạn như phải có các sạp hàng, các mặt hàng phải được bố trí phù hợp, đan xen nhau. Do đó, khi mà “cái chung” chưa được đảm bảo thì cũng không thể có được thành công cho mỗi “cái riêng”, tức là từng gian hàng của các tiểu thương.
“Chính vì thiếu sự gắn kết giữa chủ đầu tư và khách thuê nên thực tế hiện nay nhiều trung tâm thương mại dù đã được khuyến mại, giảm giá thuê song vẫn không có người thuê”, ông Trung cho hay.