Việt kiều sẽ được dự tuyển viên chức?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viên chức với nhiều điểm mới so với quy định hiện hành
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được dự tuyển viên chức, hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ của viên chức nên quy định thế nào… là những vấn đề rất mới, còn nhiều ý kiến khác nhau khi xây dựng dự thảo Luật Viên chức.
Dự án luật này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 30, sáng 13/4. Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đánh giá, đây là một dự án luật khó và phức tạp, tác động trực tiếp đến hơn 1,6 triệu viên chức đang làm việc trong hầu hết các lĩnh vực.
Theo tờ trình của Chính phủ, một trong những nội dung mới so với các quy định hiện hành về quản lý viên chức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nếu đủ các tiêu chuẩn, điều kiện do Chính phủ quy định thì được đăng ký dự tuyển viên chức.
Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật cũng nêu rõ, cho đến nay chưa có văn bản nào chính thức quy định vấn đề này. Song thực tế hiện nay ở Việt Nam, nhiều cơ quan, tổ chức đều có thuê các chuyên gia nước ngoài làm việc nhưng dưới hình thức thuê khoán theo vụ việc, hoặc làm việc trong các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ, không liên quan trực tiếp đến các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước.
Uớc tính hiện nay có khoảng 300.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đào tạo ở trình độ bậc đại học, trên đại học hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao, có khả năng làm việc khá tốt trong môi trường khoa học công nghệ tiên tiến và làm chủ phương pháp quản lý chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong những lý do được nhấn mạnh cho quy định nói trên tại dự thảo luật này.
Tuy nhiên, Thường trực Uỷ ban Pháp luật cho rằng đối với trường hợp nhằm huy động chất xám, kỹ năng, tay nghề mà cần có sự tham gia của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động sự nghiệp công tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam thì có thể sử dụng các cơ chế khác như hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chuyển giao công nghệ hoặc hợp đồng vụ việc… thông qua hợp đồng lao động và chỉ nên coi những người này là người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Một điểm mới nữa của dự thảo luật là hoàn thiện và bổ sung các quyền, nghĩa vụ của viên chức. Điều 11 dự thảo luật quy định viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc; được ký hợp đồng vụ, việc với các cơ quan, tổ chức khác mà pháp luật không cấm; được tham gia góp vốn, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư theo quy định của Chính phủ….
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban đề nghị vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế giải quyết cho phù hợp. Để giải quyết tình trạng viên chức vì thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ mà làm giảm chất lượng cung cấp các dịch vụ công thì dự thảo luật cần có cơ chế đánh giá, quản lý viên chức một cách có hiệu quả, bảo đảm để viên chức phải hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về thời gian và chất lượng công việc cũng như có biện pháp xử lý đối với các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Phần thảo luận, một số ý kiến cũng đề nghị xem xét tính nhất quán của dự luật này với hệ thống pháp luật hiện hành về quy định làm ngoài giờ và tham gia hoạt động kinh doanh của viên chức.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị quy định làm thêm ở mức độ nào cho đảm bảo chất lượng, vì thực tế giám sát cho thấy có giảng viên đại học dạy đến 1000 giờ/năm.
Gồm 8 chương 70 điều, dự thảo Luật Công chức dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
Dự án luật này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 30, sáng 13/4. Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đánh giá, đây là một dự án luật khó và phức tạp, tác động trực tiếp đến hơn 1,6 triệu viên chức đang làm việc trong hầu hết các lĩnh vực.
Theo tờ trình của Chính phủ, một trong những nội dung mới so với các quy định hiện hành về quản lý viên chức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nếu đủ các tiêu chuẩn, điều kiện do Chính phủ quy định thì được đăng ký dự tuyển viên chức.
Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật cũng nêu rõ, cho đến nay chưa có văn bản nào chính thức quy định vấn đề này. Song thực tế hiện nay ở Việt Nam, nhiều cơ quan, tổ chức đều có thuê các chuyên gia nước ngoài làm việc nhưng dưới hình thức thuê khoán theo vụ việc, hoặc làm việc trong các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ, không liên quan trực tiếp đến các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước.
Uớc tính hiện nay có khoảng 300.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đào tạo ở trình độ bậc đại học, trên đại học hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao, có khả năng làm việc khá tốt trong môi trường khoa học công nghệ tiên tiến và làm chủ phương pháp quản lý chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong những lý do được nhấn mạnh cho quy định nói trên tại dự thảo luật này.
Tuy nhiên, Thường trực Uỷ ban Pháp luật cho rằng đối với trường hợp nhằm huy động chất xám, kỹ năng, tay nghề mà cần có sự tham gia của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào các hoạt động sự nghiệp công tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam thì có thể sử dụng các cơ chế khác như hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chuyển giao công nghệ hoặc hợp đồng vụ việc… thông qua hợp đồng lao động và chỉ nên coi những người này là người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Một điểm mới nữa của dự thảo luật là hoàn thiện và bổ sung các quyền, nghĩa vụ của viên chức. Điều 11 dự thảo luật quy định viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc; được ký hợp đồng vụ, việc với các cơ quan, tổ chức khác mà pháp luật không cấm; được tham gia góp vốn, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư theo quy định của Chính phủ….
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban đề nghị vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế giải quyết cho phù hợp. Để giải quyết tình trạng viên chức vì thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ mà làm giảm chất lượng cung cấp các dịch vụ công thì dự thảo luật cần có cơ chế đánh giá, quản lý viên chức một cách có hiệu quả, bảo đảm để viên chức phải hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về thời gian và chất lượng công việc cũng như có biện pháp xử lý đối với các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Phần thảo luận, một số ý kiến cũng đề nghị xem xét tính nhất quán của dự luật này với hệ thống pháp luật hiện hành về quy định làm ngoài giờ và tham gia hoạt động kinh doanh của viên chức.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị quy định làm thêm ở mức độ nào cho đảm bảo chất lượng, vì thực tế giám sát cho thấy có giảng viên đại học dạy đến 1000 giờ/năm.
Gồm 8 chương 70 điều, dự thảo Luật Công chức dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.