Việt Nam có thể ghi nhận quyền đổi giới tính
“Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định đây là quyền con người”
Chuyển đổi giới tính là quyền con người, cần phải được ghi nhận trong luật, Ủy ban Pháp luật bày tỏ quan điểm tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), sáng 18/8.
Khoản 2 điều 36 dự thảo luật trình Quốc hội cho ý kiến ở kỳ họp thứ 9 tháng 6 năm nay, quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 điều này.”
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, việc khẳng định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính cần được cân nhắc kỹ, bởi có thể xâm phạm đến quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
Hơn nữa, một mặt vừa quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng mặt khác lại quy định cho phép cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác, là mâu thuẫn nhau.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng quyền chuyển đổi giới tính là quyền con người, cần phải được ghi nhận trong luật.
Theo ủy ban này thì việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xã hội...
“Để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định đây là quyền con người, quyền này sẽ thực hiện theo quy định của luật”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nói.
Theo ông Lý, trên cơ sở xác định như vậy, Quốc hội sẽ giao cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất để Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề này bằng một văn bản luật.
Với quan điểm quyền chuyển đổi giới tính cần được ghi nhận, điều 36 tại dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã được chỉnh sửa lại như sau:
“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính, quyền chuyển đổi giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Cá nhân có quyền chuyển đổi giới tính. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Khoản 2 điều 36 dự thảo luật trình Quốc hội cho ý kiến ở kỳ họp thứ 9 tháng 6 năm nay, quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 điều này.”
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, việc khẳng định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính cần được cân nhắc kỹ, bởi có thể xâm phạm đến quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
Hơn nữa, một mặt vừa quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng mặt khác lại quy định cho phép cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác, là mâu thuẫn nhau.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng quyền chuyển đổi giới tính là quyền con người, cần phải được ghi nhận trong luật.
Theo ủy ban này thì việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xã hội...
“Để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định đây là quyền con người, quyền này sẽ thực hiện theo quy định của luật”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nói.
Theo ông Lý, trên cơ sở xác định như vậy, Quốc hội sẽ giao cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất để Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề này bằng một văn bản luật.
Với quan điểm quyền chuyển đổi giới tính cần được ghi nhận, điều 36 tại dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã được chỉnh sửa lại như sau:
“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính, quyền chuyển đổi giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Cá nhân có quyền chuyển đổi giới tính. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan”.