Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất
Tổng nợ công của Việt Nam ước khoảng 63,7% GDP vào cuối năm 2016, theo số liệu từ WB
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất, khi tăng khoảng 10% trong 5 năm qua. Số liệu trên được đưa ra trong phần chuyên đề hướng tới củng cố tài khoá chất lượng cao của báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, vừa công bố chiều 13/7.
Tác giả báo cáo cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ nhằm khôi phục kỷ cương ngân sách, và để làm được điều đó vào thời điểm này, cần phải có các biện pháp củng cố tình hình ngân sách chất lượng cao.
Nhấn mạnh từ báo cáo chuyên đề là bội chi ngân sách (tính cả nguồn ngoài ngân sách) ước tăng lên khoảng 6,5% GDP trong năm 2016 so với 6,2% năm 2015, dẫn đến tổng nợ công của Việt Nam ước khoảng 63,7% GDP vào cuối năm 2016, tăng gần 13 điểm phần trăm so với năm 2011, và đang tiến sát mức trần quy định là 65% GDP.
Theo phân tích của chuyên gia WB, cho dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng, nhưng nếu xu hướng gia tăng nợ công nói trên tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những mối lo về bền vững tài khoá.
Vẫn liên quan đến xu hướng nợ công và bền vững tài khoá, báo cáo cho rằng, dư địa ngân sách đang ngày càng mỏng, khiến nợ công có thể mất bền vững ngay cả khi có những cú sốc nhẹ. Nghĩa vụ nợ dự phòng - bao gồm những rủi ro tiềm ẩn từ các doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng - khi được hiện thực hoá, có thể làm cho Việt Nam thêm dễ tổn thương.
Với nợ công đang ở mức cao, Việt Nam còn ít dư địa để có thể vận dụng chính sách tài khoá nhằm đối phó với biến động chu kỳ. Theo chuyên gia WB, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải củng cố tình hình tài khoá và đẩy mạnh cải cách cơ cấu.
Một vấn đề khác cũng được nhấn mạnh tại báo cáo này, là tỷ lệ huy động thu trên GDP đang có xu hướng giảm dần, trong khi áp lực chi tiêu công cả về đầu tư và thường xuyên vẫn cao, và các chỉ số an toàn nợ đã gần sát các giới hạn an toàn theo luật định.
Báo cáo cho rằng, trong thời gian tới cần có một lộ trình củng cố tài khoá để đảm bảo sự bền vững tài khoá song không hoặc ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Khuyến nghị từ WB là cần tiếp tục cải cách chính sách thuế theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa, cân nhắc từng bước thu hẹp danh mục không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, chuyển các mặt hàng chịu thế 5% sang 10%, tiến tới áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng duy nhất.
Việt Nam còn được khuyến nghị từng bước tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng (như thuốc lá, rượu bia...), để không chỉ giúp huy động thu được cao hơn, mà còn hạn chế được những thói quen không lành mạnh.
Trong báo cáo cáo chuyên đề, WB cũng khuyến nghị Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cân nhắc một số nội dung trong quá trình sửa Luật Quản lý nợ cộng, trong đó có việc cần làm rõ sự khác biệt giữa chức năng chính sách tài khoá và chức năng quản lý nợ.
Nhấn mạnh từ báo cáo chuyên đề là bội chi ngân sách (tính cả nguồn ngoài ngân sách) ước tăng lên khoảng 6,5% GDP trong năm 2016 so với 6,2% năm 2015, dẫn đến tổng nợ công của Việt Nam ước khoảng 63,7% GDP vào cuối năm 2016, tăng gần 13 điểm phần trăm so với năm 2011, và đang tiến sát mức trần quy định là 65% GDP.
Theo phân tích của chuyên gia WB, cho dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng, nhưng nếu xu hướng gia tăng nợ công nói trên tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những mối lo về bền vững tài khoá.
Vẫn liên quan đến xu hướng nợ công và bền vững tài khoá, báo cáo cho rằng, dư địa ngân sách đang ngày càng mỏng, khiến nợ công có thể mất bền vững ngay cả khi có những cú sốc nhẹ. Nghĩa vụ nợ dự phòng - bao gồm những rủi ro tiềm ẩn từ các doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng - khi được hiện thực hoá, có thể làm cho Việt Nam thêm dễ tổn thương.
Với nợ công đang ở mức cao, Việt Nam còn ít dư địa để có thể vận dụng chính sách tài khoá nhằm đối phó với biến động chu kỳ. Theo chuyên gia WB, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải củng cố tình hình tài khoá và đẩy mạnh cải cách cơ cấu.
Một vấn đề khác cũng được nhấn mạnh tại báo cáo này, là tỷ lệ huy động thu trên GDP đang có xu hướng giảm dần, trong khi áp lực chi tiêu công cả về đầu tư và thường xuyên vẫn cao, và các chỉ số an toàn nợ đã gần sát các giới hạn an toàn theo luật định.
Báo cáo cho rằng, trong thời gian tới cần có một lộ trình củng cố tài khoá để đảm bảo sự bền vững tài khoá song không hoặc ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Khuyến nghị từ WB là cần tiếp tục cải cách chính sách thuế theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa, cân nhắc từng bước thu hẹp danh mục không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, chuyển các mặt hàng chịu thế 5% sang 10%, tiến tới áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng duy nhất.
Việt Nam còn được khuyến nghị từng bước tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng (như thuốc lá, rượu bia...), để không chỉ giúp huy động thu được cao hơn, mà còn hạn chế được những thói quen không lành mạnh.
Trong báo cáo cáo chuyên đề, WB cũng khuyến nghị Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cân nhắc một số nội dung trong quá trình sửa Luật Quản lý nợ cộng, trong đó có việc cần làm rõ sự khác biệt giữa chức năng chính sách tài khoá và chức năng quản lý nợ.