Chính phủ quyết “siết” thu chi ngân sách, quản chặt nợ công
Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị
Huy động vào ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 20 - 21% GDP; tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011 - 2015, trong đó thu nội địa chiếm khoảng 84 - 85%; thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu khoảng 14 - 16%; tỷ trọng thu ngân sách trung ương từ 60 - 65%.
Đây là một số mục tiêu đáng chú ý trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công, vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Cũng theo chương trình này, tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách Nhà nước, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 25 - 26%, chi thường xuyên dưới 64%, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.
Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP.
Chương trình nhấn mạnh việc rà soát danh mục các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay nợ công, kiên quyết cắt giảm các chương trình, dự án không đảm bảo hiệu quả, chưa thực sự cần thiết.
Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện Luật Đầu tư công, đổi mới căn bản thể chế quản lý đầu tư công, đặc biệt công tác lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án, cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác sử dụng.
Rà soát, đổi mới để khuyến khích hơn nữa đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế xã hội; có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường; hạn chế, loại bỏ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mà khu vực ngoài Nhà nước có thể đảm nhận.
Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý cơ bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay bảo đảm cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.
Đây là một số mục tiêu đáng chú ý trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công, vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Cũng theo chương trình này, tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách Nhà nước, chi đầu tư phát triển đạt khoảng 25 - 26%, chi thường xuyên dưới 64%, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.
Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP.
Chương trình nhấn mạnh việc rà soát danh mục các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay nợ công, kiên quyết cắt giảm các chương trình, dự án không đảm bảo hiệu quả, chưa thực sự cần thiết.
Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện Luật Đầu tư công, đổi mới căn bản thể chế quản lý đầu tư công, đặc biệt công tác lập dự án và đánh giá, thẩm định dự án, cơ chế đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội sau khi dự án đã đi vào khai thác sử dụng.
Rà soát, đổi mới để khuyến khích hơn nữa đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế xã hội; có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường; hạn chế, loại bỏ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mà khu vực ngoài Nhà nước có thể đảm nhận.
Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý cơ bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay bảo đảm cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.