Vì sao dân châu Á mê Apple hơn cả Sony?
Mặc dù đứng sau Samsung về thương hiệu được yêu thích ở châu Á, nhưng sự thăng hạng của Apple cũng thật đáng nể
Theo kết quả thăm dò ý kiến người tiêu dùng của Hãng nghiên cứu Nielsen và tạp chí Campaign Asia-Pacific, hãng công nghệ Apple của Mỹ đã nhảy từ bậc 6 lên ngôi nhì trong số các thương hiệu mạnh nhất châu Á, trong khi Sony từ bậc 1 xuống ngôi vị thứ 3.
Mặc dù đứng sau hãng điện tử Samsung đến từ Hàn Quốc, song việc Apple thăng hạng một lúc tới 4 bậc, thậm chí vượt mặt cả cựu vô địch 4 năm liên tiếp Sony, trong top 10 thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương đánh giá cao nhất, thực sự là một điều đáng nể.
Theo giới phân tích, sở dĩ Apple được đánh giá cao ở châu Á là nhờ ảnh hưởng của hãng đang tăng dần cùng với việc doanh số bán các dòng sản phẩm di động chạy nền tảng iPhone OS không ngừng được nâng lên. Điển hình như số lượng điện thoại iPhone bán được lớn hơn gấp đôi sau mỗi năm.
Châu Á hiện là thị trường lớn nhất thế giới với hơn 60% dân số toàn cầu. Kinh tế năng động cùng nhu cầu đời sống ngày càng cao khiến khu vực này trở thành chiếc "bánh" hấp dẫn các thương hiệu mạnh thế giới. Hàng loạt nhãn hàng lớn đã đổ xô đầu tư vào châu Á. Apple không phải là ngoại lệ.
Mặc dù, mức giá bán lẻ các sản phẩm của Apple không hề rẻ đặc biệt khi so với thu nhập trung bình của người dân châu Á, nhưng điều này không hề làm giảm sức hút của chúng. Bằng chứng là, dân châu Á cũng xếp hàng thâu đêm ở các đại lý Apple chờ mua sản phẩm mới, như ở châu Âu, Mỹ.
Thậm chí, hồi đầu năm nay, Apple từng phải hoãn kế hoạch ra mắt điện thoại iPhone 4S tại thị trường Trung Quốc do hành vi quá khích trước một đại lý ở Bắc Kinh. CEO Apple Tim Cook sau đó thổ lộ rằng, ông cảm thấy bất ngờ về sức tiêu thụ của chiếc điện thoại iPhone 4S tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Apple hiện vẫn còn bỏ trống nhiều thị trường khác ở châu Á cũng màu mỡ không kém như Ấn Độ hay Indonesia. Theo giới phân tích, thương hiệu Apple sẽ được lòng người tiêu dùng châu Á hơn nữa, nếu như hãng phát triển được những sản phẩm giá rẻ dành riêng cho khu vực này.
"Cơ hội cho Apple vẫn còn đó. Có lẽ khoảng 3 năm nữa khi thu nhập bình quân đầu người của châu Á tăng lên và giá bán iPhone cũng giảm xuống, đó sẽ là thời kỳ của Apple”, Harry Su, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Hãng chứng khoán PT Bahana Securities ở Jakatar từng nhận xét.
Theo điều tra của Hãng nghiên cứu Nielsen và tạp chí Campaign Asia-Pacific, khác với Apple, hãng công nghệ Samsung của Hàn Quốc lại nổi tiếng nhờ lượng sản phẩm đa dạng và đầy đủ các phân khúc người tiêu dùng. Chính vì thế, thương hiệu Samsung tại châu Á cũng vượt trội hơn so với Apple.
Ngoài vấn đề giá cả, sản phẩm của Apple cũng cần cải thiện hơn nữa khả năng tương thích về công nghệ với các nhà mạng địa phương. Dòng iPhone 4S mới nhất của Apple hiện đã hỗ trợ công nghệ 4G LTE, trong khi người tiêu dùng châu Á ở nhiều nơi vẫn còn chưa làm quen với mạng 3G.
