Vì sao giao dịch của nhà đầu tư ngoại “đảo chiều”?
Liên tiếp những phiên vừa qua, kết quả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn có giá trị bán ra nhiều hơn mua vào
Liên tiếp những phiên vừa qua, kết quả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn có giá trị bán ra nhiều hơn mua vào.
Diễn biến này xuất hiện rõ nét từ thời điểm áp dụng giải pháp giảm biên độ giao động giá của Ủy ban Chứng khoán, từ ngày 27/3.
Cụ thể, trong tất cả những phiên biên độ hẹp, giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài luôn vượt trội so với mua vào trên cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM; thường chênh lệch từ 2 – 3 lần.
Cụ thể, trong ngày 3/4, giá trị mua vào – bán ra là 8,9 tỷ đồng với 17,2 tỷ đồng; ngày 2/4 là 3,89 tỷ và 6,14 tỷ; ngày 1/4: 11,61 tỷ và 19,66 tỷ; ngày 31/3: 24,72 tỷ và 68,89 tỷ; ngày 28/3: 28,54 tỷ và 75,59 tỷ; ngày 27/3: 51,73 tỷ và 126,89 tỷ đồng (theo giá trị giao dịch khớp lệnh).
Đây là một khác thường so với chuỗi giá trị mua vào cần mẫn và vượt trội so với bán ra trước đó ở khối này. Sự bất thường đó dẫn đến hoài nghi và lo ngại nhất định ở một số nhà đầu tư.
Trước đây, kết quả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài thường là một tham khảo quan trọng đối với quyết định giao dịch của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, do hạn chế của biên độ và sự hỗ trợ của những giải pháp tích cực, tác động của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài thời điểm trên dường như bị “bỏ qua”.
Nhưng xét kỹ hơn, thực tế không như những dữ liệu trên phản ánh. Nhiều nhà đầu tư đã sớm nhận ra sự “đảo chiều” đó chỉ là bề nổi khi một lượng cầu rất lớn những phiên vừa qua không được đáp ứng và ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của khối đầu tư nước ngoài.
Thông kê sơ bộ 4 phiên giao dịch gần đây càng khẳng định nhận định trên. Cụ thể, trong 4 phiên đó, tổng lượng đặt mua của khối đầu tư nước ngoài lên tới 32,2 triệu đơn vị, trong khi lượng đặt bán chỉ là 4,6 triệu đơn vị.
Trong bối cảnh đặt mua bằng được như vừa qua, lượng bán ra nói trên của khối ngoại được khớp trọn vẹn, trong khi lượng mua thành công rất hạn chế vì khan cung; qua 4 phiên họ chỉ mua được 1,88 triệu đơn vị, trong khi bị hốt trọn cả 4,6 triệu đặt bán. Từ đây phản ánh kết quả giao dịch chênh lệch “bất lợi”.
Trong câu chuyện này, việc thống kê và công bố cụ thể, thuận tiện cho nhà đầu tư tham khảo số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cần xét lại và đưa vào báo cáo giao dịch từng phiên tại hai đầu cầu, thay vì chỉ đơn thuần kết quả khớp lệnh; từ đó hạn chế những lo ngại “bề nổi” có thể xẩy ra.
Diễn biến này xuất hiện rõ nét từ thời điểm áp dụng giải pháp giảm biên độ giao động giá của Ủy ban Chứng khoán, từ ngày 27/3.
Cụ thể, trong tất cả những phiên biên độ hẹp, giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài luôn vượt trội so với mua vào trên cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM; thường chênh lệch từ 2 – 3 lần.
Cụ thể, trong ngày 3/4, giá trị mua vào – bán ra là 8,9 tỷ đồng với 17,2 tỷ đồng; ngày 2/4 là 3,89 tỷ và 6,14 tỷ; ngày 1/4: 11,61 tỷ và 19,66 tỷ; ngày 31/3: 24,72 tỷ và 68,89 tỷ; ngày 28/3: 28,54 tỷ và 75,59 tỷ; ngày 27/3: 51,73 tỷ và 126,89 tỷ đồng (theo giá trị giao dịch khớp lệnh).
Đây là một khác thường so với chuỗi giá trị mua vào cần mẫn và vượt trội so với bán ra trước đó ở khối này. Sự bất thường đó dẫn đến hoài nghi và lo ngại nhất định ở một số nhà đầu tư.
Trước đây, kết quả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài thường là một tham khảo quan trọng đối với quyết định giao dịch của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, do hạn chế của biên độ và sự hỗ trợ của những giải pháp tích cực, tác động của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài thời điểm trên dường như bị “bỏ qua”.
Nhưng xét kỹ hơn, thực tế không như những dữ liệu trên phản ánh. Nhiều nhà đầu tư đã sớm nhận ra sự “đảo chiều” đó chỉ là bề nổi khi một lượng cầu rất lớn những phiên vừa qua không được đáp ứng và ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của khối đầu tư nước ngoài.
Thông kê sơ bộ 4 phiên giao dịch gần đây càng khẳng định nhận định trên. Cụ thể, trong 4 phiên đó, tổng lượng đặt mua của khối đầu tư nước ngoài lên tới 32,2 triệu đơn vị, trong khi lượng đặt bán chỉ là 4,6 triệu đơn vị.
Trong bối cảnh đặt mua bằng được như vừa qua, lượng bán ra nói trên của khối ngoại được khớp trọn vẹn, trong khi lượng mua thành công rất hạn chế vì khan cung; qua 4 phiên họ chỉ mua được 1,88 triệu đơn vị, trong khi bị hốt trọn cả 4,6 triệu đặt bán. Từ đây phản ánh kết quả giao dịch chênh lệch “bất lợi”.
Trong câu chuyện này, việc thống kê và công bố cụ thể, thuận tiện cho nhà đầu tư tham khảo số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cần xét lại và đưa vào báo cáo giao dịch từng phiên tại hai đầu cầu, thay vì chỉ đơn thuần kết quả khớp lệnh; từ đó hạn chế những lo ngại “bề nổi” có thể xẩy ra.