Việt Nam: Công nghệ cao đang khởi sắc
Việc Việt Nam đang tiến tới những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao hơn là điều có thể dễ dàng nhận thấy
Mới đây, trên tạp chí Boston Globe của Mỹ có đăng bài của tác giả Dante Ramos viết về sự phát triển của lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả nội dung bản lược dịch của bài viết này.
Trong e.Town, một tòa nhà văn phòng dành cho các công ty công nghệ cao ở Tp.HCM, có rất nhiều lập trình viên đang lặng lẽ làm việc bên máy tính, xây dựng những tòa nhà ảo cho các game 3D. Họ là nhân viên đang làm việc cho công ty Glass Egg chuyên sản xuất game video.
Đứng đầu là hai người Mỹ, Glass Egg là công ty chuyên gia công cho những công ty game lớn như Electronic Arts và Sega. Theo Glass Egg, nếu giao hợp đồng thuê ngoài game 3D cho công ty này, các hãng game lớn có thể tiết kiệm tới 50% chi phí.
Các lập trình game mới vào nghề ở Glass Egg có thể kiếm được khoảng 3.000 USD/năm cộng với tiền thưởng. Đây là một mức lương khá cao ở Việt Nam, nhưng vẫn thấp hơn so với những kỹ sư mới vào nghề ở Hàn Quốc có thể kiếm được.
Tác giả của bài viết này lần đầu đến Việt Nam và hết sức ngạc nhiên vì chứng kiến hoạt động thiết kế game 3D ở một quốc gia mà thu nhập bình quân đầu người mới chỉ là 726 USD/người vào năm ngoái.
Bị tàn phá bởi chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi từ cuối những năm 1980 sau khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới. Tp.HCM của Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế của Đông Nam Á. Việt Nam đang thu hút những công ty lớn và cả những công ty mới thành lập của nước ngoài, trong đó không chỉ có những công ty sản xuất hàng dệt may muốn thuê nhân công giá rẻ, đến đầu tư.
Đông Nam Á vốn nổi tiếng với những ngành công nghiệp chỉ yêu cầu kỹ năng lao động ở mức thấp. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Hãng giày Nike, cùng với các nhà thầu của hãng này, là công ty tư nhân thu hút nhiều lao động nhất ở Việt Nam. Một nhân tố giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam là mức lương của các nhà máy dệt may ở Thái Lan đang tăng lên.
Tuy nhiên, việc Việt Nam đang tiến tới những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao hơn là điều có thể dễ dàng nhận thấy. Intel đang xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 1 tỷ USD tại đây. Khiêm tốn hơn, có thể kể đến Phong và Hùng Nguyễn, hai anh em người Mỹ gốc Việt đến từ Newton, với dự án một nhà máy sản xuất thuốc ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có Paul Song, một người Mỹ gốc Hàn Quốc là chủ của 2 công ty dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm ở bang Washington, đã tới Việt Nam vào tháng 4 vừa qua để thành lập Mét Vuông, một website chuyên về lĩnh vực bất động sản.
Những hoạt động như vậy có thể trở thành một động lực phát triển cho Việt Nam. Theo Giám đốc điều hành Phil Tran của Glass Egg, ban đầu, Glass Egg gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp. Do đó, bên cạnh việc tiến hành chương trình đào tạo của riêng công ty, hiện công ty đang phối hợp với các trường đào tạo trong nước. Đây được coi là một tín hiệu tốt vì các doanh nghiệp thường phàn nàn rằng các cơ sở đào tạo ở Việt Nam chỉ dựa vào lý thuyết và thiếu những kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là làn sóng đầu tư này có thể kéo dài đến bao giờ? Bên cạnh vấn đề giá cả leo thang, một vấn đề mấu chốt là liệu môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh còn chưa hoàn thiện của Việt Nam có thể trở thành một cản trở lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước này.
Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO, các quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn còn yếu kém. Đi trên đường phố Hà Nội, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều bộ trang phục nhái mẫu thiết kế của các nhà thiết kế danh tiếng. Có thể Giorgio Armani và Donna Karan New York có thể bỏ qua những mẫu nhái thiết kế của họ với những cái tên như “George Armani” và “DKYN”, nhưng những công ty phần mềm thì khó có thể thành công ở một quốc gia nơi hoạt động xâm phạm bản quyền diễn ra phổ biến.
Kinh doanh ở Việt Nam còn gặp phải một số trở ngại khác. Các nhà đầu tư nước ngoài phàn nàn rằng, nhiều quy định ở đây thật phiền toái và rất khó có thể khẳng định chắc chắn nội dung của chúng. Một số lĩnh vực như viễn thông và Internet, những công ty 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép đặt chân vào, do đó các nhà đầu tư nước ngoài phải liên kết với các đối tác Việt Nam.
Việc xây dựng liên doanh là một cách để các doanh nghiệp Việt Nam có thể học được kinh nghiệm của các công ty nước ngoài. Trên thực tế, các đối tác Việt Nam chủ yếu giúp ích trong các mối quan hệ chính trị. Ngoài ra, các công ty nước ngoài vẫn phản đối những quy định cho phép phía Việt Nam có được quyền phủ quyết trong việc ra quyết định.