Việc phân phối sản phẩm cũng là một trở ngại lớn đối với Apple trong việc tiếp cận người châu Á. Người châu Á có thói quen sử dụng dịch vụ trả trước. Họ thường không mấy khi chịu ký những bản hợp đồng 12 tháng hay 2 năm với nhà mạng để được hỗ trợ giá bán iPhone như ở châu Âu, Mỹ.
Mặc dù đứng sau hãng điện tử Samsung đến từ Hàn Quốc, song việc Apple thăng hạng một lúc tới 4 bậc, thậm chí vượt mặt cả cựu vô địch 4 năm liên tiếp Sony, trong top 10 thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương đánh giá cao nhất, thực sự là một điều đáng nể.
Theo giới phân tích, sở dĩ Apple được đánh giá cao ở châu Á là nhờ ảnh hưởng của hãng đang tăng dần cùng với việc doanh số bán các dòng sản phẩm di động chạy nền tảng iPhone OS không ngừng được nâng lên. Điển hình như số lượng điện thoại iPhone bán được lớn hơn gấp đôi sau mỗi năm.
Châu Á hiện là thị trường lớn nhất thế giới với hơn 60% dân số toàn cầu. Kinh tế năng động cùng nhu cầu đời sống ngày càng cao khiến khu vực này trở thành chiếc "bánh" hấp dẫn các thương hiệu mạnh thế giới. Hàng loạt nhãn hàng lớn đã đổ xô đầu tư vào châu Á. Apple không phải là ngoại lệ.
Mặc dù, mức giá bán lẻ các sản phẩm của Apple không hề rẻ đặc biệt khi so với thu nhập trung bình của người dân châu Á, nhưng điều này không hề làm giảm sức hút của chúng. Bằng chứng là, dân châu Á cũng xếp hàng thâu đêm ở các đại lý Apple chờ mua sản phẩm mới, như ở châu Âu, Mỹ.
Thậm chí, hồi đầu năm nay, Apple từng phải hoãn kế hoạch ra mắt điện thoại iPhone 4S tại thị trường Trung Quốc do hành vi quá khích trước một đại lý ở Bắc Kinh. CEO Apple Tim Cook sau đó thổ lộ rằng, ông cảm thấy bất ngờ về sức tiêu thụ của chiếc điện thoại iPhone 4S tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Apple hiện vẫn còn bỏ trống nhiều thị trường khác ở châu Á cũng màu mỡ không kém như Ấn Độ hay Indonesia. Theo giới phân tích, thương hiệu Apple sẽ được lòng người tiêu dùng châu Á hơn nữa, nếu như hãng phát triển được những sản phẩm giá rẻ dành riêng cho khu vực này.
"Cơ hội cho Apple vẫn còn đó. Có lẽ khoảng 3 năm nữa khi thu nhập bình quân đầu người của châu Á tăng lên và giá bán iPhone cũng giảm xuống, đó sẽ là thời kỳ của Apple”, Harry Su, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Hãng chứng khoán PT Bahana Securities ở Jakatar từng nhận xét.
Theo điều tra của Hãng nghiên cứu Nielsen và tạp chí Campaign Asia-Pacific, khác với Apple, hãng công nghệ Samsung của Hàn Quốc lại nổi tiếng nhờ lượng sản phẩm đa dạng và đầy đủ các phân khúc người tiêu dùng. Chính vì thế, thương hiệu Samsung tại châu Á cũng vượt trội hơn so với Apple.
Ngoài vấn đề giá cả, sản phẩm của Apple cũng cần cải thiện hơn nữa khả năng tương thích về công nghệ với các nhà mạng địa phương. Dòng iPhone 4S mới nhất của Apple hiện đã hỗ trợ công nghệ 4G LTE, trong khi người tiêu dùng châu Á ở nhiều nơi vẫn còn chưa làm quen với mạng 3G.
Việc phân phối sản phẩm cũng là một trở ngại lớn đối với Apple trong việc tiếp cận người châu Á. Người châu Á có thói quen sử dụng dịch vụ trả trước. Họ thường không mấy khi chịu ký những bản hợp đồng 12 tháng hay 2 năm với nhà mạng để được hỗ trợ giá bán iPhone như ở châu Âu, Mỹ.