Vì sao nhiều thành phố Trung Quốc cấm pháo hoa dịp năm mới?
Cảnh sát Thượng Hải sẽ phạt số tiền lên tới 500 Nhân dân tệ, tương đương 76 USD, đối với những ai bị phát hiện đốt pháo hoa
Thượng Hải và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đã ban lệnh cấm pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán năm nay nhằm làm giảm tình trạng khói mù và cải thiện chất lượng không khí cho kỳ nghỉ lễ kéo dài 1 tuần.
Theo hãng tin Bloomberg, cảnh sát Thượng Hải sẽ phạt số tiền lên tới 500 Nhân dân tệ, tương đương 76 USD, đối với những ai bị phát hiện đốt pháo hoa ở khu vực trung tâm thành phố. Hơn 3.000 tình nguyện viên sẽ hỗ trợ thực thi lệnh cấm này - nhà chức trách tuyên bố ngày 5/2.
Nam Ninh và Hàng Châu, hai thành phố thủ phủ tương ứng của tỉnh Giang Tô và Triết Giang, cũng ban lệnh cấm pháo hoa ở nội đô. Bắc Kinh chưa đưa ra lệnh cấm tương tự nhưng tuyên bố sẽ làm như vậy nếu tình trạng ô nhiễm không khí tăng lên mức báo động - tờ Beijing Times cho biết.
Những động thái trên cho thấy quyết tâm của các địa phương Trung Quốc trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí dai dẳng. Ô nhiễm đã đẩy chất lượng không khí tại nhiều khu vực của Trung Quốc xuống mức thấp nghiêm trọng, dẫn tới sự bất bình của người dân nước này.
Trong những tháng mùa đông, một lượng khói lớn bị tích tụ khi người Trung Quốc đốt nhiều than để sưởi ấm. Lượng khói này khó bị phân tán do gió yếu.
Bởi vậy, khói từ pháo hoa có thể làm chất lượng không khí của Trung Quốc xấu thêm, trong khi mùi thuốc pháo có thể “ám” suốt cả kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Mức độ khói mù có xu hướng tăng lên trong đêm giao thừa ở Trung Quốc, khi người dân nước này thường đốt một lượng lớn pháo hoa. Dữ liệu của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy, hạt ô nhiễm PM 2.5, loại hạt được cho là gây nguy hại nhiều nhất đối với sức khỏe con người - đã tăng gấp 15 lần chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ của đêm giao thừa năm ngoái.
Mùa đông này, Bắc Kinh đã hai lần báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm không khí. Đây là lần đầu tiên thủ đô của Trung Quốc đưa ra mức cảnh báo như vậy kể từ khi hệ thống phản ứng ô nhiễm không khí của thành phố được thiết lập vào năm 2013. Khi báo động đỏ được đưa ra, các trường học bị đóng cửa, các nhà máy bị hạn chế sản xuất, xe cộ bị hạn chế ra đường...
Cuối năm 2015, Thượng Hải cũng đã phải báo động đỏ về ô nhiễm không khí khi chất lượng bầu không khí của thành phố rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm.
Ngày 5/2, Thượng Hải cảnh báo trẻ em và người già nên ở trong nhà do chất lượng không khí suy giảm trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu vào ngày 7/2. Mật độ hạt PM 2.5 trong bầu không khí ở Thượng Hải đã lên mức 156,8 microgam/mét khối, so với giới hạn tối đa là 25 microgam/mét khối mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.
Theo hãng tin Bloomberg, cảnh sát Thượng Hải sẽ phạt số tiền lên tới 500 Nhân dân tệ, tương đương 76 USD, đối với những ai bị phát hiện đốt pháo hoa ở khu vực trung tâm thành phố. Hơn 3.000 tình nguyện viên sẽ hỗ trợ thực thi lệnh cấm này - nhà chức trách tuyên bố ngày 5/2.
Nam Ninh và Hàng Châu, hai thành phố thủ phủ tương ứng của tỉnh Giang Tô và Triết Giang, cũng ban lệnh cấm pháo hoa ở nội đô. Bắc Kinh chưa đưa ra lệnh cấm tương tự nhưng tuyên bố sẽ làm như vậy nếu tình trạng ô nhiễm không khí tăng lên mức báo động - tờ Beijing Times cho biết.
Những động thái trên cho thấy quyết tâm của các địa phương Trung Quốc trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí dai dẳng. Ô nhiễm đã đẩy chất lượng không khí tại nhiều khu vực của Trung Quốc xuống mức thấp nghiêm trọng, dẫn tới sự bất bình của người dân nước này.
Trong những tháng mùa đông, một lượng khói lớn bị tích tụ khi người Trung Quốc đốt nhiều than để sưởi ấm. Lượng khói này khó bị phân tán do gió yếu.
Bởi vậy, khói từ pháo hoa có thể làm chất lượng không khí của Trung Quốc xấu thêm, trong khi mùi thuốc pháo có thể “ám” suốt cả kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Mức độ khói mù có xu hướng tăng lên trong đêm giao thừa ở Trung Quốc, khi người dân nước này thường đốt một lượng lớn pháo hoa. Dữ liệu của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy, hạt ô nhiễm PM 2.5, loại hạt được cho là gây nguy hại nhiều nhất đối với sức khỏe con người - đã tăng gấp 15 lần chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ của đêm giao thừa năm ngoái.
Mùa đông này, Bắc Kinh đã hai lần báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm không khí. Đây là lần đầu tiên thủ đô của Trung Quốc đưa ra mức cảnh báo như vậy kể từ khi hệ thống phản ứng ô nhiễm không khí của thành phố được thiết lập vào năm 2013. Khi báo động đỏ được đưa ra, các trường học bị đóng cửa, các nhà máy bị hạn chế sản xuất, xe cộ bị hạn chế ra đường...
Cuối năm 2015, Thượng Hải cũng đã phải báo động đỏ về ô nhiễm không khí khi chất lượng bầu không khí của thành phố rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm.
Ngày 5/2, Thượng Hải cảnh báo trẻ em và người già nên ở trong nhà do chất lượng không khí suy giảm trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu vào ngày 7/2. Mật độ hạt PM 2.5 trong bầu không khí ở Thượng Hải đã lên mức 156,8 microgam/mét khối, so với giới hạn tối đa là 25 microgam/mét khối mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.