Viết lại “giấy chứng nhận sức khỏe” cho ngân hàng
Qua một đêm, ngân hàng tỉnh dậy với một thể trạng khác và dường như khỏe hơn
Đầu tuần này, phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn ở phía Nam ra Hà Nội công tác. Hỏi chuyện tình hình nợ xấu, ông hỏi lại: “Bạn muốn con số nào?”.
Lâu nay thị trường vẫn quen với hai con số: một là, nợ xấu theo tỷ lệ các tổ chức tín dụng báo cáo; hai là, tỷ lệ qua kênh giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng, cập nhật hơn, vị phó tổng trên chia theo những hướng khác nhau: “Nếu nói nợ xấu phân loại theo Quyết định 493 như trước đây thì con số này. Nếu nói thực hiện có cả Quyết định 780 cho cơ cấu lại nợ và không chuyển nhóm thì là số kia. Nếu nói thực hiện theo Thông tư 02 thì lại là số khác… Cho nên người ta nói theo loại nào thì có mức độ nợ xấu theo loại đó thôi”.
Ngày 1/10, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ký hợp đồng mua lại 1.723 tỷ đồng nợ xấu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). VAMC chính thức có mặt trong hoạt động ngân hàng, bắt đầu có sự ảnh hưởng.
Dĩ nhiên, theo cơ chế, các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC sẽ có ngay trái phiếu đặc biệt, có thể tái tạo tới 70% nguồn vốn từng bị kẹt cứng để sử dụng qua kênh tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tái cấp vốn dự kiến sẽ rất thấp. Lợi ích là rõ ràng.
Ngoài ra, cũng theo quy định, mỗi năm ngân hàng phải trích lập dự phòng tối thiểu 20% khoản nợ xấu đã bán. Chi phí này có thể sẽ được hoàn nhập nếu khoản nợ xấu đó thu hồi được hoặc bán được tài sản thế chấp với giá trị đáng kể…
Với doanh nghiệp, nợ xấu tại ngân hàng đã được bán, họ có cơ hội để trở lại vay vốn tiếp nếu có phương án sản xuất kinh doanh tốt, bởi không bị hạn chế điều kiện hay ngân hàng e ngại phải trích lập thêm dự phòng như trước. Lợi ích ở đây cũng mở rộng.
Nhưng có một điểm kỹ thuật đáng quan tâm. Sau khi bán nợ xấu cho VAMC, qua một đêm, ngân hàng tỉnh dậy với một thể trạng khác và dường như khỏe hơn trước. Hay nói cách khác, VAMC đang viết lại “giấy chứng nhận sức khỏe” cho những nhà băng bán lại nợ xấu cho mình.
Tại buổi tiếp xúc báo chí chiều 1/10, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC, cũng khẳng định: khi bán lại nợ xấu, tổ chức tín dụng có cơ hội “làm sạch” chính mình, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống, các hệ số an toàn tăng lên, hạn mức tín nhiệm hay vị thế trên thị trường cũng sẽ cải thiện.
Đơn cử như qua hợp đồng bán ngày 1/10, Agribank đã giảm được 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Mỗi hợp đồng mà VAMC ký sắp tới sẽ có ảnh hưởng đến các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, hay sức khỏe của mỗi ngân hàng liên quan.
Như trên, tỷ lệ nợ xấu lập tức giảm đi, quy mô tổng dư nợ cũng giảm đi, hệ số an toàn vốn (CAR) sẽ tăng lên, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) sẽ bớt gây áp lực tới thanh khoản… Nói chung, ngân hàng đó khỏe lên nếu nhìn vào thay đổi số học theo những chỉ số cơ bản này.
Nhưng như vậy có thực chất không? Bởi về trực quan, nợ xấu vẫn còn đó, nó không mất đi, mà chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, hoặc ngân hàng được giãn ra trích lập dự phòng trong vòng 5 năm, mà không còn phản ánh ở các tỷ lệ an toàn trong hoạt động như trước nữa. Như thực tế đang thực hiện Quyết định 780, có những khoản lẽ ra là nợ xấu nhưng được cơ cấu lại mà không chuyển nhóm, không thể hiện rõ ở “giấy chứng nhận sức khỏe” mà các ngân hàng công bố.
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thời gian qua cũng đã có người đặt vấn đề việc xử lý của VAMC có phải là một sự sang ngang không.
“Hoàn toàn không phải như vậy! Tôi xin nhắc lại sau mua lại nợ, VAMC và tổ chức tín dụng phối hợp cơ cấu lại khoản nợ đó. Còn trước đây tổ chức tín dụng một mình tự thân vận động”, ông Hùng nói.
Ở một điểm kỹ thuật khác cũng đáng được chú ý. Sau khi bán, nợ xấu được đưa ra ngoại bảng, tổng dư nợ sẽ giảm đi tương ứng. Dự kiến từ nay đến cuối năm VAMC sẽ mua tối thiểu 30.000 tỷ đồng nợ xấu (riêng trong tháng 10 này là 10.000 tỷ đồng), tức tổng dư nợ của toàn hệ thống sẽ giảm đi gần 1%.
