“Việt Nam cần giảm chi lương cho cán bộ khu vực công”
Đoàn công tác của IMF khuyến nghị khi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
Việt Nam cần có chính sách giảm chi lương cho cán bộ khu vực công. Đây là khuyến nghị được ông John Nelmes, trưởng đoàn tham khảo điều 4 của điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, nằm trong chuỗi các buổi họp tham vấn với các đầu mối chuyên trách của Việt Nam từ 28/5 - 11/6/2014.
Các cuộc họp của đoàn tập trung vào diễn biến kinh tế gần đây và triển vọng, các chính sách vĩ mô ngắn hạn, cải cách trong khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước.
Dẫn chứng cho khuyến nghị giảm chi lương nói trên, ông John Nelmes nêu số liệu ở Việt Nam, hiện mức chi là 9,25% GDP cho lương ở khu vực công, cao hơn rất nhiều so với mức 7% GDP của các nước đang phát triển. Cho dù, đây là một vấn đề rất phức tạp, không dễ dàng tháo gỡ và rất khó thực hiện đối với bất kỳ chính phủ nào.
Bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là một nội dung được đoàn khảo sát của IMF đề cập. Bội chi năm 2013 đã tăng lên, năm 2014 dự báo sẽ tiếp tục tăng, trong khi tỷ lệ thu thuế/GDP tiếp tục xu hướng giảm và nợ công tăng.
Thông cáo về chuyến công tác của đoàn khảo sát phát đi ngày 12/6 cũng nêu khuyến nghị, Việt Nam cần thực hiện một kế hoạch trung hạn nhằm giảm bội chi và nợ công tính theo GDP.
“Kế hoạch cần tập trung mở rộng cơ sở thu và định hướng lại chi tiêu ngân sách theo hướng tăng cường chất lượng đầu tư công và chi cho an sinh xã hội đúng mục tiêu để tiếp tục phát huy những thành tựu giảm nghèo đáng khen ngợi gần đây và hỗ trợ tăng trưởng toàn diện, và để chi trả cho chi phí cải cách hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu”, thông cáo viết.
Ngoài ra, đoàn khảo sát IMF cũng nêu ra một số rủi ro đối với kinh tế Việt Nam, bao gồm rủi ro xuất phát từ thị trường toàn cầu biến động, lãi suất toàn cầu tăng, hay căng thẳng địa chính trị trong thời gian gần đây tiếp tục kéo dài. Những yếu tố này đòi hỏi chính sách phải linh hoạt hơn nhằm duy trì lòng tin và tiếp tục tích lũy dự trữ quốc tế.
Rủi ro trong nước có thể trở thành hiện thực xuất phát từ những khó khăn của khu vực ngân hàng nếu thiếu một gói cải cách toàn diện, đặc biệt là nguồn lực tài chính và cải cách pháp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ cải cách ngân hàng và xử lý nợ xấu. Và rủi ro cũng có thể phát sinh nếu cải cách khối doanh nghiệp nhà nước chậm.
Cũng theo đoàn khảo sát của IMF, nợ công của Việt Nam đã tăng lên một cách đáng chú ý lên mức cần quan tâm hơn nữa.
Về chính sách tiền tệ, đoàn khảo sát của IMF đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã cải thiện công tác quản lý thanh khoản và điều này góp phần vào kết quả ổn định vĩ mô. Vị thế chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hiện nay sẽ là phù hợp chừng nào chưa có sức ép về lạm phát.
“Về trung hạn, việc tiến dần tới sử dụng lạm phát làm neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, cùng với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ tạo ra khuôn khổ chính sách tiền tệ thuận lợi hơn cho Việt Nam để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo cơ sở chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài”, thông cáo đưa ra khuyến nghị.
Các cuộc họp của đoàn tập trung vào diễn biến kinh tế gần đây và triển vọng, các chính sách vĩ mô ngắn hạn, cải cách trong khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước.
Dẫn chứng cho khuyến nghị giảm chi lương nói trên, ông John Nelmes nêu số liệu ở Việt Nam, hiện mức chi là 9,25% GDP cho lương ở khu vực công, cao hơn rất nhiều so với mức 7% GDP của các nước đang phát triển. Cho dù, đây là một vấn đề rất phức tạp, không dễ dàng tháo gỡ và rất khó thực hiện đối với bất kỳ chính phủ nào.
Bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là một nội dung được đoàn khảo sát của IMF đề cập. Bội chi năm 2013 đã tăng lên, năm 2014 dự báo sẽ tiếp tục tăng, trong khi tỷ lệ thu thuế/GDP tiếp tục xu hướng giảm và nợ công tăng.
Thông cáo về chuyến công tác của đoàn khảo sát phát đi ngày 12/6 cũng nêu khuyến nghị, Việt Nam cần thực hiện một kế hoạch trung hạn nhằm giảm bội chi và nợ công tính theo GDP.
“Kế hoạch cần tập trung mở rộng cơ sở thu và định hướng lại chi tiêu ngân sách theo hướng tăng cường chất lượng đầu tư công và chi cho an sinh xã hội đúng mục tiêu để tiếp tục phát huy những thành tựu giảm nghèo đáng khen ngợi gần đây và hỗ trợ tăng trưởng toàn diện, và để chi trả cho chi phí cải cách hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu”, thông cáo viết.
Ngoài ra, đoàn khảo sát IMF cũng nêu ra một số rủi ro đối với kinh tế Việt Nam, bao gồm rủi ro xuất phát từ thị trường toàn cầu biến động, lãi suất toàn cầu tăng, hay căng thẳng địa chính trị trong thời gian gần đây tiếp tục kéo dài. Những yếu tố này đòi hỏi chính sách phải linh hoạt hơn nhằm duy trì lòng tin và tiếp tục tích lũy dự trữ quốc tế.
Rủi ro trong nước có thể trở thành hiện thực xuất phát từ những khó khăn của khu vực ngân hàng nếu thiếu một gói cải cách toàn diện, đặc biệt là nguồn lực tài chính và cải cách pháp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ cải cách ngân hàng và xử lý nợ xấu. Và rủi ro cũng có thể phát sinh nếu cải cách khối doanh nghiệp nhà nước chậm.
Cũng theo đoàn khảo sát của IMF, nợ công của Việt Nam đã tăng lên một cách đáng chú ý lên mức cần quan tâm hơn nữa.
Về chính sách tiền tệ, đoàn khảo sát của IMF đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đã cải thiện công tác quản lý thanh khoản và điều này góp phần vào kết quả ổn định vĩ mô. Vị thế chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng hiện nay sẽ là phù hợp chừng nào chưa có sức ép về lạm phát.
“Về trung hạn, việc tiến dần tới sử dụng lạm phát làm neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, cùng với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ tạo ra khuôn khổ chính sách tiền tệ thuận lợi hơn cho Việt Nam để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo cơ sở chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài”, thông cáo đưa ra khuyến nghị.