Trong khi một số những hạn chế như vậy đang giảm dần, nhiều quy định vẫn tồn tại. Paul Song cho biết, ông muốn xây dựng một tạp chí về bất động sản, nhưng xuất bản là một lĩnh vực khó vào ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông nói, động lực khuyến khích ông chính là sự lạc quan ở Việt Nam về cuộc sống sẽ mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn. Và rất có thể, sẽ có thêm nhiều nhà máy sản xuất chip và nhiều công ty sản xuất game 3D sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trong e.Town, một tòa nhà văn phòng dành cho các công ty công nghệ cao ở Tp.HCM, có rất nhiều lập trình viên đang lặng lẽ làm việc bên máy tính, xây dựng những tòa nhà ảo cho các game 3D. Họ là nhân viên đang làm việc cho công ty Glass Egg chuyên sản xuất game video.
Đứng đầu là hai người Mỹ, Glass Egg là công ty chuyên gia công cho những công ty game lớn như Electronic Arts và Sega. Theo Glass Egg, nếu giao hợp đồng thuê ngoài game 3D cho công ty này, các hãng game lớn có thể tiết kiệm tới 50% chi phí.
Các lập trình game mới vào nghề ở Glass Egg có thể kiếm được khoảng 3.000 USD/năm cộng với tiền thưởng. Đây là một mức lương khá cao ở Việt Nam, nhưng vẫn thấp hơn so với những kỹ sư mới vào nghề ở Hàn Quốc có thể kiếm được.
Tác giả của bài viết này lần đầu đến Việt Nam và hết sức ngạc nhiên vì chứng kiến hoạt động thiết kế game 3D ở một quốc gia mà thu nhập bình quân đầu người mới chỉ là 726 USD/người vào năm ngoái.
Bị tàn phá bởi chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi từ cuối những năm 1980 sau khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới. Tp.HCM của Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế của Đông Nam Á. Việt Nam đang thu hút những công ty lớn và cả những công ty mới thành lập của nước ngoài, trong đó không chỉ có những công ty sản xuất hàng dệt may muốn thuê nhân công giá rẻ, đến đầu tư.
Đông Nam Á vốn nổi tiếng với những ngành công nghiệp chỉ yêu cầu kỹ năng lao động ở mức thấp. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Hãng giày Nike, cùng với các nhà thầu của hãng này, là công ty tư nhân thu hút nhiều lao động nhất ở Việt Nam. Một nhân tố giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam là mức lương của các nhà máy dệt may ở Thái Lan đang tăng lên.
Tuy nhiên, việc Việt Nam đang tiến tới những ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao hơn là điều có thể dễ dàng nhận thấy. Intel đang xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 1 tỷ USD tại đây. Khiêm tốn hơn, có thể kể đến Phong và Hùng Nguyễn, hai anh em người Mỹ gốc Việt đến từ Newton, với dự án một nhà máy sản xuất thuốc ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có Paul Song, một người Mỹ gốc Hàn Quốc là chủ của 2 công ty dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm ở bang Washington, đã tới Việt Nam vào tháng 4 vừa qua để thành lập Mét Vuông, một website chuyên về lĩnh vực bất động sản.
Những hoạt động như vậy có thể trở thành một động lực phát triển cho Việt Nam. Theo Giám đốc điều hành Phil Tran của Glass Egg, ban đầu, Glass Egg gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp. Do đó, bên cạnh việc tiến hành chương trình đào tạo của riêng công ty, hiện công ty đang phối hợp với các trường đào tạo trong nước. Đây được coi là một tín hiệu tốt vì các doanh nghiệp thường phàn nàn rằng các cơ sở đào tạo ở Việt Nam chỉ dựa vào lý thuyết và thiếu những kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là làn sóng đầu tư này có thể kéo dài đến bao giờ? Bên cạnh vấn đề giá cả leo thang, một vấn đề mấu chốt là liệu môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh còn chưa hoàn thiện của Việt Nam có thể trở thành một cản trở lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước này.
Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO, các quy định bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn còn yếu kém. Đi trên đường phố Hà Nội, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều bộ trang phục nhái mẫu thiết kế của các nhà thiết kế danh tiếng. Có thể Giorgio Armani và Donna Karan New York có thể bỏ qua những mẫu nhái thiết kế của họ với những cái tên như “George Armani” và “DKYN”, nhưng những công ty phần mềm thì khó có thể thành công ở một quốc gia nơi hoạt động xâm phạm bản quyền diễn ra phổ biến.
Kinh doanh ở Việt Nam còn gặp phải một số trở ngại khác. Các nhà đầu tư nước ngoài phàn nàn rằng, nhiều quy định ở đây thật phiền toái và rất khó có thể khẳng định chắc chắn nội dung của chúng. Một số lĩnh vực như viễn thông và Internet, những công ty 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép đặt chân vào, do đó các nhà đầu tư nước ngoài phải liên kết với các đối tác Việt Nam.
Việc xây dựng liên doanh là một cách để các doanh nghiệp Việt Nam có thể học được kinh nghiệm của các công ty nước ngoài. Trên thực tế, các đối tác Việt Nam chủ yếu giúp ích trong các mối quan hệ chính trị. Ngoài ra, các công ty nước ngoài vẫn phản đối những quy định cho phép phía Việt Nam có được quyền phủ quyết trong việc ra quyết định.
Trong khi một số những hạn chế như vậy đang giảm dần, nhiều quy định vẫn tồn tại. Paul Song cho biết, ông muốn xây dựng một tạp chí về bất động sản, nhưng xuất bản là một lĩnh vực khó vào ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông nói, động lực khuyến khích ông chính là sự lạc quan ở Việt Nam về cuộc sống sẽ mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn. Và rất có thể, sẽ có thêm nhiều nhà máy sản xuất chip và nhiều công ty sản xuất game 3D sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian tới.