Tình huống đặt ra là, theo thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2013, đến ngày 20/9 tốc độ tăng dư nợ tín dụng khoảng 6,05% so với tháng 12/2012. Nếu giảm gần 1% như trên thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho cả năm nay sẽ càng thêm khó.
Lâu nay thị trường vẫn quen với hai con số: một là, nợ xấu theo tỷ lệ các tổ chức tín dụng báo cáo; hai là, tỷ lệ qua kênh giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng, cập nhật hơn, vị phó tổng trên chia theo những hướng khác nhau: “Nếu nói nợ xấu phân loại theo Quyết định 493 như trước đây thì con số này. Nếu nói thực hiện có cả Quyết định 780 cho cơ cấu lại nợ và không chuyển nhóm thì là số kia. Nếu nói thực hiện theo Thông tư 02 thì lại là số khác… Cho nên người ta nói theo loại nào thì có mức độ nợ xấu theo loại đó thôi”.
Ngày 1/10, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ký hợp đồng mua lại 1.723 tỷ đồng nợ xấu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). VAMC chính thức có mặt trong hoạt động ngân hàng, bắt đầu có sự ảnh hưởng.
Dĩ nhiên, theo cơ chế, các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC sẽ có ngay trái phiếu đặc biệt, có thể tái tạo tới 70% nguồn vốn từng bị kẹt cứng để sử dụng qua kênh tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tái cấp vốn dự kiến sẽ rất thấp. Lợi ích là rõ ràng.
Ngoài ra, cũng theo quy định, mỗi năm ngân hàng phải trích lập dự phòng tối thiểu 20% khoản nợ xấu đã bán. Chi phí này có thể sẽ được hoàn nhập nếu khoản nợ xấu đó thu hồi được hoặc bán được tài sản thế chấp với giá trị đáng kể…
Với doanh nghiệp, nợ xấu tại ngân hàng đã được bán, họ có cơ hội để trở lại vay vốn tiếp nếu có phương án sản xuất kinh doanh tốt, bởi không bị hạn chế điều kiện hay ngân hàng e ngại phải trích lập thêm dự phòng như trước. Lợi ích ở đây cũng mở rộng.
Nhưng có một điểm kỹ thuật đáng quan tâm. Sau khi bán nợ xấu cho VAMC, qua một đêm, ngân hàng tỉnh dậy với một thể trạng khác và dường như khỏe hơn trước. Hay nói cách khác, VAMC đang viết lại “giấy chứng nhận sức khỏe” cho những nhà băng bán lại nợ xấu cho mình.
Tại buổi tiếp xúc báo chí chiều 1/10, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC, cũng khẳng định: khi bán lại nợ xấu, tổ chức tín dụng có cơ hội “làm sạch” chính mình, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống, các hệ số an toàn tăng lên, hạn mức tín nhiệm hay vị thế trên thị trường cũng sẽ cải thiện.
Đơn cử như qua hợp đồng bán ngày 1/10, Agribank đã giảm được 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Mỗi hợp đồng mà VAMC ký sắp tới sẽ có ảnh hưởng đến các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, hay sức khỏe của mỗi ngân hàng liên quan.
Như trên, tỷ lệ nợ xấu lập tức giảm đi, quy mô tổng dư nợ cũng giảm đi, hệ số an toàn vốn (CAR) sẽ tăng lên, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) sẽ bớt gây áp lực tới thanh khoản… Nói chung, ngân hàng đó khỏe lên nếu nhìn vào thay đổi số học theo những chỉ số cơ bản này.
Nhưng như vậy có thực chất không? Bởi về trực quan, nợ xấu vẫn còn đó, nó không mất đi, mà chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, hoặc ngân hàng được giãn ra trích lập dự phòng trong vòng 5 năm, mà không còn phản ánh ở các tỷ lệ an toàn trong hoạt động như trước nữa. Như thực tế đang thực hiện Quyết định 780, có những khoản lẽ ra là nợ xấu nhưng được cơ cấu lại mà không chuyển nhóm, không thể hiện rõ ở “giấy chứng nhận sức khỏe” mà các ngân hàng công bố.
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thời gian qua cũng đã có người đặt vấn đề việc xử lý của VAMC có phải là một sự sang ngang không.
“Hoàn toàn không phải như vậy! Tôi xin nhắc lại sau mua lại nợ, VAMC và tổ chức tín dụng phối hợp cơ cấu lại khoản nợ đó. Còn trước đây tổ chức tín dụng một mình tự thân vận động”, ông Hùng nói.
Ở một điểm kỹ thuật khác cũng đáng được chú ý. Sau khi bán, nợ xấu được đưa ra ngoại bảng, tổng dư nợ sẽ giảm đi tương ứng. Dự kiến từ nay đến cuối năm VAMC sẽ mua tối thiểu 30.000 tỷ đồng nợ xấu (riêng trong tháng 10 này là 10.000 tỷ đồng), tức tổng dư nợ của toàn hệ thống sẽ giảm đi gần 1%.
Tình huống đặt ra là, theo thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2013, đến ngày 20/9 tốc độ tăng dư nợ tín dụng khoảng 6,05% so với tháng 12/2012. Nếu giảm gần 1% như trên thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho cả năm nay sẽ càng thêm khó.